Hồ Tà Pạ – “Thiên đường sống ảo” miền Tây
Vùng đất An Giang núi rộng, sông dài, cảnh trí mỹ miều, tráng lệ nên được nhiều ‘phượt thủ’ tìm đến. Trong đó phải kể đến Hồ Tà Pạ (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), như một thiên đường sống ảo ở miền Tây.
Hồ Tà Pạ còn được ví như “ Tuyệt tình cốc” của miền Tây. Nơi đây trời xanh nước lặng, sơn thủy hữu tình, khí hậu mát mẻ nên lúc nào cũng đông đúc giới trẻ đến tham quan, chụp hình.
Hồ này nổi tiếng vì nằm trên đỉnh đồi Tà Pạ, nước trong xanh có thể nhìn xuống tận đáy. Xung quanh hồ được bao bọc bởi những ngọn núi tạo nên một không gian lãng mạn, hữu tình.
Là một hồ nhân tạo, Tà Pạ được ví như tuyệt tình cốc của vùng núi Thất Sơn
Tà Pạ không phải hồ tự nhiên mà là một hồ nhân tạo. Được hình thành từ quá trình khai thác đá, ít ai biết rằng sự vô tình của bàn tay con người đã tạo tác nên một điểm đến hấp dẫn với phong cảnh lãng mạn, hoang sơ, thanh bình, cuốn lòng du khách. Hồ Tà Pạ chính là sự kết hợp hài hòa đến diễm lệ của quá trình nhân tạo của con người và tạo tác của thiên nhiên.
Nơi đây luôn thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là giới trẻ
Video đang HOT
Giữa những bộn bề cuộc sống, Tà Pạ chính là điểm đến lý tưởng để con người tìm lại những phút giây thư giãn thoải mái với cảnh non xanh nước biếc và không khí làng quê yên bình, tĩnh lặng. Ai đã từng có tuổi thơ sinh sống ở miền quê Việt Nam thì khung cảnh Tà Pạ sẽ là bức tranh phản chiếu, giúp con người gợi nhớ lại những hồi ức yên bình đã sống.
Khi lên đến đỉnh đồi, du khách sẽ cảm thấy bất ngờ với khung cảnh đẹp đến nao lòng, tựa như “bồng lai tiên cảnh”. Chỉ cần chệch hướng nhìn một góc nhỏ sang trái hoặc sang phải lại là một bức tranh khác. Tà Pà không phải là một “bức tranh thủy mặc” mà là bộ sưu tập những bức tranh thủy mặc sơn thủy hữu tình.
Điểm thú vị tạo nên sức cuốn hút và mê hoặc của hồ Tà Pạ là màu nước thay đổi liên tục và tùy chỗ nước sâu hay cạn mà có màu sắc khác nhau, đá nằm dưới hồ cũng một phần tô điểm và làm đa dạng thêm cho màu nước. Chỗ sâu thì có màu xanh thẫm, chỗ cạn có màu xanh nhạt, chỗ thì có màu đen, chỗ thì màu cam, khi thì thay đổi theo sắc mây trời, tạo ra cảm giác mới lạ liên tục cho du khách.
Nơi đây thật đặc biệt, được ví là thắng cảnh đẹp mọi lúc mọi nơi, đẹp không góc chết
Có lẽ, chưa có chỗ nào đặc biệt như đồi Tà Pạ. Từ một góc nhìn, có thể khám phá những mảng màu khác nhau. Nơi đây được ví là thiên đường sống ảo, đẹp mọi lúc mọi nơi, “đẹp không góc chết”.
Nhiều nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cũng đến đây để tìm cảm hứng sáng tác những bức ảnh nghệ thuật đẹp mắt. Các cặp đôi còn chọn nơi đây làm nơi lưu giữ những kỷ niệm trọng đại nhất của cuộc đời mình. Những bộ ảnh cưới, những bộ hình ngoại cảnh tại nơi đây càng tôn thêm vẻ đẹp “hớp hồn” của hồ Tạ Pạ.
