Hồ Gò Miếu – Điểm du lịch hấp dẫn của huyện Đại Từ (Thái Nguyên)
Dưới chân núi Tam Đảo, ở giữa ngọn núi cao nhất nổi lên màu xanh thẳm của hồ Gò Miếu thơ mộng.
Ở vị trí này từ rất xa xưa nhân dân trong vùng đã đắp một con đập gọi là Vai Miếu để lấy nước tưới ruộng. Tiếng địa phương vai là phai (đập), Vai Miếu là cái vai bên cạnh cái miếu thờ thần. Quả đồi có ngôi miếu gọi là Gò Miếu.
Vai Miếu chỉ có tác dụng ngăn nước suối để dâng lên một độ cao nhất định đủ để cho nước chảy vào mương. Muốn có nước chảy vào ruộng mùa cạn phải đắp đập làm hồ chứa nước. Hồ Gò Miếu thuộc xã Ký Phú, Đại Từ, hồ hứng nước của lưu vực suối Ký Phú, rộng 17km2. Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, Nhà nước đã bỏ ra gần 40 tỷ đồng để xây dựng đập hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Với trữ lượng trên 5tỷm3 nước, hồ cung cấp nước tưới cho 4 xã Ký Phú, Cát Nê, Văn Yên, Vạn Thọ.
Video đang HOT
Được xây dựng ở thượng nguồn nên nước đổ vào hồ là nước tinh khiết, trong xanh, sạch sẽ và mát rượi, vì thế hồ còn là địa chỉ du lịch hấp dẫn du khách trong và ngoài tỉnh. Đi thuyền trên mặt hồ, du khách sẽ đến một vùng đá lô nhô ngâm mình trong dòng nước trong vắt. Sắc xanh của Tam Đảo, của cây rừng ven hồ soi bóng xuống đáy nước, tạo ra một cảnh sắc huyền diệu.
Đi trên thuyền, du khách sẽ được nghe người dân địa phương kể một huyền thoại về hồ Gò Miếu và vùng đất Ký Phú. Huyền thoại kể rằng xưa kia vùng đất Ký Phú nghèo lắm, nhưng Tết đến mọi nhà vẫn gói bánh chưng để thờ Tết và vui xuân. Vị thần ở Ký Phú có một cái nồi đồng lớn để ở đáy vực, ai muốn mượn về luộc bánh cứ việc đến khấn là nồi nổi lên, luộc xong bánh phải mang trả nồi và để vào trong nồi một cái bánh gọi là lễ tạ, cứ thế thỏa thuận giữa thần và người, dân trong vùng không ai phải lo nồi luộc bánh ngày Tết. Thế rồi trong vùng có một lão nhà giàu nhưng tham lam keo kiệt khi đem trả nồi đã đặt vào trong một chiếc bánh gói bằng đất. Từ đó nồi đồng lặn mất, cầu khấn mãi cũng không nổi lên. Hóa ra làm ăn với người hay với thần cũng phải thành thật. Câu chuyện như một lời răn dạy từ ngàn xưa vọng về không bao giờ là xưa cũ trong cuộc sống hôm nay. Từ Hồ Núi Cốc có thể đi thuyền, đi ô tô, qua vùng núi Văn núi Võ lịch sử là đến Hồ Gò Miếu
Đình - Đền - Chùa Cầu Muối: Điểm du lịch tâm linh hấp dẫn ở Thái Nguyên
Cụm di tích lịch sử Đình - Đền - Chùa Cầu Muối thuộc xã Tân Thành, huyện Phú Bình là nơi thờ cúng thiêng liêng và là địa điểm tham quan nổi tiếng của tỉnh Thái Nguyên.
Đây là cụm di tích gồm 01 ngôi đình, 02 ngôi đền và 01 ngôi chùa hay còn được gọi là Đình Muối, Đền Muối và Chùa Muối. Đình thờ Thần Hoàng Làng là Cao Sơn Quý Minh Đại Vương - Dương Tự Minh; đền Công Đồng thờ Mẫu Liễu Hạnh; đền Thượng thờ Mẫu Thượng Ngàn; chùa thờ Phật. Đây là một trong những di tích nổi tiếng của huyện Phú Bình, được UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2005.
Cụm di tích không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của nhân dân và du khách thập phương, mà còn là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử của xã Tân Thành và huyện Phú Bình trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Năm 1948, Đình - Đền - Chùa Cầu Muối là nơi dạy chữ quốc ngữ cho nhân dân địa phương. Năm 1950, là nơi đóng quân của Đại đoàn 308. Sư đoàn 304 đóng quân huấn luyện phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ từ 1969 đến 1970.
Nằm ở thế tọa sơn, trên ba quả đồi rộng khoảng hơn 3ha, với cảnh mây núi bao phủ, gió mát quanh năm tạo nên không gian thanh tịnh, cổ kính và uy nghiêm. Hàng năm cứ đến ngày mùng 4 tháng Giêng, UBND huyện Phú Bình lại long trọng tổ chức Lễ hội Đình - Đền - Chùa Cầu Muối và kéo dài đến hết tháng Giêng để đón du khách thập phương đến chiêm bái, du xuân và cầu bình an.
Những ngày đầu năm rất đông du khách thập phương đến chiêm bái.
Trước đây, cụm di tích chỉ mở cửa đón nhân dân địa phương vào ngày lễ, hội, mùng một và ngày rằm theo lịch trăng hàng tháng. Nhưng những năm gần đây, với hệ thống giao thông thuận lợi, theo nguyện vọng của người dân trong vùng và du khách thập phương, Đình - Đền - Chùa Cầu Muối mở cửa vào tất cả các ngày trong tuần.
Xung quanh núi non trùng điệp.
Khi tới đây, du khách có thể chuẩn bị, sắm lễ vật trước hoặc có thể đến đây mua lễ vật được bày bán đầy đủ. Đặc biệt khi du khách thập phương khi tới thăm quan Đình - Đền - Chùa Cầu Muối đều mua những túi muối, túi gạo được đóng nhỏ như là một phần lễ vật không thể thiếu khi làm lễ dâng lên phật, thánh nơi đây. Những túi gạo, muối sau khi làm lễ xong, sẽ được mang về và đặt trang trọng trên ban thờ mỗi gia đình như là một lễ vật với ý nghĩa cầu mong cho gia đình sẽ no ấm, đầy đủ, may mắn, đậm đà trong các quan hệ làm ăn như vị đậm đà của muối.
Đảo Trái tim - Điểm du lịch sinh thái hấp dẫn ở Quỳnh Nhai (Sơn La) Là một trong những điểm du lịch sinh thái trên lòng hồ thủy điện Sơn La ở Quỳnh Nhai, sau hơn một năm đi vào hoạt động, đảo Trái tim đã thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan, trải nghiệm. Đảo Trái tim nằm cách cầu Pá Uôn hơn 10 km về phía thượng nguồn, diện tích khoảng 1,3 ha. Trước đây,...