Hồ Tam Hiệp cắt đỉnh lũ, trung hạ du Trường Giang tiếp tục căng thẳng
Lưu lượng đổ vào hồ chứa thủy điện Tam Hiệp đã giảm từ mức 61.000 m3/giây xuống còn 46.000 m3/giây. Lũ ở trung hạ du sông Trường Giang và lưu vực Hoài Hà tiếp tục căng thẳng.
Tân Hoa xã đưa tin lũ số 2 trên sông Trường Giang đã “bình ổn đi qua” đập Tam Hiệp lúc 20h ngày 19/7, khi lưu lượng đổ vào hồ chứa giảm xuống còn 46.000 m3/giây, từ mức cao nhất 61.000 m3/giây.
Do ảnh hưởng của mưa lớn ở thượng nguồn, lũ số 2 trên sông Trường Giang hình thành lúc 10h ngày 17/7 khi lưu lượng đổ vào hồ chứa Tam Hiệp đạt 50.000 m3/giây. Đến 8h ngày 18/7, lưu lượng đổ vào hồ chứa đạt đỉnh 61.000 m3/giây và duy trì mức này trong 18 tiếng, đến ngày 19 mới bắt đầu giảm.
Hồ chứa Tam Hiệp mở 7 cửa xả lũ hôm 19/7. Ảnh: Tân Hoa xã.
Với khả năng chịu đựng mực nước dâng lên đến 175 m, hồ chứa của công trình thủy điện lớn nhất thế giới này đã chứng kiến mực nước tăng lên đến 164,18 m lúc 20h ngày 19/7. Mực nước này cao hơn mức 163,11 m, kỷ lục từng được ghi nhận trong các trận lũ từ khi hồ chứa hoàn thành năm 2006.
Bộ Thủy lợi cho biết bộ đã chỉ đạo Tập đoàn Tam Hiệp Trung Quốc, đơn vị vận hành thủy điện, tăng lưu lượng xả ra của hồ chứa từ 33.000 m3/giây lên 37.000 m3/giây. Tuy nhiên, theo bản tin của Tân Hoa Xã hôm 20/7, lưu lượng xả ra đang được duy trì ở mức 40.000 m3/giây, để tăng khả năng tiếp nhận lượng nước tiếp tục đổ vào trong những ngày tới.
Video đang HOT
Do hồ chứa Tam Hiệp xả lũ, mực nước các chi lưu thuộc trung hạ du sông Trường Giang đã tăng lên. Ủy ban Thủy lợi Trường Giang tiếp tục phát đi cảnh báo màu cam, mức cao thứ hai, cho lũ ở trung hạ du sông Trường Giang, hồ Động Đình, hồ Bà Dương, sông Thủy Dương. Ủy ban cũng nâng cấp cảnh báo lên màu cam cho lưc vực sông Hoài, một nhánh lớn của sông Trường Giang ở hạ du.
Theo dự báo thời tiết, lưu vực sông Trường Giang vẫn tiếp tục có mưa nhưng vành đai gây mưa chính sẽ dịch chuyển dần lên phía bắc, tương ứng với giai đoạn “thất hạ bát thượng”, tức “cuối tháng 7 đầu tháng 8″, của thời tiết tại Trung Quốc.
Theo đó, trong giai đoạn được tính từ 16/7 đến 15/8 này, lượng mưa tại Trung Quốc được phân bổ theo hướng “Bắc nhiều Nam ít”. Do đó, áp lực phòng chống lũ sẽ tăng dần ở miền Bắc, bao gồm lưu vực các sông Tùng Hoa, Liêu Hà, Hải Hà, Hoài Hà, trung hạ du sông Hoàng Hà.
Dù vậy, báo động lũ tại các khu vực dọc theo sông Trường Giang vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao. Theo dự báo, lưu vực bốn nhánh sông chính của Trường Giang, bao gồm Gia Lăng, Mân Giang, Đà Giang và Hán Giang – sẽ có mưa lớn kéo dài từ 21 đến 23/7.
Chuyên gia lý giải đập Tam Hiệp xả lũ và sự ảnh hưởng đến Việt Nam
Mưa lũ ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp tuy không ảnh hưởng đến Việt Nam nhưng đã phản ánh thực trạng xu thế thời tiết biến đổi cực đoan và dị thường.
Tình hình mưa lũ ở Trung Quốc đang diễn biến phức tạp, kéo dài gần 1 tháng và gây hậu quả nặng nề, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng dự báo Khí hậu (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia) cho biết, đợt mưa này xảy ra do tác động của một dải mây tên là Front Mei-yu.
Theo nghiên cứu của các nhà khí tượng thế giới và Việt Nam, dải mây này chủ yếu gây mưa cho khu vực phía đông và phía nam Trung Quốc, Nhật Bản; không ảnh hưởng đến Việt Nam.
