Hồ Ngọc Hà gợi cảm, khoe vũ đạo nóng bỏng trên sân khấu
Giọng ca “Cô đơn giữa cuộc tình” mê hoặc khán giả bằng những bước nhảy điêu luyện trong đêm đăng quang Tuyệt đỉnh tranh tài.
Tối 27/6, Hồ Ngọc Hà làm khách mời biểu diễn trong đêm đăng quang Tuyệt đỉnh tranh tài. Đây là lần xuất hiện hiếm hoi của người đẹp trên sóng truyền hình trực tiếp sau những ồn ào đời tư.
Cô chọn ca khúc Chơi vơi do Phương Uyên sáng tác trình diễn trong đêm. Để phù hợp với tiêu chí chương trình, Chơi vơi được nhạc sĩ Huy Tuấn phối lại theo thể loại dance giúp người đẹp phô diễn thế mạnh vũ đạo. Những cú xoay người trên không của nữ ca sĩ thu hút khán giả ở trường quay.
Dàn vũ công nam hỗ trợ Hà Hồ trong những tư thế đẹp mắt. Vẻ ngoài quyến rũ của giọng ca Em đi tìm anh khiến nhiều người ngây ngất.
Người đẹp thả hồn vào ca khúc mang tính tự sự. Gạt bỏ ồn ào từ dư luận, Hồ Ngọc Hà tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh sau sóng gió. Tiết mục của cô thỏa mãn về phần nhìn lẫn phần nghe.
Video đang HOT
Dừng chân sớm ở cuộc thi trong sự nuối tiếc của giám khảo và khán giả, Thảo Trang trở lại biểu diễn ca khúc Fancy từng giúp cô tỏa sáng trước đó. Giọng ca Xấu lạ luôn chứng tỏ đẳng cấp của cô nhờ quái – độc – chất.
Gu âm nhạc mang đậm phong cách Âu Mỹ của Thảo Trang khá kén người nghe nhưng lại xây dựng cho cô cá tính không trộn lẫn với ai.
Thái Trinh mang đến ca khúc Uptown Funk từng gây sốt trước đó. Với phong cách độc đáo và chất nhạc sôi động, nữ ca sĩ khiến bộ ba giám khảo đứng dậy cổ vũ.
Thủy Top trở lại đêm đăng quang với ca khúc Là em. Sau những trải nghiệm trên sân khấu cuộc thi, người đẹp định hình phong cách âm nhạc cá tính. Phương Uyên cho rằng cô có đủ tố chất để trở thành một ca sĩ giải trí.
Tiết mục của Huỳnh Minh Thủy luôn được đầu tư công phu và hoành tráng. Cô cũng rất thông minh trong việc chọn bài hát phù hợp với chất giọng.
Bộ tứ Tuấn Khanh – Hà My – Thanh Tâm – Đinh Mạnh Ninh làm khán giả phấn khích khi hòa giọng trong ca khúc Hoa hồng đêm. Sự thoải mái và phóng khoáng của họ khiến người nghe cảm thấy đã tai.
Theo Zing
Hai bông hồng thép của Bangladesh
Đất nước Hồi giáo ở Nam Á cứ chập chờn, bất ổn chính trị suốt 4 thập niên qua và nay đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng chính trị leo thang với việc chính phủ của bà Sheikh Hasina mạnh tay với các phiên tòa xét xử những tội phạm chiến tranh từ năm 1971. Sự thù địch giữa hai nữ chính trị gia nổi tiếng nhất cùng với sự chia rẽ giữa hai đảng lớn nhất do họ lãnh đạo đã khiến Bangladesh rơi vào thế chơi vơi, tác động đến đà tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Sheikh Hasina
Người phụ nữ dòng dõi
Sheikh Hasina sinh ra đã mang trong mình dòng máu chính trị bởi cha bà - Sheikh Mujib Rahman được xem là người sáng lập và là tổng thống đầu tiên của Bangladesh thời độc lập (1971-1972). Cuộc đời của người đứng đầu hiện nay của đảng Bangladesh Awami League (BAL) là một chuỗi đan xen những sự kiện lúc đỉnh cao lúc vực sâu khiến người ngoài khó tin một phụ nữ châu Á đội khăn choàng đầu có thể chống chọi được cho đến ngày hôm nay. Việc người cha ra khỏi chốn tù ngục ởPakistan và trở thành lãnh tụ của đất nước khiến cô con gái lớn của gia đình Sheikh Hasina bất đắc dĩ được trao danh hiệu người thừa kế.
Tuy nhiên, tương lai của Sheikh Hasina gần như sụp đổ khi cha và 3 người em trai bị giết chết trong cuộc đảo chính năm 1975. Sự may mắn dành riêng cho bà (cùng người em gái) là bởi họ đang ở Đức thời điểm đó và may mắn ấy theo bà suốt con đường chính trị gập ghềnh. Đó là mẫu số chung dành cho những gia tộc chính trị theo kiểu cha truyền con nối ở Nam Á gồm gia đình Bhutto ở Pakistan, Nehru-Gandhi ở Ấn Độ và Bandaranaike ở Pakistan.
Nữ thủ lĩnh sinh viên của Trường đại học Dhaka phải đi lưu đày ở Mỹ (nơi ghi dấu sự trở lại đến 2 lần nữa trong đời của bà sau những thất bại chính trị) đến năm 1981 mới quay về để huy động lực lượng chống lại chính phủ quân đội của tướng Hossain Mohammad Ershad, và hậu quả là trải qua gần hết thập niên này ra vào nhà tù hoặc bị giam lỏng tại nhà.
