Hồ thủy điện Trị An xả lũ
Lượng nước sông Đồng Nai đổ về hồ Trị An lớn buộc nhà máy phải xả lũ, điều tiết mực nước để đảm bảo an toàn thân đập.
Sáng 12/10, Công ty thủy điện Trị An tiến hành xả lưu lượng qua đập tràn là 150 m3/s, tua bin phát điện là 800 m3/s, tổng cộng gần 1.000 m3/s nước sẽ đổ xuống hạ lưu. Chiều nay, nhà máy dự kiến tăng lượng xả qua đập tràn lên 300 m3/s khi lượng nước về hồ tăng lên 1.400-1.600 m3/s. Lượng nước xả có thể thay đổi trong thời gian tới để đảm bảo an toàn sản xuất nông nghiệp vùng hạ lưu sông Đồng Nai và vận hành nhà máy.
Hồ Trị An xả lũ sáng 12/10. Ảnh: Thái Hà
Theo Công ty thủy điện Trị An, nguyên nhân việc xả lũ do lượng mưa lớn ở khu vực thượng nguồn sông Đồng Nai (Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Bình Thuận…) thời gian qua khiến mực nước đổ về hồ rất lớn. Đến nay, lưu lượng nước đổ về hồ trung bình 1.050 m3/s, đạt 61,6 m (cao trình an toàn đập là 62 m). Dự báo lượng nước tăng trong những ngày tới.
Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Nai yêu cầu các huyện Vĩnh Cửu, Long Thành, Nhơn Trạch và TP Biên Hòa có phương án gia cố bờ bao, ao nuôi trồng thủy sản, vùng thấp trũng… để phòng tránh thiệt hại lũ có thể xảy ra.
Video đang HOT
Hồ thủy điện Trị An rộng 323 km2, được xem là hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam nằm trên lưu vực sông Đồng Nai. Ngoài mục đích sản xuất điện lưới quốc gia, công trình còn đảm bảo nước sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ… cho vùng hạ lưu hệ thống sông Đồng Nai.
Gỡ khó cho đấu giá đất
Đồng Nai đã đưa ra đấu giá hàng loạt khu đất công để lấy vốn đầu tư các công trình hạ tầng giao thông quan trọng. Các khu đất lớn đấu giá đều có quy hoạch dự án để doanh nghiệp (DN) mua được có thể triển khai. Tuy nhiên thực tế, việc quản lý đất đấu giá còn nhiều bất cập.
Khu vực đảo Ó - đảo Đồng Trường trên hồ Trị An sẽ được đưa ra đấu giá. Ảnh: H.GIANG
Tính từ năm 2019 đến nay, Đồng Nai đã đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất của gần 10 khu đất lớn và thu về hơn 6 ngàn tỷ đồng cho ngân sách nhà nước. Số tiền trên được tỉnh sử dụng vào đầu tư các công trình giao thông quan trọng của tỉnh và các địa phương, tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
* Những vướng mắc cần tháo gỡ
Hiện nay, có 3 vấn đề chính đang vướng mắc với các thửa đất lớn đưa ra đấu giá quyền sử dụng đất cần phải tháo gỡ sớm để tạo thuận lợi cho cả DN trúng đấu giá và đơn vị quản lý.
Vấn đề thứ nhất là để triển khai dự án căn cứ vào Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26-3-2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều trong Luật Đầu tư thì trước khi đấu giá quyền sử dụng đất cần thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Tuy nhiên đến nay, tỉnh chưa thống nhất được đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc lập chủ trương đầu tư. Điều này ảnh hưởng đến các DN sau khi đấu giá được khu đất muốn triển khai dự án ngay sẽ gặp khó khăn.
Điểm khó thứ hai là một số DN sau khi trúng đấu giá quyền sử dụng nhưng lại chậm trả tiền gây khó cho tỉnh trong việc thu hồi nợ. Bên cạnh đó, hiện chưa có quy định chi tiết về việc thu hồi dự án của DN đấu giá quyền sử dụng đất nhưng không triển khai theo tiến độ đã quy định.
Ông Lê Sĩ Lâm, Phó chánh văn phòng UBND tỉnh cho biết: "Một số khu đất sau khi đấu giá đang gặp khó trong việc cấp chủ trương đầu tư vì chưa có phân định rõ ràng là đơn vị nào chịu trách nhiệm chính trong lập hồ sơ. Do đó, tỉnh sẽ xem xét để phân công cho các sở, ngành, địa phương thực hiện để tạo thuận lợi cho DN trúng đấu giá đất triển khai các dự án".
