Hồ Tây và bí ẩn về những vụ lốc xoáy ‘nuốt chửng’ người
Những vụ tai nạn thảm khốc do giông lốc gây ra trên Hồ Tây thường kèm với những câu chuyện và hiện tượng bí ẩn khó có thể lý giải. Có những tai nạn tới thời hiện đại vẫn chìm trong vòng bí mật.
Hiện tượng bí ẩn “ cuồng phong” bất thường trên Hồ Tây đã nhấn chìm không ít người đã được người dân ở đây chứng thực. Vụ đầu tiên được ghi nhận có thời gian cách ngày nay gần 2.000 năm, trong khi đó vụ tai nạn gần nhất được ghi nhận xảy ra vào những năm 1950 của thế kỷ trước.
Những câu chuyện ly kỳ
Hiện tượng lốc xoáy bất thường trên Hồ Tây là có thật, tuy ít khi xảy ra nhưng luôn đến bất ngờ và kỳ lạ. Từ xa xưa, hiện tượng này đã đi kèm với những câu chuyện kể dân gian và ngay trong bản thân danh xưng của Hồ Tây qua các thời kỳ cũng mang hàm nghĩa chỉ về hiện tượng “cuồng phong”, giông lốc này. Được biết, danh xưng của Hồ Tây như: Lãng Bạt, Dâm Đàm… thực chất muốn nhấn mạnh và liên quan đến hiện tượng tự nhiên bí hiểm này trên Hồ Tây. Cụ thể, tên gọi Lãng Bạt có nghĩa hồ đầy sóng lớn, hay tên gọi Dâm Đàm có nghĩa mặt hồ âm u, mờ ảo.
Thực tế ở Việt Nam đã có những trận giông mạnh, giông nguy hiểm xảy ra ở Hồ Tây. Sự kiện rõ nhất là năm 1955 có một đoàn văn công nước ngoài tham quan tại Hồ Tây đã bị cơn giông mạnh làm lật thuyền và có mấy người tử nạn. Có những câu chuyện ly kỳ hơn nữa được ghi lại cách đây tới 2000 năm. Cũng liên quan đến Hồ Tây, trong lịch sử Việt Nam còn nhắc đến nỗi hàm oan của Thái sư Lê Văn Thịnh hóa hổ cách đây gần 800 năm.
Tai nạn gây ra bởi hiện tượng bí ẩn này xảy ra gần nhất vào năm 1955.
Nhiều người yêu Hồ Tây lại cho rằng, lúc sóng lớn nổi lên, mặt hồ phủ một lớp sương dày, cũng là lúc Hồ Tây khoe vẻ huyền bí của mình. Tuy mang đến cho người ta cảm giác sợ hãi, nhưng nhiều người coi đó là thời điểm Hồ Tây mang đến vẻ đẹp cuốn hút hơn bao giờ hết.
Dấu hiệu
Theo khảo sát, Hồ Tây vốn là khúc cong của sông Hồng nên nước rất sâu, mặt hồ rộng, đặc biệt rất hay xảy ra giông lốc vào mùa nhất định trong năm. Vì thế người dân cần có kiến thức về khí hậu của khu vực Hà Nội để biết phòng tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra. Vì ở Hà Nội trong tháng 5, 6 và tháng 7 rất hay xảy ra giông lốc. Thời gian giông tố, lốc hay xảy ra là vào buổi chiều và buổi tối (16h-21h). Bản thân những ai đi trên du thuyền, chèo thuyền, bơi… đều phải chú ý quan sát. Nếu thấy có cơn giông từ phía Tây Nam, phía Tây ùn ùn kéo đến thì phải khẩn trương vào bờ để tránh những sự cố không mong muốn xảy ra.
Tuy ít xảy ra nhưng đây là một hiện tượng tự nhiên khá nguy hiểm.
Lý giải
Vào đầu mùa hè và cuối mùa xuân bao giờ cũng xảy ra hiện tượng này. Giông mạnh do không khí bất ổn định kết hợp với nắng nhiều. Nắng hun đốt mặt đệm tạo ra lớp không khí nóng bốc lên cao. Sau đó lại kết hợp với hình thế thời tiết có hội tụ của không khí, gây ra giông, lốc và những trận giông rất mạnh kèm theo những đợt mưa lớn cục bộ đầu mùa có thể có mưa đá, sấm sét, giông lốc.
Kinh nghiệm cho thấy, ở Hồ Tây, những cơn gió mạnh thường kéo từ phía Sơn Tây, Ba Vì, Hòa Bình kéo lên tạo thành giông. Và, những cơn giông này khá mạnh, nguy hiểm. Trước khi giông mạnh xảy ra có rất nhiều yếu tố, nhưng cần đặc biệt lưu ý là gió giật mạnh. Việc gây những cơn giông mạnh, tố lốc ở Hồ Tây rất hay xảy ra vào dịp mùa hè, đặc biệt vào tháng 5, tháng 6 và tháng 7.
Những trận “cuồng phong” trên Hồ Tây thực ra là những cơn giông mạnh của giai đoạn cuối mùa xuân đầu mùa hè ở Hà Nội gây ra. Ở những nơi càng thoáng thì gió càng mạnh kèm theo đó là hiện tượng giông, lốc mạnh. Diện tích mặt hồ cũng có tính chất đặc thù tạo ra độ ẩm không khí cao. Độ ẩm không khí cao gặp những đám mây giông đến sẽ tích tụ thêm và phát triển mạnh. Ngoài ra, mặt hồ lớn cũng tạo ra sóng ở phía đối diện, ngược lại với phía gió thổi đến và tạo sóng lan truyền.
