Hồ Tây sẽ có 8 bến thuyền du lịch
UBND quận Tây Hồ đề nghị UBND TP giao UBND quận Tây Hồ đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực hồ Tây và phụ cận; quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch; quản lý việc nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Tây; quản lý môi trường nước.
Ban Thường vụ Quận ủy Tây Hồ vừa có buổi làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng TP Hà Nội, thống nhất đề xuất UBND TP giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây.
Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Lê Hoàng cho biết, Hồ Tây với diện tích 527,517ha, chu vi xung quanh hồ dài khoảng 18,9km. Hạ tầng kỹ thuật xung quanh Hồ Tây cơ bản được hoàn thiện đồng bộ từ taluy mái kè với đường dạo, hệ thống thoát nước, chiếu sáng, cây xanh.
Hệ thống thu gom rác thải xung quanh Hồ Tây đã được hoàn thành 2/3 giai đoạn, phần lớn nước thải đã được đưa về nhà máy xử lý nước thải hồ Tây để xử lý…
Từ tháng 9/2016 đến nay, công tác quản lý, khai thác Hồ Tây do 7 sở, ngành TP gồm: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Du lịch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND quận Tây Hồ quản lý đan xen theo các lĩnh vực chuyên ngành và quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế – xã hội trên địa bàn TP tại Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND ngày 19/9/2016, Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 6/9/2021 của UBND TP.
Video đang HOT
Do đó giai đoạn này việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ nhằm khai thác các giá trị, lợi thế của Hồ Tây gặp nhiều khó khăn và bất cập.
Quận Tây Hồ đề nghị được giao đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận.
Ngày 19/5 và ngày 25/5, các sở, ngành, TP tổ chức họp liên ngành xem xét nội dung đề xuất giao quận Tây Hồ quản lý và khai thác Hồ Tây. Liên ngành thống nhất, đề xuất UBND TP giao UBND quận Tây Hồ là đầu mối thống nhất quản lý, khai thác Hồ Tây ở các lĩnh vực như: Trật tự đô thị, quản lý mặt nước, quản lý hạ tầng kỹ thuật xung quanh và trên Hồ Tây; quản lý cấp phép các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và vui chơi giải trí, quản lý việc nuôi trồng, khai thác thủy sản trong nước…
Trên cơ sở đó, UBND quận Tây Hồ đề nghị UBND TP giao UBND quận Tây Hồ chủ trì quản lý, tổ chức thực hiện các nội dung: Quản lý mặt nước Hồ Tây bao gồm mái taluy kè hồ, lòng hồ, đảm bảo vệ sinh mặt nước; công tác chống lấn chiếm lòng hồ.
Về hạ tầng kỹ thuật, quản lý hệ thống chiếu sáng công cộng, quản lý và tổ chức giao thông tại 11 tuyến đường, phố xung quanh Hồ Tây, đầu tư quản lý đối với 8 bến thuyền và tuyến du lịch thủy theo Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6 được UBND TP phê duyệt); quản lý, tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch; quản lý việc nuôi trồng và khai thác thủy sản trên hồ Tây; quản lý môi trường nước…
Các lĩnh vực còn lại khu vực Hồ Tây do các Sở, ngành tiếp tục quản lý như mực nước hồ phục vụ tiêu thoát nước của lưu vực; quản lý hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom xử lý nước thải; an toàn giao thông, các cơ sở lưu trú…
Ảnh hưởng từ khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát trên đầm Thị Nại
Khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát đã bị nghiêm cấm trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tại Bình Định.
Tuy nhiên, gần đây, tình trạng này diễn ra rầm rộ trên đầm Thị Nại, huyện Tuy Phước, làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Một máy bơm hút cát dùng để khai thác phễnh trên đầm Thị Nại (Tuy Phước, Bình Định).
