Hồ lớn nhất Đài Loan ‘phơi đáy’ vì hạn hán
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy một số khu vực thuộc hồ Nhật Nguyệt, hồ lớn nhất Đài Loan, phơi đáy nứt nẻ vì hạn hán nghiêm trọng.
Đảo Đài Loan tiếp tục bị thiếu nước khi đang phải đối mặt với đợt hạn hán trầm trọng nhất trong 50 năm qua. Nhiều thành phố như Tân Trúc, Miêu Lật, Đài Trung, Chương Hóa bị buộc phải hạn chế sử dụng nước, trong khi các huyện Gia Nghĩa, Đài Nam, Cao Hùng cũng đang xem xét thực hiện phân phối nước.
Mực nước tại hồ Nhật Nguyệt xuống thấp kỷ lục, với một số khu vực bị khô cạn hoàn toàn. Những hình ảnh và video trên mạng xã hội tuần này cho thấy hồ nước trong xanh một thời giờ phơi đáy khô khốc, nứt nẻ, và bị so sánh như khung cảnh Mặt trăng hoang tàn.
Hồ Nhật Nguyệt bị cạn nước do hạn hán hôm 5/4, làm lộ ra chiếc thuyền bị chìm 20 năm trước. Video: Instagram/M olly888666 .
Nhiều người dùng mạng đăng ảnh hồ trơ đáy cùng những dòng mô tả như “Đi thuyền trên cạn”, “Đồng cỏ hồ Nhật Nguyệt”.
Một người dùng Instagram hôm 5/4 chụp được những bức ảnh gần khu định cư Ita Thao của người Thiệu bản địa cho thấy nước rút làm lộ ra chiếc thuyền truyền thống được làm bằng gỗ nguyên khối bị chìm 20 năm trước. Người dân đã buộc chiếc thuyền vào bờ và chờ nước dâng trở lại để trục vớt.
Người dân chup ảnh cùng chiếc thuyền lộ ra trên hồ Nhật Nguyệt. Ảnh: Instagram/M olly888666 .
Người dùng Instagram “Tachunlo” cũng chụp được những bức ảnh lòng hồ bị khô. Theo người này, nguồn cấp nước ở khu vực xung quanh cầu cảng đã bị cắt hoàn toàn và các xe cứu hỏa được triển khai để cung cấp nước theo thời gian, địa điểm đã định.
Tình hình xung quanh hồ rất nghiêm trọng, khiến 6 bến tàu tạm đóng cửa do thiếu nước.
Một khu vực khác của hồ Nhật Nguyệt bị rút cạn do hạn hán. Ảnh: Instagram/Tachunlo .
Nhật cấm người nước ngoài nhập cảnh
Nhật dừng cấp phép nhập cảnh với người đi lại vì mục đích công việc từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam, và mở rộng tình trạng khẩn cấp.
Hôm 28/12, Nhật đã dừng cho phép người nước ngoài không sinh sống tại Nhật nhập cảnh do lo ngại về biến chủng nCoV. Tuy nhiên, họ vẫn mở biên với những người đi lại vì mục đích công việc đến từ 11 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Myanmar, Thái Lan, Campuchia, Singapore, Sri Lanka và Malaysia.
Thủ tướng Yoshihide Suga thông báo tại Tokyo hôm nay rằng họ sẽ đình chỉ chương trình nói trên "để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân cũng như loại bỏ những rủi ro tiềm ẩn về đại dịch". Điều này đồng nghĩa với việc Nhật Bản cấm biên với tất cả người nước ngoài, trừ trường hợp có lý do đặc biệt như dự đám tang của người thân hay sinh con.
Người đàn ông đeo khẩu trang trên đường phố thủ đô Tokyo, Nhật Bản hồi tháng trước. Ảnh: Reuters.
Ông Suga cũng thông báo áp đặt thêm tình trạng khẩn cấp ở 7 tỉnh gồm Osaka, Kyoto, Hyogo, Fukuoka, Aichi, Gifu và Tochigi từ 14/1 đến 7/2. "Chúng tôi tiếp tục nhận thấy tình hình nghiêm trọng", ông Suga nói và nhấn mạnh các biện pháp là "tất yếu".
Tuần trước, Nhật đã ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài ít nhất đến ngày 7/2 tại thủ đô Tokyo cùng ba tỉnh lân cận là Kanagawa, Saitama và Chiba. Lệnh sẽ không được dỡ bỏ cho đến khi tỷ lệ nhập viện và ca dương tính giảm đáng kể. Với quyết định mới, tổng cộng 11 trong số 47 tỉnh của Nhật ở trong tình trạng khẩn cấp, chiếm 55% dân số 126 triệu người.
Các thống đốc tỉnh này yêu cầu người dân ở nhà sau 20h. Nhà hàng, quán rượu và quán cà phê phục vụ đồ uống có cồn được yêu cầu chỉ hoạt động từ 11-19h và đóng cửa trước 20h. Nếu doanh nghiệp từ chối tuân thủ, chính quyền tỉnh có thể yêu cầu họ đóng cửa và bêu tên, hành động cứng rắn nhất trong khuôn khổ pháp lý hiện hành. Người làm theo hướng dẫn sẽ được hỗ trợ tới 60.000 yen mỗi ngày.
Đây là lần thứ hai một số tỉnh thành Nhật Bản phải áp tình trạng khẩn cấp vì đại dịch Covid-19. Lần đầu tiên kéo dài hơn một tháng vào mùa xuân năm ngoái, khi các trường học và cơ sở kinh doanh không thiết yếu được yêu cầu đóng cửa. Nhật Bản chống dịch chủ yếu dựa vào việc người dân đóng cửa tự nguyện và hạn chế đi lại hơn là biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như các nước khác trên thế giới. Dù ca nhiễm ở Nhật thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu và châu Mỹ, Thủ tướng Suga đang đối mặt thách thức tổ chức Thế vận hội Tokyo mùa hè này, sau khi sự kiện bị hoãn năm ngoái do đại dịch.
Nhật ghi nhận hơn 290.000 ca nhiễm nCoV, trong đó hơn 4.000 người chết và hơn 220.000 người đã bình phục. Nước này gần đây ghi nhận 6.000 - 7.000 ca mới một ngày.
Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật gần Đài Loan 4 chiến hạm Trung Quốc tham gia diễn tập bắn đạn thật trên vùng biển gần Đài Loan, trong khi đặc nhiệm thực hành khoa mục chiếm đảo. Video về cuộc diễn tập bắn đạn thật được Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Đông của quân đội Trung Quốc (PLA) công bố ngày 11/1. Cuộc diễn tập được tổ chức vài ngày trước...