“Hồ sơ khởi kiện Trung Quốc được chuẩn bị từ lâu”
“Về mặt pháp lý, hồ sơ đã được chuẩn bị từ lâu, nhưng thực hiện nó thế nào phải cân nhắc kỹ càng. Trong lúc này lãnh đạo đang cân nhắc lựa chọn, thời điểm hoặc giải pháp thật sự cần thiết”, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên nói.
Mở đầu phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều nay 29/5, Bộ Trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, trước tình hình sục sôi nhất trong tháng 5 vừa qua là việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam, chúng ta đã bày tỏ lòng yêu nước của mình trên mọi lĩnh vực.
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên
Về phía Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tại kỳ họp lần thứ 9, đã nghe, thảo luận, bày tỏ về vấn đề này. Ngay bài phát biểu bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói rất rõ: Tình hình biển Đông đang phức tạp, tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải đoàn kết một lòng, cả nước một lòng, tỉnh táo, sáng suốt, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, đồng thời cố gắng giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển để xây dựng phát triển đất nước.
Tại kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định một lần nữa đối với tình hình và Quốc hội cũng đã phát đi thông điệp về vấn đề đó.
Chủ tịch nước cũng đã đến tận điểm nóng để xem, nghe, chỉ đạo, chia sẻ, bày tỏ quan điểm rất rõ ràng lập trường xuyên suốt dưới sự chỉ đạo của Đảng.
Còn hoạt động của Chính phủ những ngày, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cho biết, Thủ tướng đã có phát biểu khi đi công tác nước ngoài, còn trong nước liên tục chỉ đạo bằng nhiều kênh, nhiều biện pháp và chỉ đạo mọi lúc mọi nơi.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên tại phiên họp Chính phủ lần này, Chính phủ đã nghe, thảo luận, thống nhất, kết luận tiếp tục kiên trì đấu tranh bằng biện pháp hòa bình, đồng thời chúng ta kiên nhẫn thực hiện mọi hành động chân thành để giữ tình hình hữu nghị chung giữa 2 nước.
Trước câu hỏi của phóng viên về biện pháp đấu tranh pháp lý với Trung Quốc đã được chuẩn bị thế nào? Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên nói: “Về mặt pháp lý, có thể nói hồ sơ đã được chuẩn bị từ lâu. Nhưng để thực hiện nó như thế nào, vào lúc nào thì phải cân nhắc hết sức kỹ càng”.
Video đang HOT
Người đứng đầu Văn phòng Chính phủ cho biết, khi khởi kiện ra Tòa án Pháp lý hay Trọng tài Quốc tế ngoài hồ sơ pháp lý còn có những khía cạnh khác. Do vậy, trong lúc này lãnh đạo đang cân nhắc, tính toán, lựa chọn, thời điểm hoặc giải pháp thật sự cần thiết. Còn hiện nay, đang tính toán và cân nhắc chưa thể trả lời được lúc nào và khi nào.
Tại buổi họp báo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên cũng chia sẻ thông điệp của Thủ tướng khi đi công tác nước ngoài: “Không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ lấy thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.Theo Bộ trưởng Nên, bất kỳ người dân Việt Nam nào, khi tình huống có chiến tranh thì đều thể hiện lòng yêu nước chứ không chỉ riêng người lãnh đạo.
Bộ trưởng Nên cũng cho biết, chúng ta tiếp tục kêu gọi buộc Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam. Việc này ngày càng phải làm mạnh hơn, kiên quyết hơn. Bộ trưởng cũng lưu ý trong quá trình thực hiện mục tiêu đó không để cho kẻ xấu kích động, tạo sơ hở khi đấu tranh.
Tại buổi họp báo, Trung tướng Hoàng Kông Tư – Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cho biết, hiện nay đã xử lý 526 người trộm cắp tài sản và đã tự nộp lại cho các doanh nghiệp ở Bình Dương, Đồng Nai. Ở Hà Tĩnh đã khởi tố hình sự 32 đối tượng với tội danh cướp tài sản, chống người thi hành công vụ (46 công an bị thương).
Quang Phong
Theo Dantri
Chủ nhiệm VPCP: VN chưa đặt cọc để đăng cai ASIAD
Người phát ngôn của Chính phủ nói rằng, Việt Nam chưa đặt cọc đồng nào để được đăng cai ASIAD 18.