Đền thờ "người đàn bà chửa hoang" trên núi Độc
Đền Bà Đế thuộc phường Ngọc Hải (nay là phường Hải Sơn), quận Đồ Sơn - Hải Phòng. ền tựa chân vào núi, xung quanh là biển khơi. Phong cảnh sơn thủy hữu tình tạo nên một kỳ quan thiên nhiên độc đáo.
Đền Bà Đế, điểm du lịch tâm linh tại Đồ Sơn. Ảnh: T.G
Tương truyền, ngôi đền gắn với sự tích về nỗi oan khiên của người con gái nhà nghèo Đào Thị Hương có tiếng hát và hương sắc tuyệt vời.
Lời nguyền "oán" tình nhân
Đến khu du lịch Đồ Sơn, du khách không thể không ghé qua Đền Bà Đế. Ngôi đền có cảnh quan thiên nhiên độc đáo giữa muôn trùng sóng biển. Qua nhiều lần tôn tạo, sửa chữa, trên khuôn viên hàng nghìn m2, Đền Bà Đế vẹn nguyên cấu trúc giản dị, thanh thoát và trang nhã. Du khách đến đây sẽ tận hưởng không gian thoáng đãng, trong lành, mát mẻ từ biển khơi mang vào, khiến tâm hồn thêm thư thái, khoáng đạt. Đặc biệt, đến nơi này, du khách hiểu thêm về sự tích ngôi đền gắn với nỗi oan khiên của người con gái tên Đào Thị Hương.
Tương truyền vào năm 1718, ở phía Đông Nam vùng Ngọc ồ Sơn có đôi vợ chồng họ ào lấy nhau hai mươi năm không có con. Hai vợ chồng tu thân, tích đức, cầu xin trời phật cho một mụn con. Trời phật động lòng, chứng giám, rồi báo mộng cho người vợ mang thai. Tròn ngày, tròn tháng, đứa bé ra đời và được đặt tên là ào Thị Hương. Từ khi sinh ra, người đứa trẻ tỏa hương thơm ngát, phát ánh hào quang và đi đến đâu có làn mây che đến đó. Càng lớn, người con gái ấy càng xinh đẹp, lộng lẫy.
ào Thị Hương khéo tay, siêng năng mọi việc. Hàng ngày, nàng đi chăn trâu, cắt cỏ, tay làm, miệng hát, tiếng hát ngân vang cả núi rừng. Tương truyền, tiếng hát của nàng làm chim ngừng hót, sóng ngừng vỗ, đất trời lặng đi để lắng nghe.
Thủ hương Lưu Quế Hoa đã góp nhặt những đồng tiền công đức của du khách để rồi mỗi năm một ít, bà cùng con cháu xây thành chắn sóng. Đến hôm nay, sau hơn 20 năm góp nhặt dựng xây, Đền Bà Đế trở thành một quần thể chắc chắn, phía trước có bức thành đá chắn sóng biển, phía sau là dãy núi Độc chở che, tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình tuyệt đẹp bên bờ biển Đông. Hằng năm, vào dịp lễ hội, du khách cả nước về đây để chiêm bái, cầu phúc - lộc - tài.
Sử sách Hải Phòng còn ghi chép lại,vào năm 1736, chúa Trịnh Giang về kinh lý ồ Sơn. Chúa cùng đoàn người dạo thắng cảnh bằng thuyền rồng bên núi ộc. Xúc động trước tiếng hát mượt mà, chúa truyền cho quân lính đi tìm người hát. Khi gặp được người con gái với vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành, Chúa yêu mến, quyến luyến không rời. Trước khi trở về kinh thành có hẹn ngày về đón nàng.