Bí ẩn dưới rãnh sâu nhất Trái Đất: Nuốt chửng những 'cây cầu' dài hàng chục ki-lô-mét
Nổi tiếng là điểm sâu nhất trên bề mặt của hành tinh, rãnh Mariana nằm ở Thái Bình Dương vùng phía đông Nhật Bản và Philippines, với độ sâu khoảng 11 km dưới mực nước biển.
Để làm đậm thêm danh tiếng của rãnh Mariana, các nhà địa vật lý biển gần đây đã lập bản đồ toàn bộ các đặc điểm của đáy biển gần đó. Có ít nhất 4 "cây cầu" dưới nước trải dài qua độ sâu của rãnh, nơi mảng Thái Bình Dương chìm dưới mảng Philippines.
"Không phải ai cũng biết sự tồn tại của những cây cầu này. Đây là lần đầu tiên chúng ta lập bản đồ chi tiết về chúng.", James Gardner, nhà địa vật lý biển tại Đại học New Hampshire, người đã tìm thấy các cấu trúc nói.
Những cây cầu kỳ dị
Khi các mảng kiến tạo Thái Bình Dương và Philippines hội tụ, chúng mang theo các đường nối (những ngọn núi dưới đáy đại dương không chạm tới mặt nước) và các đặc điểm dưới nước khác với chúng về phía rãnh. Một số đường nối này cày vào các cấu trúc khác ở phía đối diện của rãnh.
Kết quả là một "cây cầu" dưới nước trải dài qua rãnh Mariana. Nhà địa vật lý Gardner và đồng nghiệp đã tìm thấy bốn cấu trúc như vậy, một số có độ cao 2.000 mét so với rãnh và dài 75 km.
Vị trí, độ sâu của rãnh Mariana so sánh với chiều cao đỉnh Everest (Ảnh: Pinterest)
Cây cầu lớn nhất với tên gọi Dutton Ridge, được lập bản đồ ở độ phân giải thấp vào những năm 1980, nhưng các nhà khoa học đã không nhận thấy bất kỳ cấu trúc tương tự nào khác trong khu vực đó.
Bởi vì đáy biển trong khu vực bị xáo trộn bởi các đường nối, nhiều trong số đó thuộc chuỗi Magellan Seamount, Gardner nghi ngờ ông có thể tìm thấy những cây cầu khác.
"Khi mảng Thái Bình Dương bị đẩy xuống bên dưới mảng Philippines, sẽ không hoàn toàn bất ngờ khi bạn tìm thấy những thứ này bắc qua rãnh và được bồi vào tường bên trong", nhà địa vật lý Gardner trao đổi với OurAmazedPlanet.
Sử dụng máy tạo tiếng vang đa tia (một công cụ sử dụng sóng siêu âm để đo địa hình đáy đại dương một cách chi tiết), Gardner và đồng nghiệp đã lập bản đồ một dải lớn của đáy đại dương bao quanh rãnh. Họ đã trình bày những phát hiện của họ tại cuộc họp của Hiệp hội Địa vật lý Mỹ tại San Francisco.
Những cây cầu sâu và lạnh lẽo
Những cây cầu có ý nghĩa gì đối với đáy đại dương và người cư ngụ của nó không rõ ràng, Gardner nói.
"Tôi mong đợi Dutton Ridge và những cây cầu khác sẽ có hệ động thực vật khác hơn so với sàn rãnh, bởi vì chúng cao hơn khoảng 2 km so với rãnh. Nhưng độ sâu cực đoan sẽ làm cho nó khó có thể giám sát sinh học hoặc dòng hải lưu trong khu vực", Gardner nói.
Trên thực tế, áp suất ở đáy rãnh Mariana là hơn tám tấn mỗi inch vuông và nhiệt độ nước lơ lửng ngay trên mức đóng băng, khiến nó trở thành môi trường đầy thách thức cho các nhà nghiên cứu và cả sinh vật biển. Số phận lâu dài của những cây cầu cũng chưa được biết.
Dutton Ridge, đã yên vị trên rãnh Mariana và dường như đang "bóp nghẹt" ranh giới mảng cho đến bây giờ. Ông Gardner cũng tìm thấy bằng chứng cho thấy rằng rãnh có thể đã nuốt chửng những cây cầu tương tự khác.
Liệu và khi nào Dutton Ridge và 3 cây cầu khác sẽ bị xóa sổ vẫn còn chưa rõ ràng. Và với tốc độ di chuyển của các mảng Thái Bình Dương và Philippines khoảng 2 cm mỗi năm, chúng ta sẽ rất khó để tìm ra nguyên nhân và diễn biến của tiến trình này.
Bí ẩn hòn đảo bị đồn giúp con người "xuyên không" Hòn đảo Tenerife của Tây Ban Nha là nơi xuất hiện những tin đồn ly kỳ và huyền bí. Trong số này có câu chuyện kể về hòn đảo là nơi giúp con người 'xuyên không'. Sau 20 năm mất tích, diện mạo người 'du hành thời gian' không có sự thay đổi. Hòn đảo Tenerife ở Tây Ban Nha được biết đến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mẹ vợ 40 tuổi ôm tiền bỏ trốn cùng con rể tương lai kém 20 tuổi

