Hố đen quái vật, giam cầm 6 thiên hà
6 thiên hà mắc kẹt trong 1 hố đen siêu lớn hình thành chưa đầy 1 tỷ năm sau vũ nỗ Bigbang, làm sáng tỏ cách một số cấu trúc lớn nhất trong vũ trụ được hình thành.
Trong nghiên cứu được công bố hôm 1/10, Đài quan sát Nam Âu (ESO) trình bày chi tiết về việc phát hiện ra một hố đen khổng lồ lớn gấp gần 1 tỷ lần Mặt trời và cách nó “làm thịt” các thiên hà.
Hố đen này cùng đĩa vật chất xung quanh nó được gọi chung là chuẩn tinh SDSS J103027.09 052455.0.
Marco Mignoli, nhà thiên văn học tại Viện Vật lý Thiên văn Quốc gia (INAF), người dẫn đầu cuộc nghiên cứu so sánh cách hố đen này “ giam cầm” 6 thiên hà này với một mạng nhện được tạo thành từ các “sợi tơ vũ trụ” khí và vật chất tối.
“Các ’sợi tơ’ trong mạng lưới vũ trụ giống như tơ nhện. Các thiên hà sẽ mắc vào và lớn lên ở các vị trí mà những ’sợi tơ’ này đi qua trong khi dòng chảy khí gas vốn có sẵn để tiếp năng lượng cho các thiên hà và trung tâm hố đen, có thể chảy dọc các ’sợi tơ’ này”, ông Mignoli cho hay.
Video đang HOT
Hình ảnh mô phỏng về hố đen siêu lớn giam cầm 6 thiên hà. (Ảnh: RT)
Các hố đen sớm nhất trong vũ trụ được cho là hình thành từ sự sụp đổ của các ngôi sao đầu tiên, nhưng quá trình chúng phát triển thế nào để đạt tới kích thước khổng lồ vẫn là bí ẩn.
Các nhà nghiên cứu cho rằng “mạng lưới” dạng sợi có thể đã hình thành với sự hỗ trợ của vật chất tối bí ẩn. Chúng hút số lượng lớn các khí gas lại với nhau trong thời kỳ đầu tiên của vũ trụ.
Theo nhóm nghiên cứu, “mạng lưới” đặc biệt này có kích thước gấp hơn 300 lần Dải Ngân hà và vẫn còn nhiều mạng lưới tương tự nhưng chưa được phát hiện.
“Chúng tôi tin rằng chúng ta mới chỉ thấy phần nổi của tảng băng trôi. Số thiên hà được phát hiện xung quanh hố đen siêu lớn này cho tới nay chỉ là những thiên hà sáng nhất”, đồng tác giả nghiên cứu Barbara Balmaverde cho biết.
Hố đen vĩ đại gấp 100 tỷ lần Mặt trời giúp hé lộ về vật chất tối?
Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những hố đen 'siêu lớn' với khối lượng bằng 100 tỷ lần Mặt trời có lẽ đã tồn tại. Phát hiện về một khu vực vĩ đại như vậy trong vũ trụ sẽ giúp hé lộ bí ẩn về vật chất tối.
Nằm ở trung tâm hầu hết các thiên hà, có những hố đen siêu nặng với khối lượng gấp hàng triệu cho tới hàng tỷ lần Mặt trời của Trái Đất. Chẳng hạn, trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta là hố đen Sagittarius A* nặng gấp 4,5 triệu lần Mặt trời. Hố đen lớn nhất từng được phát hiện là TON 618 có khối lượng gấp tới 66 lần khối lượng ngôi sao của chúng ta.
Ảnh minh họa: Pixabay / David Mark
Nhưng liệu có những hố đen thậm chí còn lớn hơn đang tồn tại ngoài kia hay không? Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng "các hố đen siêu lớn" hay còn gọi là SLAB với khối lượng gấp 100 tỷ lần hoặc thậm chí lớn hơn so với khối lượng Mặt trời, có thể tồn tại.
Một câu hỏi cấp bách đặt ra về SLAB là có bao nhiêu khu vực khổng lồ như vậy trong không gian từng được hình thành? Lý thuyết về việc sáp nhập hố đen từng bị các nghiên cứu trước đó xem nhẹ bởi họ cho rằng chúng không thể đạt được kích thước siêu khổng lồ như vậy do vũ trụ chưa đủ "già".
Tuy nhiên, một câu trả lời có thể được đưa ra là các hố đen như trên có thể xuất hiện từ thời sơ khai của vũ trụ, cụ thể là sau Vụ nổ lớn (Big Bang). Lý thuyết trên cho rằng sự dao động ngẫu nhiên về mật độ đủ sức nén vật chất sụp xuống thành các hố đen, vốn được xem như những "hạt mầm" cho các SLAB khổng lồ sau này.
Các nhà nghiên cứu cho biết, hầu như có rất ít nghiên cứu về sự tồn tại của các hố đen siêu nặng như vậy mặc dù về lý thuyết, chúng có thể tồn tại. Các hố đen này thậm chí còn có thể giúp giải đáp một số câu hỏi về vật chất tối vốn làm đau đầu các nhà vật lý trong hàng thập kỷ qua.
Vật chất tối được cho là chiếm khoảng 80% vật chất trong vũ trụ nhưng vẫn chưa được phát hiện trực tiếp. Việc tìm ra vật chất tối sẽ giúp giải quyết một trong những bí ẩn thách thức nhất của giới khoa học, song hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chỉ dựa vào việc nghiên cứu các tác động về lực hấp dẫn của chúng lên vật chất thông thường.
"Một số người hoài nghi về sự tồn tại của các SLAB trên thực tế bởi họ cho rằng chúng khó có thể hình thành. Tuy nhiên, mọi người cũng từng hoài nghi về các hố đen có khối lượng trung bình và hố đen siêu nặng cho đến khi chúng được tìm ra. Chúng tôi không biết liệu các SLAB có tồn tại hay không nhưng chúng tôi hy vọng tài liệu của mình sẽ thúc đẩy việc thảo luận về chủ đề này trong cộng đồng", Bernard Carr, một nhà thiên văn học tại Đại học Queen Mary ở London giải thích trên Space.com./.
Giải mã miệng hố khổng lồ hình thành sau vụ nổ lớn ở Nga Qua mùa hè nóng bức kỷ lục, miệng hố khổng lồ có chiều sâu hơn 50 m bất ngờ xuất hiện sau một vụ nổ lớn ở cực bắc nước Nga. Các chuyên gia tin rằng vụ nổ khủng khiếp xảy ra do sự tích tụ khí methane trong lớp băng vĩnh cửu ở khu vực này. Đây là miệng hố lớn thứ...