Trong buổi họp báo thường kỳ tháng 3/2014 do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều 1/4, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên đã nhận được nhiều câu hỏi của PV xung quanh chuyện có nên trả lại việc đăng cai Đại hội thể thao châu Á (ASIAD 18).
- Xin Bộ trưởng cho biết quy trình để một cơ quan của Chính phủ đăng cai sự kiện thể thao, văn hóa? Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL báo cáo về phương án đăng cai, tổ chức ASIAD. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã có phiên giải trình trước UBTVQH cách đây 2 tuần mà đáng lẽ phải có báo cáo Chính phủ trước. Liệu hai báo cáo này có nội dung gì khác nhau hay không?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: ASIAD 18 là sự kiện thể thao lớn của châu Á, không chỉ mang ý nghĩa thể thao mà còn mang nhiều ý nghĩa khác. Các nước đăng cai có thể do được phân công hoặc bản thân quốc gia đó thấy có nhu cầu cần tạo một sự kiện để nâng cao hình ảnh đất nước, thu hút du lịch, đầu tư để tạo điểm nhấn, qua đó phát triển các mặt khác.
Từ năm 2010, Bộ VH-TT&DL đã nắm thông tin, báo cáo với Thường trực Chính phủ để bàn bạc thống nhất chủ trương bắt đầu chuẩn bị việc đăng cai tổ chức ASIAD 18. Sau khi được sự đồng ý về chủ trương, Bộ VH-TT&DL phối hợp các ngành, địa phương rà soát lại các công việc cần và đủ để tổ chức ASIAD 18. Trước đó, chúng ta đã tổ chức các sự kiện lớn nhưng chưa tầm cỡ bằng ASIAD. Sau đó, Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đồng ý để Việt Nam đăng cai.
Giai đoạn hai chúng ta bắt đầu chuẩn bị. Nhiệm vụ của Bộ VH-TT&DL là cùng các bộ, ngành có liên quan, cùng Hà Nội và các địa phương lân cận khảo sát lại xem khả năng chúng ta có làm được không. Lúc đó, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nắm kỹ, lắng nghe các ý kiến, sau đó báo cáo Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rồi mới quyết định có đăng cai chính thức hay không. Về quy trình là như vậy.
Trong quá trình làm, Bộ VH-TT&DL nhận được yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo hoạt động thường xuyên, trong đó có việc chuẩn bị ASIAD. Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL đã báo cáo.
Những ngày qua, chúng ta nghe rất nhiều ý kiến của nhân dân, các chuyên gia, những người tâm huyết, có trách nhiệm với đất nước... băn khoăn và đưa ra những hình ảnh minh họa về việc nên hay không nên đăng cai ASIAD. Trong đó, vai trò báo chí cực kỳ quan trọng. Có những bài báo sắc sảo, công phu để góp ý Chính phủ trước khi quyết định.
Trong phiên họp sáng nay, Thủ tướng có giao nhiệm vụ cho Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL tuần sau báo cáo để Thủ tướng nghe và quyết định. Chúng ta tin tưởng rằng, từ những thông tin, luận cứ, góp ý... chắc chắn Thủ tướng sẽ có kết luận, quyết định có tình, có lý trên cơ sở lắng nghe từ nhiều phía.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Nguyễn Văn Nên
Thưa Bộ trưởng, có ý kiến từ các chuyên gia cho rằng, để được chọn đăng cai, chúng ta đã phải đặt cọc một khoản tiền không nhỏ. Vậy ngân sách đã chi bao nhiêu cho việc này? Nếu rút lui, chúng ta sẽ phải nộp phạt phải không?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Tôi được biết, đến thời điểm này, Việt Nam chưa đặt cọc đồng nào, chỉ vận động, người ta xét duyệt, lựa chọn... Có điều quan trọng là mình đăng ký số tiền bỏ ra là 150 triệu USD. Thời điểm đó là năm 2010, dự định tổ chức năm 2019, có thể lúc đó tính sau 9 năm, đất nước sẽ phát triển, nhưng tình hình khó khăn.
Có người nói chúng ta "đang ở thế tiến thoái lưỡng nan". Nhưng theo tôi hiểu, không có gì ràng buộc lớn. Tiền lệ đã có 2 nước trả lại quyền đăng cai vì lý do khách quan. "Tất nhiên quy định trả lại có điều kiện, nhưng nếu chúng ta đủ lý lẽ không đảm bảo điều kiện tổ chức thì vẫn có thể trả lại. Tôi chưa hỏi, nhưng chưa nghe có chế tài nào xử phạt khi trả lại.