Không lâu sau, nàng Hương mang thai, trong lòng lo sợ, ngày đêm trông ngóng thuyền hoa của Chúa. Do hủ tục hà khắc lúc bấy giờ, nhà nghèo không có tiền nộp phạt, nàng bị hàng tổng coi là "người đàn bà chửa hoang" và đem ra khu núi ộc rồi dìm xuống biển.
Trước khi chết, người con gái ấy ngửa mặt lên trời khóc than rằng: "Phận gái thân cô, gặp Chúa yêu thương tôi đâu dám chống, nhìn mẹ cha, hàng xóm tôi đâu dám quên. Xin trời phật chứng giám cho lòng con. Khi con bị dìm xuống nước, nếu có oan ức, trời phật cho nổi lên ba lần". Quả nhiên, nàng Hương nổi lên ba lần, mọi người ai nấy đều kinh sợ. Nhưng ở lần cuối, những người thừa hành đã dùng đá nặng buộc vào người nàng trước khi dìm.
Dân làng cho rằng do bị chết oan nên nàng Hương rất thiêng, quở phạt những người và dòng họ đã giết mình đến khi khúc dây thừng trói lúc trước mục nát hết mới tha. Dân làng liền lập đền thờ ngay bên chân núi Độc. Trong đền, người ta để vào đó chiếc cối đá và đoạn dây thừng. Chúa Trịnh Giang, sau khi biết tin, phong cho ào Thị Hương là "Đông nhạc Bà Đế". Chiếc dây thừng đó, hằng năm người Đồ Sơn nhuộm lại cho bền chắc, khỏi mục ải. Người dân Đồ Sơn lấy ba ngày 24, 25, 26 tháng 2 hằng năm làm ngày cúng giỗ bà Đế.
Giá trị nhân văn ẩn trong tích truyện
Theo TS Đoàn Trường Sơn, Chủ tịch Hội Sử học Hải Phòng, trong sách sử địa phương có lưu lại sự tích về Đền Bà Đế. Theo đó, trên vùng đất Ngọc Hải (phường Hải Sơn ngày nay), Đồ Hải xưa, thuộc quận Đồ Sơn có nhiều địa danh gắn với truyền thuyết đầy tính nhân văn. Phía Đông và phía Bắc phường Ngọc Hải là bờ biển. Điểm nối phân chia giữa hai phía bờ biển là ngọn núi Độc - ngọn núi thứ 10 tách ra từ dãy 9 ngọn núi trên đất liền của Đồ Sơn. Người Đồ Sơn từ lâu đã truyền câu ca:"Chín con theo mẹ ròng ròng/ Còn một con út ra lòng bất nhân".
Đó là người xưa đã khéo dùng hình sông thế núi để lồng vào lý tưởng răn dạy con cháu về đạo lý làm người phải biết đoàn kết gắn bó. Cho rằng ngọn núi Độc tách ra đứng một mình như là đứa con bất nhân, bất hiếu thì oan cho ngọn núi cũng như nỗi oan khiên của người con gái nhà nghèo Đào Thị Hương có tiếng hát và hương sắc tuyệt vời.
Trước đây, Đền Bà Đế khá nhỏ nằm trên bãi biển dưới chân núi Độc. Ngôi đền ngày một xuống cấp, năm 1988, bà Lưu Quế Hoa ở phường Ngọc Hải cùng con cháu phát tâm công đức và quyên góp xây dựng lại ngôi đền to đẹp hơn. Từ khi được xây dựng lại, khách thập phương đến thăm quan và thắp hương cầu an ngày càng đông.
Vì sao An Giang khiến du khách phải lòng? An Giang là một trong những điểm du lịch hút khách ở miền Tây với vẻ đẹp bình dị, công trình kiến trúc độc đáo. An Giang bình yên Mảnh đất Tây Nam Bộ luôn được các tín đồ mê xê dịch đánh dấu "pin" ưu tiên trên bản đồ du lịch. Có biết bao địa danh miền Tây khiến người ta nhớ...