Khaleda Zia
Đối thủ truyền kiếp
Người ta thường so sánh Sheikh Hasina và Khaleda Zia như hai mặt của một đồng xu. Một người tin rằng đất nước và con người Bangladesh là "tài sản của cha mình" còn người kia khẳng định chồng mình mới là người anh hùng thời độc lập đích thực của đất nước này. Đây dường như là điểm khác biệt duy nhất và còn lại là rất nhiều sự tương đồng giữa hai con người luôn né mặt nhau (với lần gặp gần đây nhất là năm 2009 Zia đến gặp Hasina khi chồng bà qua đời). Theo thời gian, sự đối đầu của họ càng căng thẳng, nhất là vào đầu năm nay khi Hasina, trong cương vị thủ tướng, quá bộ đến thăm Zia khi có tin con trai của bà mất vì đột quỵ tại Malaysia, nhưng phải quay về. Bên Khaleda Zia đưa ra lý do bác sĩ cho bà Zia thuốc an thần còn bên Hasina ngay sau khoảnh khắc 5 phút chờ trước cổng rồi bị từ chối ấy đã lập tức lên án, gọi đây là hành động độc ác.
Điểm khởi đầu giống nhau của họ là năm 1981 khi Sheikh Hasina về nước và khi chồng của Khaleda Zia là đương kim Tổng thống Ziaur Rahman bị ám sát trong cuộc đảo chính quân sự. Cả hai người phụ nữ này cùng với đảng của họ sau đó đều cùng chí hướng là đấu tranh chống sự áp đặt của tình trạng thiết quân luật để khôi phục lại nền dân chủ. Một người lãnh đạo đảng BAL do cha mình sáng lập còn người kia tiếp quản chiếc ghế cao nhất của đảng Bangladesh Nationalist Party (BNP) cho chồng mình lập ra.
Nếu nói về nhiệm kỳ thủ tướng thì Khaleda Zia cũng trải qua 3 nhiệm kỳ (1991, 1996, 2001 - 2006) và Sheikh Hasina cũng không thua kém khi tiếp tục ghế thủ tướng nhiệm kỳ 3 vào đầu năm 2014 sau hai nhiệm kỳ trước (1996 - 2001, 2009 - 2014). Nhưng cột mốc cuộc tổng tuyển cử tự do đầu tiên năm 1991 của Bangladesh lại đánh dấu sự thành công của Khaleda Zia khi bà trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử đất nước này và người phụ nữ Hồi giáo thứ 2 (sau Benazir Bhutto của Pakistan) đứng đầu một chính phủ dân chủ trên cương vị thủ tướng. Bù đắp lại cho một Sheikh Hasina thất bại năm 1991 là danh hiệu thủ tướng đầu tiên hoàn tất nhiệm kỳ 5 năm vào năm 2001.
Chiếc ghế thủ tướng Bangladesh chỉ có 2 chủ nhân là 2 người phụ nữ này thay phiên nhau suốt từ năm 1991 đến nay trừ thời gian sau năm 2004 khi tình trạng khẩn cấp được ban ra để cấm tiệt tất cả các hoạt động chính trị và ông Fakhruddin Ahmed lên làm thủ tướng lâm thời trong khi chính phủ chịu sự kiểm soát của quân đội. Một điểm chung nữa của hai nữ chính trị gia này: cứ hễ đảng của ai thắng trong cuộc bầu cử thì đảng của người còn lại sẽ tìm cách tẩy chay với lý do chung: gian lận và đều dùng bạo lực như cách giải quyết duy nhất. Còn trong thời gian này, Sheikh Hasina và Khaleda Zia lại rơi vào tình trạng chung: bị cáo buộc hối lộ và gian lận. Chính phủ lâm thời làm mọi cách để ngăn không cho Sheikh Hasina quay về nước từ Mỹ trong khi lại tìm mọi cách hất Khaleda ra khỏi đất nước.
Sự trở về của Sheikh Hasina lần này đã khác. Cuộc bầu cử năm 2008 gọi tên bà lần thứ 2 và rồi lần thứ 3 vào đầu năm 2014. Các nhà quan sát chính trị hy vọng khẩu hiệu tranh cử "Digital Bangladesh đến năm 2021" của bà sẽ phát huy để vực dậy bộ mặt chính trị xã hội cũng như nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đình công, biểu tình, đấu súng vốn lấy đi hơn nhiều sinh mạng từ đầu năm đến nay. Và người ta hy vọng lời kêu gọi đối thoại giữa Sheikh Hasina và Khaleda Zia từ Tổng thư ký Liên Hiệp QuốcBan Ki-moon đầu năm nay sẽ được lắng nghe.
Nguyệt Hàn
Theo Wall Street Journal, PlaidAvenger, Neurope
Đã yêu, đã cưới, sao chồng lại hững hờ? "Chồng em có yêu em không chị?". Trân hỏi tôi câu này rất nhiều lần trong luc tro chuyện. Trân là hàng xóm của tôi. Em lấy chồng năm trước, từ hỏi tới cưới chi có ba mươi ngày. Đam cươi rất vui vì cô dâu chú rể đều làm công nhân, bè bạn hai bên đông nườm nượp. Nhưng sau khi sinh...