- Thưa Bộ trưởng, có nhiều ý kiến của các chuyên gia ngay cả trong lĩnh vực thể thao cho rằng, Bộ VH-TT&DL tính toán có thể tận dụng 80% cơ sở vật chất thể thao, nhưng rất nhiều cơ sở được làm từ Seagame 22, tức là đã lâu. Bên cạnh đó, mức độ thi đấu của Seagame 22 so với ASIAD là rất thấp. Nếu tổng đầu tư không thể nằm ở con số như Bộ VH-TT&DL dự báo, Chính phủ có lắng nghe những ý kiến này không và Chính phủ có quyết dừng tổ chức không?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Bây giờ thì chưa quyết nên chưa nói đến việc dừng hay không. Chúng tôi đã tổng hợp hầu như tất cả ý kiến và có báo cáo đầy đủ.
Nhưng chúng ta không nên trách ngành thể dục - thể thao cố gắng ra sức bảo vệ quan điểm, vì đấy là trách nhiệm của họ. Nếu để tuột sự kiện này thì sẽ không có cơ hội tổ chức sự kiện lớn, không chỉ phục vụ cho ngành thể dục - thể thao mà còn cho đất nước.
Về lý lẽ, hiện nay, cơ sở chúng ta đã làm cho những kỳ Seagame và những kỳ thể thao trước đó có thể sử dụng lại được, chỉ cần tu bổ lại. Đó là điều tra báo cáo với con số 80% cơ sở vật chất sử dụng được. Thứ hai, nếu không tổ chức ASIAD thì cũng phải bỏ một số kinh phí nhất định để bảo trì, tu bổ, bảo quản những công trình này. Những lý lẽ đó của những người đang bảo vệ việc tổ chức ASIAD cũng rất thuyết phục.
Tất nhiên, khi Thủ tướng Chính phủ làm việc thì sẽ nghe kỹ và phải có báo cáo từ Bộ VH-TT&DL, từ các cơ quan chức năng cũng như địa phương, đơn vị thẩm định. Ý kiến của bạn rất hay, tôi sẽ ghi nhận để xem xét. Tới đây khi Thủ tướng làm việc, sẽ đặt vấn đề này ra để ngành VH-TT&DL có trách nhiệm trả lời.
- Thưa ông, khi chúng ta đang bàn đến việc tổ chức Đại hội thể thao có thể tốn ít nhất 150 triệu USD thì người dân Hà Nội đang chịu cảnh "khát nước" vì sự cố vỡ đường ống. Đây là lần thứ 5 đường ống nước sông Đà bị vỡ. Tôi không có ý so sánh, nhưng nêu hình ảnh này ra để thấy rằng chúng ta còn nhiều công trình xã hội bức thiết chưa giải quyết xong. Vậy việc chi hàng nghìn tỷ cho đại hội thể thao trong hoàn cảnh hiện nay có hợp lý không?
Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên: Tôi không nói rằng ủng hộ đăng cai, nhưng ý nghĩa của đại hội thể thao còn liên quan đến các vấn đề khác như: hình ảnh quốc gia, trình độ tổ chức, thu hút đầu tư, du lịch... không chỉ là bỏ tiền để chơi.
Đúng là chưa có nơi nào tổ chức đại hội thể thao có lãi, chưa kể có những công trình chỉ phục vụ cho kỳ đại hội. Tuy nhiên, không thể chỉ mang tiền ra để nói một cách đầy đủ. Tất nhiên, trong lúc đất nước ta nghèo, bỏ ra một đồng bạc cũng phải tính toán kỹ.
Vấn đề bây giờ, đưa ra phương án nào tối ưu, đưa ra tính toán, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Khampha
Tân Chủ nhiệm VP Chính phủ: Tôi là người hành động! Tân Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên quan niệm việc tiếp quản chiếc "ghế nóng" giống như một cuộc chạy tiếp sức, mang ý nghĩa một sứ mệnh hơn là một chức vụ. Ông cho rằng, cuộc đời như sân cỏ mà chính khách là cầu thủ... Thủ tục hành chính - lĩnh vực cần cải cách mạnh mẽ. Ảnh:...