Hộ nghèo ở Thái Bình được tài trợ xây nhà
Vừa qua, Báo VietNamNet phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình tổ chức trao kinh phí hỗ trợ xây nhà cho 2 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, hai hộ gia đình được tỉnh Thái Bình lựa chọn hỗ trợ đều có hoàn cảnh khó khăn, nhà cửa xuống cấp khiến cuộc sống gặp nhiều vấn đề bất cập.
Trong hai hộ, cụ Vũ Thị Niềng (sinh năm 1929, ở thôn Quang Trung, xã Đông Xuân, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) đã lớn tuổi, sức yếu, sống một mình trong căn nhà xập xệ, ẩm thấp, cũ mốc. Chồng cụ mất nhiều năm nay, các con nghèo khổ, bệnh tật nên việc giúp mẹ có một mái nhà vững chắc hơn là điều khó thực hiện.
Báo VietNamNet cùng cán bộ địa phương trao tiền xây nhà cho 2 hộ ở Thái Bình
Hộ còn lại là gia đình chị Trần Thị Dung (sinh năm 1971, ở thôn Đình Phùng, xã Vũ Đông, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình). Cán bộ địa phương chia sẻ, chị Dung sống cùng con gái. Trước đây, chị làm công nhân nhưng do sức khỏe suy giảm, đến nay không thể làm được gì. Căn nhà đang ở là dựng nhờ trên đất anh trai, đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng chị không có khả năng sửa lại. Mỗi mùa mưa bão đến, mẹ con chị phải đi ở nhờ bởi ngôi nhà có thể sập bất cứ lúc nào.
Video đang HOT
Trước những hoàn cảnh đó, Báo VietNamNet đã kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ xây nhà cho hộ cụ Niềng và chị Dung, trị giá 70 triệu đồng/căn.
Đoàn đến thăm các hộ gia đình
Tại buổi làm việc, ông Vũ Văn Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ Tịch UBND xã Đông Xuân đã gửi lời cảm ơn đến Báo VietNamNet và đơn vị tài trợ. Hai căn nhà được trao cho hộ nghèo của địa phương thực sự là món quà rất có ý nghĩa, giúp hai gia đình có nơi ăn, chốn ở và vươn lên trong cuộc sống.
Thay mặt Báo VietNamNet và nhà tài trợ, ông Nguyễn Đăng Tấn, trưởng ban Bạn đọc báo VietNamNet chia sẻ: “Đây là 2 căn nhà đầu tiên được xây dựng cho người nghèo ở vùng đồng bằng nằm trong hệ thống 500 căn nhà mà báo VietNamNet cùng Vietnam Report phát động. Hy vọng sau khi hoàn thiện nhà, các hộ gia đình sẽ có điều kiện sinh sống tốt hơn”.
Phạm Bắc
Theo Vietnamnet
Đề xuất hai phương án quy định giờ làm việc của công chức, viên chức
Trong dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi đang công bố để lấy ý kiến, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đưa ra hai phương án quy định thời gian làm việc tại các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Phiên giao dịch tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội. Ảnh: XM
Phương án 1, bổ sung vào Bộ Luật Lao động quy định: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia.
Phương án 2, giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định).
Theo Bộ LĐTBXH, ở Việt Nam, hiện tại việc quyết định thời điểm bắt đầu làm việc của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định; của cơ quan hành chính thì do người đứng đầu cơ quan quyết định đúng theo thẩm quyền lãnh đạo, điều hành quy định tại Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương.
Tuy nhiên áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan Nhà nước trên thực tế hiện nay đang làm xảy ra một số tồn tại như: Không có sự thống nhất giữa giờ làm việc của các cơ quan trung ương và địa phương (các cơ quan trung ương bắt đầu làm việc lúc 8 giờ, trong khi đa số các địa phương bắt đầu từ 7 giờ vào mùa hè hoặc 7 giờ 30 với mùa đông), trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng có sự khác nhau; Chưa bảo đảm sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương và địa phương.
Theo đại diện Ban soạn thảo, trước đó tại một phiên thảo luận tại Quốc hội năm 2017, đã có ý kiến đại biểu Quốc hội đề xuất về quy định khung giờ làm việc khối hành chính công và một số chuyên gia cũng đề nghị thống nhất giờ làm việc tại các cơ quan hành chính Nhà nước. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định thời gian làm việc do lãnh đạo địa phương quyết định để còn phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. Đơn cử như Hà Nội từng có quy định lệch giờ nhau để giảm ùn tắc giao thông.
Theo XM/Báo Tin tức
Hà Nội: giảm số vụ TNLĐ nghiêm trọng trong năm 2018 Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội, năm 2018, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ) nghiêm trọng (có người chết) trên địa bàn TP giảm 16 vụ, số người chết giảm 13 người, tuy nhiên số người bị thương nặng tăng 1 người so với năm 2017. Sở Lao động- Thương binh và xa hội Hà Nội cho...