Hồ nước có tên gọi dài nhất thế giới
Sự phức tạp về tên gọi của hồ cũng khiến cho chính quyền địa phương không thể đánh vần được. Thậm chí, nhiều biển báo chỉ đường tới Hồ Chargoggagoggmanchauggagoggchaubunagungamaugg cũng viết sai chính tả.
Dòng chữ “Chargoggagoggmanchauggagoggchaubunagungamaugg” gồm 45 chữ cái là tên gọi của một hồ nước tọa lạc ở thị trấn Webster, tiểu bang Massachusetts, miền Đông Bắc nước Mỹ. Để dễ dàng hơn trong việc đánh vần, nhiều người đã rút ngắn dòng chữ bằng tên gọi “ Hồ Chaubunagungamaug“, trong khi đó một số khác lại thích gọi bằng cái tên ngắn gọn hơn “ Hồ Webster” theo tên của thị trấn Webster.
Với 45 chữ cái, tên gọi của hồ nước này được xem là tên riêng dài nhất ở Mỹ và là một trong những tên riêng dài nhất trên thế giới. Sự phức tạp về tên gọi của hồ cũng khiến cho chính quyền địa phương không thể đánh vần được. Thậm chí, nhiều biển báo chỉ đường tới Hồ Chargoggagoggmanchauggagoggchaubunagungamaugg cũng viết sai chính tả.
Hồ được biết đến từ rất sớm với nhiều tên gọi khác nhau nhưChabanaguncamogue,Chaubanagogum, hayChaubunagungamaug.Những nhà nghiên cứu lịch sử thừa nhận rằng; tất cả những tên trên đều mang một ý nghĩa chung “Nơi câu cá giáp biên”. Về tổng thể, hồ nước được chia ra 3 phần bởi những con kênh nhỏ, đây là địa điểm nổi tiếng và nơi tập trung của người da đỏ Nipmuc cùng với bạn bè của họ.
Tên gọi hiện tại của hồ có nguồn gốc từ những người thực dân Anh đến khu vực này vào thế kỷ XVIII. Ở thời điểm đó, một người đàn ông tên là Samuel Slater bắt đầu cho vận hành một nhà máy gần ngôi làng Manchaug. Những người da đỏ cũng bắt đầu gọi hồ nước này bằng cái tên “Chargoggaggoggmanchoggagogg”, tên gọi này đại khái có nghĩa là “ Người Anh tại Manchaug“.
Video đang HOT
Đến năm 1831, cả thị trấn Dudley và Oxford sát nhập vào khu vực hồ, và được đánh dấu trên bản đồ bằng cái tên “ Chargoggagoggmanchoggagogg“, trong khi đó một cuộc khảo sát về hồ được tiến hành năm 1830 chỉ ra tên gọi khác là “ Chaubunagungamaugg” – một tên gọi cổ.
Thời gian sau đó, người ta đã quyết định thêm vào trước dòng chữ gốc “Chaubunagungamaug” một cụm từ khác của người da đỏ là”Chargoggagoggmanchoggagogg” tạo thành cái tên mới”Chargoggagoggmanchauggagogg chaubunagungamaugg”, tổng thể tên gọi này có nghĩa là “Người Anh tại Manchaug ở nơi câu cá giáp biên“.
Sau này, biên tập viên Laurence J. Daly của tờ The Webster Times một lần nữa gọi hồ với cái tên khá hài hước “Bạn câu cá bên bạn, tôi câu cá bên tôi, chẳng có ai câu cá giữa hồ”.
Hồ được hình thành do sự tan chảy của các dòng sông băng trong thời kỳ băng hà, đồng thời hồ được bổ sung nước từ các mạch suối nước ngầm. Do đó, đến với khu vực hồ là một cách tuyệt vời để du khách hòa mình cùng với thiên nhiên đất trời. Có một lối mòn dành cho người đi bộ nằm trong khu vực cũng là nơi thuận lợi để du khách phóng tầm mắt ra xa ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên.
Ngoài ra các khu đầm lầy quanh mép hồ cũng là nơi du khách rất thích thú, đó là một nơi lý tưởng để chiêm ngưỡng các loại động vật hoang dã. Các hoạt động phổ biến ở hồ như chèo thuyền, bơi lội…cũng là những trò tiêu khiển mà du khách rất quan tâm.
Theo Datviet
Công viên cứ đến mùa hè lại biến thành hồ nước
Suốt mùa đông, lòng hồ chỉ 1 - 2m nhưng vào hè mực nước dâng cao tới 12m bao trùm cả công viên quanh đó.
Hồ Grner See hay còn gọi là Hồ Xanh, nằm ngay dưới chân dãy núi phủ tuyết Hochschwab, gần thị trấn Tragoss của Áo. Đây là địa điểm ưa thích của những người đi dạo.
Hồ Xanh vào giữa tháng 6
Khi mùa xuân tới, nhiệt độ bắt đầu tăng, lượng băng và tuyết trên đỉnh núi bắt đầu tan chảy và theo sườn núi, trút xuống lòng hồ.
Hồ Xanh mùa thu, đông (trái), mùa hè (phải)
Hồ dần dần được tăng thêm lượng nước và bao trùm toàn bộ khu vực xung quanh bao gồm cả công viên.
Đến mùa hè, lượng nước trong hồ đạt mức kỷ lục với độ sâu khoảng 12m, cũng vì thế hồ Grner See đẹp nhất vào tháng 6.
Hồ Grner See có được màu xanh đặc trưng nhờ lớp cỏ, cây và lá bên dưới đáy, cùng với nước băng hoàn toàn trong suốt tan chảy từ tuyết.
Mùa hè, con đường này chỉ để... ngắm từ trên cao
Nhiệt độ của hồ khá lạnh, khoảng 4 - 8 độ C, và lúc này, nó lại trở thành địa điểm thu hút đối với các thợ lặn.
Lớp cỏ và hoa vẫn còn nguyên vẹn, và nở rộ ngay cả khi dưới nước. Khách tham quan còn có thể nhìn thấy được cả ghế, cầu và những con đường đi bộ.
Hồ Xanh trở về nguyên dạng vào mùa đông
Sang tháng 7, hồ bắt đầu rút nước, đến mùa đông, hồ lại trở về trạng thái ban đầu là một công viên dễ chịu, trong lành.
Theo VNE
Nhà máy thủy điện hình trái tim Thủy điện Taum Sauk đặt cách Mississippi (Mỹ) 80km được cho là hồ nước có một không hai trên thế giới. Được xây dựng trên đỉnh núi St Francois vùng Ozarks Missouri, nhà máy thủy điện Taum Sauk có chức năng như một cục pin khổng lồ dự trữ năng lượng dư thừa phòng khi cần đến. Vào thời kỳ nhu cầu điện...