Ngắm chiếc đồng hồ "lạ" nhất thế giới có giá 85 tỷ đồng, ai sẽ mua?

Đang đào mương dẫn nước, "kho báu" 480 triệu năm tuổi bất ngờ lộ diện: Kì quan có 1-0-2 ở Trung Quốc

Những quả trứng kỳ lạ trong mộ cổ và tại sao không nên chạm vào chúng?

Học sinh 17 tuổi tìm ra 'hồn ma vũ trụ' lớn gấp đôi Ngân Hà

Nghe tiếng động lạ giữa đêm, chủ nhà soi đèn kiểm tra thì 'tái mặt'

Sa mạc Thar đang 'nở hoa': Bí ẩn về vùng đất khô cằn bất ngờ chuyển mình xanh mướt

Tưởng khăn quàng bị rơi, người phụ nữ "hoảng hồn" khi biết sự thật phía sau

Vào phòng tắm, nam sinh viên hốt hoảng phát hiện vật đen tua tủa, chuyên gia chỉ ra điểm đáng lo ngại

Nam bác sĩ trúng số độc đắc hơn 67 tỷ đồng sau bữa tối kỷ niệm ngày cưới

Mất điện, mất Internet vì 'siêu tập đoàn kiến' hàng triệu con

Loài 'xâm lấn' gây ám ảnh, ở châu Á lại là 'mỏ vàng'
Có thể bạn quan tâm

Chơi gì, ở đâu Đà Nẵng dịp lễ 30/4 1/5?
Du lịch
09:12:12 17/04/2025
Lý do máy bay quân sự Y-20 Trung Quốc bất ngờ xuất hiện tại Ai Cập khiến Mỹ lo ngại
Thế giới
09:11:09 17/04/2025
Choáng ngợp trước tiệc sinh nhật 18 tuổi của Công chúa châu Âu: Không khí cổ tích tràn ngập từ đầu đến chân
Netizen
09:03:22 17/04/2025
Đặng Văn Lâm làm lộ ảnh cam thường mặt mộc của Yến Xuân, vóc dáng thật sau sinh mới gây chú ý
Sao thể thao
08:54:41 17/04/2025
Lịch thi đấu LCP 2025 Mid Season mới nhất: Nóng bỏng đại chiến VCS ngay tuần mở màn
Mọt game
08:31:40 17/04/2025
"Minh tinh bi thảm nhất showbiz" hé lộ tình trạng gia đình Từ Hy Viên: Chồng và em gái ra sao sau 2 tháng mất mát?
Sao châu á
08:25:15 17/04/2025
Johnny Depp gây xôn xao với hình ảnh khác lạ
Hậu trường phim
08:19:27 17/04/2025
Sau "Nấu ăn cho em", PiaLinh thay đổi phong cách
Nhạc việt
08:17:37 17/04/2025
Chân tướng 'tú ông' và dàn nữ thư ký điều hành mạng lưới 300 gái mại dâm
Pháp luật
08:15:50 17/04/2025
Honor ra mắt smartphone giống iPhone với pin khủng 8.000 mAh
Đồ 2-tek
08:08:09 17/04/2025