Hổ trắng con khoe răng nanh non nớt cực yêu
Những chú hổ trắng con 2 tháng tuổi trông rất đáng yêu trong lần đầu xuất hiện trước khách tham quan ở CH Czech.
Hổ trắng con 2 tháng tuổi trông rất đáng yêu khi nhe răng nanh non nớt của nó trong vườn thú Liberec ở CH Czech. (Nguồn: Daily Mail)
Chú hổ con chào đời ngày 25/2 cùng với ba anh chị em khác của nó, nhưng chỉ có hai con sống sót. (Nguồn: Daily Mail)
Hổ mẹ tên Surya Bara nằm cạnh những đứa con vừa tròn hai tháng tuổi trong vườn thú Liberec ở CH Czech. (Nguồn: Daily Mail)
Video đang HOT
Những chú hổ con nép mình lên chân mẹ khi thấy nhiếp ảnh gia chụp ảnh chúng. (Nguồn: Daily Mail)
Khuôn mặt đáng yêu của cặp hổ con trắng cực hiếm. (Nguồn: Daily Mail)
Vườn thú Liberec bắt đầu nuôi hổ trắng từ năm 1994 và cho đến nay đã có vài cá thể loài hổ này chào đời tại đây. (Nguồn: Daily Mail)
(Nguồn: Daily Mail)
Trong khi hổ trắng được du khách quan tâm nhất tại các công viên động vật hoang dã, chỉ khoảng 200 cá thể loài vật này tồn tại trong tự nhiên.
Trước đó, hổ mẹ Surya Bara hạ sinh ba lần trong vườn thú Liberec vào năm 2011, 2012 và 2014 (Nguồn: Daily Mail)
Hà Vũ
Theo Kiến thức
Phúc lợi cho động vật
Sau thời gian tham vấn ý kiến công chúng, chính quyền tại ngôi làng du lịch nổi tiếng xinh đẹp trên đỉnh đồi Mijas Pueblo, tỉnh Malaga, Tây Ban Nha vừa đưa ra quy định cấm khách du lịch nặng hơn 80kg cưỡi lừa kể từ ngày 1-1-2020.
Bên cạnh việc bảo vệ các con vật khỏi những du khách nặng cân bằng quy định giới hạn trọng lượng, đạo luật mới sẽ giúp cải thiện các điều kiện phúc lợi cho lừa như: kiểm tra thú y thường xuyên, vệ sinh tại các điểm dừng và chuồng lừa.
Mijas Pueblo nổi tiếng với hình thức taxi lừa.Ảnh: SOLARPIX
Tòa thị chính công bố những thay đổi sau khi đạt được thỏa thuận với chủ sở hữu lừa, người lái xe lừa và các hiệp hội bảo vệ động vật địa phương. Mijas Pueblo là một trong những ngôi làng đẹp nhất khu vực Costa del Sol và là thủ đô của xe taxi lừa.
Du khách chỉ mất 20 phút di chuyển từ sân bay Malaga đến đây. Năm 2015, một đoạn video quay lại cảnh một nhân viên đang đánh đập con lừa kiệt sức, bắt nó đứng dậy làm việc tiếp, được phát tán và tạo ra sự phẫn nộ trong cộng đồng.
Sau đó, hội đồng địa phương tuyên bố mở cuộc điều tra về việc ngược đãi động vật gây sốc và người điều khiển xe lừa này đã bị sa thải. Trước đó, một người đàn ông nặng hơn 147kg bị buộc tội giết một con lừa vì ngồi trên nó trong lễ Thánh đản ở Lucena gần Cordoba, miền Nam Tây Ban Nha.
Tổ chức phúc lợi động vật Tây Ban Nha PACMA cũng lên tiếng phản đối taxi lừa. Họ cho rằng, các con vật bị thương và bệnh tật vì việc bị lạm dụng hàng ngày.
Các nhà vận động đã dành nhiều năm phản đối cách những con lừa bị đối xử như công cụ thu hút khách du lịch ở Mijas Pueblo. Veronica Sanchez, Giám đốc của El Refugio del Burrito, công ty con của Donkey Sanctuary (khu bảo tồn lừa) ở Anh, nói với báo chí địa phương: "Chúng tôi rất vui khi đạt được thỏa hiệp này, khái niệm phúc lợi động vật được kết hợp với các biện pháp cụ thể".
Không chỉ có Tây Ban Nha, một số thắng cảnh ở châu Âu cũng vào cuộc, như đảo Santorini của Hy Lạp đã cấm khách du lịch thừa cân cưỡi lừa. Các nhà vận động bảo vệ động vật hy vọng việc bắt lừa chở quá tải sẽ dừng lại hoàn toàn.
Xe ngựa kéo là hoạt động du lịch thu hút ở thủ đô Rome, Italy. Đối với nhiều du khách, xe ngựa kéo là cảnh tượng và âm thanh quen thuộc của thủ đô Italy. Hồi tháng 10 vừa qua, một con ngựa gục ngã khi đang kéo xe trên đường phố ở Rome, đã tạo nên nhiều chỉ trích.
Người phát ngôn của nhóm bảo vệ môi trường Alleanza Popolare Ecologista, cho biết: "Ngay cả khi chưa có bất kỳ khách du lịch nào bước vào, cỗ xe ngựa đã nặng 800kg, ngựa ở Rome bị buộc phải kéo những vật vô cùng nặng trên mặt đường trơn trượt và giữa dòng xe cộ ồn ào. Chúng tôi yêu cầu thị trưởng ngăn chặn việc khai thác động vật phi lý này". Một nhân chứng tên là Rinaldo Sidoli đã quay lại vụ việc và lan truyền trên phương tiện truyền thông xã hội. Sidoli nói rằng, đó là bằng chứng cho thấy thành phố "nên phê duyệt biện pháp như cấm xe ngựa".
PHƯƠNG AN
Theo sggp.org.vn
Rùng mình cảnh động vật hoang dã chết thảm vì hạn hán ở Zimbabwe Thống kê không chính thức, hiện có ít nhất 120 con voi và hàng ngàn động vật hoang dã khác đã chết vì đói khát. Tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn, thu hẹp môi trường sống của những động vật này từng giờ từng phút. Trong ảnh là một con voi chết vì quá khát và đói ở công viên quốc gia...