Theo đề xuất của các sở, ngành, địa phương đối với các thửa đất sau khi đấu giá xong, DN mua được khu đất chậm trả tiền sẽ căn cứ vào quy định của ngành Thuế để xử lý. Phó giám đốc Sở TN-MT Nguyễn Ngọc Thường cho hay: "Những khu đất lớn khi đấu giá được Sở TN-MT giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh thực hiện. Thời gian qua, nhiều DN sau khi trúng đấu giá kéo dài thời gian không nộp số tiền còn lại, Sở chưa có biện pháp xử lý triệt để. Vì vậy, Sở TN-MT đã đề xuất UBND tỉnh giao cho ngành Thuế tìm phương án để giải quyết vấn đề này cho phù hợp".
Ông Thường còn cho biết thêm, dù trong phương án đấu giá quyền sử dụng đất nêu rõ, DN trúng đấu giá đất sau 2 năm không triển khai dự án sẽ được xem xét gia hạn thêm 2 năm nữa. Quá thời hạn trên DN không thực hiện dự án sẽ bị thu hồi đất. Tuy nhiên quá trình thực hiện lại vướng vì trong Luật Đầu tư, Luật Đất đai năm 2013 không quy định chi tiết trường hợp này.
* Tìm giải pháp tháo gỡ
Trong giai đoạn 2021-2025, Đồng Nai sẽ đưa ra đấu giá hàng trăm ha đất "vàng" để lựa chọn các nhà đầu tư có thực lực về tài chính, kinh nghiệm triển khai các dự án góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, khi nguồn vốn ngân sách nhà nước hạn hẹp, đấu giá đất là một trong những giải pháp để tỉnh có thêm vốn đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật quan trọng. Do đó, tỉnh sẽ ưu tiên tháo gỡ những vướng mắc liên quan đến những khu đất lớn đưa ra đấu giá để làm dự án.
Phó giám đốc Sở KH-ĐT Võ Hoàng Phương cho biết: "Sở KH-ĐT đã có văn bản tham mưu UBND tỉnh là căn cứ vào Luật Đầu tư phân công cụ thể cho các sở, ngành trong việc lập hồ sơ chấp thuận chủ trương đầu tư cho phù hợp. Theo đó, với các dự án đấu giá quyền sử dụng đất thuộc UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư sẽ giao cho Sở TN-MT chủ trì phối hợp với các đơn vị lập hồ sơ. Những dự án thuộc thẩm quyền Chính phủ, Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư thì Sở TN-MT hoàn thành thủ tục đấu giá đất sẽ do Sở KH-ĐT chủ trì lập hồ sơ".
Liên quan đến việc các DN trúng đấu giá đất chậm nộp tiền, Cục Thuế Đồng Nai đề xuất, tới đây trong các phương án đấu giá đất, tỉnh nên quy định rõ thời hạn nộp tiền và quá thời hạn sẽ tính lãi suất như các trường hợp chậm nộp thuế chuyển nhượng quyền sử đất không đấu giá. Đồng thời, UBND tỉnh có thể căn cứ vào các quy định của ngành Thuế để hủy kết quả đấu giá nếu quá thời gian không nộp đủ số tiền.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh Võ Tấn Đức, tỉnh đã lấy ý kiến các sở, ngành, địa phương về các vướng mắc liên quan đến các thửa đất công đưa ra đấu giá để tìm ra giải pháp quản lý chặt chẽ và tạo thuận lợi cho DN. Tới đây, UBND tỉnh sẽ ban hành các quy định cụ thể để các DN trúng đấu giá quyền sử đất tại Đồng Nai triển khai các dự án đúng lộ trình và phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính với khu đất mình đã đấu giá được. Trường hợp DN cố tình chây ì, kéo dài thời gian không nộp số tiền còn lại của khu đất trúng đấu giá thì sau 120 ngày, UBND tỉnh sẽ hủy kết quả đấu giá, thu hồi khu đất và DN sẽ mất tiền đặt cọc.
Phổ cập môn bơi cho học sinh: Bài toán khó của nhiều trường Tai nạn đuối nước vẫn tiếp tục là nỗi ám ảnh đối với xã hội khi mỗi năm tỉnh có từ 15-20 trẻ bị thiệt mạng thương tâm, trong đó có những vụ thiệt mạng từ 2-3 em cùng lúc, ngay trong một gia đình. Hố chứa nước tưới cà phê từng cướp đi sinh mạng của 3 học sinh ở ấp 4,...