Tuy nhiên, dù mưa lũ ở Trung Quốc không ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam nhưng đã phản ánh thực trạng xu thế thời tiết biến đổi cực đoan và dị thường.
Hồ chứa đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất thế giới. Ảnh: THX
Thời gian qua, trên một số phương tiện truyền thông và nhiều người lo ngại việc đập thủy điện Tam Hiệp trên sông Dương Tử xả lũ có khả năng ảnh hưởng đến Việt Nam. Tuy nhiên, ông Hưởng cho biết sông Dương Tử chảy ra khu vực biển giáp với Nhật Bản, cách rất xa Việt Nam.
Do đó, người dân không cần lo ngại việc đập Tam Hiệp xả lũ có ảnh hưởng đến nước ta hay không.
Ông Hưởng giải thích thêm, do độ ẩm trong bầu khí quyển luôn cân bằng nên nếu mưa lớn ở nơi này thì nơi khác sẽ nóng. Trong tháng 6 vừa qua, nếu như Trung Quốc mưa rất nhiều thì miền Bắc ở Việt Nam lại rất nóng. Do đó, mưa lớn cực đoan đang xảy ra tại Trung Quốc không tác động đến tình hình mưa lũ ở Việt Nam.
11-13 cơn bão xuất hiện trên Biển Đông, đề phòng lũ chồng lũ
Nhận định thêm về tình hình thời tiết, ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết những ngày đầu tháng 7 do tác động của rãnh áp thấp Tây Bắc Đông Nam các tỉnh Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào trên diện rộng.
Từ giữa tháng 7 nắng nóng có khả năng quay lại ảnh hưởng đến Bắc Bộ và Trung Bộ nhưng cường độ sẽ không quá gay gắt và kéo dài như tháng 6. Khoảng cuối tháng 7 sẽ có những đợt mưa rào và dông xuất hiện sẽ làm giảm nắng nóng.
Còn Tây Nguyên và Nam Bộ trong mùa mưa nên trong tháng 7 sẽ có nhiều ngày mưa dông trên diện rộng, thời gian tập trung vào chiều tối, khả năng sẽ xuất hiện có hiện tượng cực đoan như lốc xoáy, ngập úng cục bộ ở Cần Thơ, TP.HCM và Bình Dương.
Bão được dự báo vào muộn, dồn dập vào Trung Bộ, Nam Bộ
Về tình hình bão và áp thấp, ông Hưởng cho biết theo nhận định mùa bão năm nay đến muộn, dù Biển Đông đã đón bão số 1, nhưng ít có khả năng bão hình thành trong tháng 7. Tuy nhiên, có thể xuất hiện các vùng nhiễu động gây mưa dông, gió giật trên biển; ít khả năng xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới nên bà con ngư dân cần chú ý.
Từ tháng 8 trở đi, xu hướng, tần suất bão và áp thấp nhiệt đới tăng lên. "Chúng tôi nhận định bão xuất hiện dồn dập vào cuối năm, nhất là từ tháng 9 đến nửa đầu tháng 12", ông Hưởng nói.
Khu vực từ Trung Bộ xuống phía nam được dự báo là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Khoảng 11-13 cơn bão có khả năng hình thành trên Biển Đông trong giai đoạn tháng 8 đến tháng 12, trong đó có 5-6 cơn tác động trực tiếp đến đất liền nước ta.
"Chúng tôi lo ngại trong các tháng cuối năm, mưa lũ xuất hiện dồn dập ở Trung Bộ và các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, những cơn bão có khả năng ảnh hưởng liên tục đến các tỉnh Trung Bộ và Nam Bộ, gây hiện tượng lũ chồng lũ khi các đợt mưa lớn nối tiếp nhau", Trưởng phòng dự báo Khí hậu bày tỏ.
Bão đến muộn nhưng số lượng vẫn ngang với trung bình nhiều năm. Chính vì thế, mùa bão sẽ dồn dập giai đoạn cuối và có nhiều hiện tượng thiên tai vào giai đoạn cuối năm nay.
Trận lũ lớn nhất năm ập tới đập Tam Hiệp, lưu lượng dòng chảy vào hồ chứa vượt quá dự kiến Lưu lượng dòng chảy thực tế vào hồ chứa đập Tam Hiệp đã cao hơn nhiều so mới mức dự đoán 55.000 m3/giây trước đó. Hãng thông tấn Tân Hoa Xã (Trung Quốc) ngày 18/7 đưa tin, do ảnh hưởng bởi lượng mưa lớn, vào ngày 17/7, trận lũ thứ 2 năm 2020 đã hình thành ở thượng nguồn sông Trường Giang, lưu...