Tại khu vực đầm Thị Nại, phóng viên chứng kiến gần 30 chiếc thuyền lắp công cụ khai thác là máy bơm hút cát có công suất khoảng 20 CV. Các máy bơm được nối với hệ thống ống hút, đầu ống gắn với thiết bị cày xới di chuyển, sục tung nền đáy để hút hết hỗn hợp nước, bùn, cát và các loại thủy sản đang sinh sống, ẩn nấp ở lớp dưới bề mặt đáy như nghêu, sò, ốc, hến, vẹm... Ống thoát nước sau đó được đưa qua lưới lọc để thu lại các loài thủy sản.
Theo ông N.X.N, một người dân tại xã Phước Thuận, đánh bắt thủy sản bằng phương pháp trên gây xáo trộn nền đáy và phá hủy thảm thực vật đầm Thị Nại; gây xáo trộn nguồn nước, phá hủy môi trường sống của các loài sinh vật khác. Việc bơm hút tạo ra những đụn cát lớn và những hầm hố trên đầm, dẫn đến việc thay đổi dòng chảy, thuyền bè đi lại thường hay bị mắc cạn.
Người dân địa phương lo lắng phương pháp khai thác thủy sản này có thể tạo nên những hố sâu, gây tai nạn đáng tiếc khi lội bộ qua sông. Bên cạnh đó, việc khai thác với số lượng nhiều máy bơm hút cát tại cùng một khu vực còn khiến cho mặt nước dậy sóng bất thường, gây khó khăn cho các phương tiện tàu thuyền qua lại.
Hiện đang là mùa sinh sôi, phát triển của loài phễnh (một loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ) nên việc khai thác bằng máy bơm hút cát trên đầm Thị Nại càng diễn ra rầm rộ. Mỗi ngày có từ 20-30 thuyền khai thác tại khu vực đầm Thị Nại thuộc địa phận các thôn Diêm Vân, Quảng Vân và Bình Thái (xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước). Một người dân địa phương cho biết, trước đây, việc khai thác phễnh chủ yếu theo phương pháp thủ công đơn giản với các vật dụng như vá đào, rổ hoặc giỏ xách, sản lượng không nhiều. Từ năm 2011, người dân chuyển sang khai thác bằng máy bơm hút cát.
Nhiều thuyền đánh cá khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát tại đầm Thị Nại (Tuy Phước, Bình Định).
Theo thống kê từ Chi cục Thủy sản Bình Định, đầu năm 2011, số hộ hành nghề khai thác phễnh nói riêng và các loài thủy sản nói chung bằng máy bơm hút cát có khoảng 14 hộ, khởi phát đầu tiên ở thôn Diêm Vân (xã Phước Thuận). Đến nay, tại xã Phước Thuận, trên 100 hộ dân hành nghề bằng phương pháp này và lan ra cả xã Phước Sơn.
Theo ông Nguyễn Công Bình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định, việc đánh bắt thủy sản bằng xung điện xiết máy và hút phễnh bằng máy bơm hút cát đều bị nghiêm cấm trong hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản. Những hoạt động khai thác này đã tồn tại từ lâu. Chi cục Thủy sản liên tục phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng vận động, tuyên truyền người dân về tác hại của việc khai thác thủy sản không đúng quy định, đồng thời tiến hành xử lý nhiều trường hợp vi phạm.
Trong thời gian tới, Chi cục Thủy sản Bình Định tiếp tục phối hợp với UBND huyện Tuy Phước và xã Phước Thuận tuần tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm liên quan đến việc đánh bắt thủy sản bất hợp pháp, trong đó có hoạt động khai thác thủy sản bằng máy bơm hút cát gây ô nhiễm môi trường hệ sinh thái đầm Thị Nại.
Kiên Giang rà soát lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá Theo Chi cục Thủy sản Kiên Giang, tỉnh hiện còn 295 tàu cá không khả năng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình và thuộc diện xoá đăng ký, loại trừ như: phương tiện nằm bờ ngừng hoạt động, hư hỏng, chìm, cháy, nước ngoài bắt giữ, ngân hàng quản lý... Tàu đánh bắt hải sản trên vùng biển Phú Quốc, tỉnh...