Hố đen gấp tỉ Mặt trời lao cực nhanh, nuốt chửng vạn vật
Siêu hố đen có kích thước gấp 1 tỷ lần Mặt trời, đang lao đi trong không gian với vận tốc 8 triệu km/giờ, nuốt chửng mọi vật nằm trên đường di chuyển.
Minh họa cảnh hố đen nuốt chửng hành tinh.
Theo Express, hố đen quái vật có kích thước lớn gấp 1 tỷ lần Mặt trời, mới được kính viễn vọng không gian Hubble phát hiện.
Thông thường, hố đen nằm ở trung tâm của thiên hà mà nó tồn tại. Nhưng những hình ảnh mà kính viễn vọng thu được, cho thấy hố đen dường như đang tách xa khỏi thiên hà 3C 186, vốn cách Trái đất 8 tỷ năm ánh sáng.
Phát ngôn viên của NASA cho biết, đây là lần đầu tiên các nhà thiên văn ghi nhận trường hợp hố đen có hành vi kỳ lạ như vậy
Video đang HOT
Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí “Astronomy & Astrophysics”, kính Hubble đã chụp được hình ảnh một chuẩn tinh (vật thể giống ngôi sao phát ra bức xạ điện từ cực mạnh) thuộc 3C 186, tỏa sáng đến mức kinh ngạc.
Hình ảnh cho thấy siêu hố đen quái vật đang tách xa khỏi trung tâm thiên hà 3C 186.
Chuẩn tinh này là một đám mây khí và vật chất vây quanh siêu hố đen khổng lồ trên. Điều bất thường ở đây là chuẩn tinh nằm quá xa trung tâm của thiên hà, đồng nghĩa với việc có một lực mạnh khủng khiếp nào đó đã khiến siêu hố đen trôi dạt tự do.
Chuyên gia Marco Chiaberge và các đồng nghiệp tại Viện Khoa học Kính thiên văn Vũ trụ (STSCI) giải thích, hoạt động kỳ lạ của hố đen khổng lồ trong 3C 186 là do tác động của sóng trọng lực từ hai hố đen khác va chạm vào nhau gây ra.
Vụ va chạm này xảy ra khi thiên hà 3C 186 hợp nhất với một thiên hà khác. Hệ quả là hố đen quái vật đang di chuyển trong không gian với vận tốc ước tính khoảng 8 triệu km/giờ, nuốt trọn mọi thứ trên đường đi.
Với tốc độ này, nó sẽ thoát khỏi thiên hà 3C 186 trong 20 triệu năm nữa trong khi thời gian di chuyển với vận tốc như vậy, từ Trái Đất tới Mặt Trăng cũng chỉ mất 3 phút.
Theo Danviet
Hàng triệu hố đen lang thang có thể nuốt chửng Trái đất
Các nhà khoa học cảnh báo, hãy quên các tiểu hành tinh đi, có hàng triệu hố đen lang thang trong dải Ngân hà có khả năng nuốt chửng Trái đất sau khi một nhóm các nhà thiên văn học phát hiện một hố đen lang thang ẩn nấp trong một đám mây khí.
Hàng triệu hố đen lang thang trong dải Ngân hà có khả năng nuốt chửng Trái đất
Bằng cách phân tích các chuyển động khí của một đám mây vũ trụ xuyên qua thiên hà có vận tốc 100 km/s, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một lỗ đen ẩn nấp bên trong.
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Keio ở Nhật Bản chỉ phát hiện ra lỗ đen này khi nó đẩy đám mây vũ trụ được gọi là "viên đạn" lướt qua dải Ngân hàn với vận tốc khủng khiếp.
Các nhà khoa học vẫn hiểu biết rất ít về các hố đen
Sau quá trình nghiên cứu kỹ hơn, các nhà khoa học tin rằng, có thể có hàng triệu hố đen vũ trụ đang lang thang khắp thiên hà.
Các hố đen hiện vẫn còn là một bí ẩn và các chuyên gia vẫn chưa hiểu biết nhiều về chúng. Tuy nhiên, những gì họ biết là lực hấp dẫn mạnh mẽ của hố đen khiến ánh sáng cũng không thể thoát khỏi chúng và bị nuốt chửng.
Nếu thực sự có hàng triệu lỗ đen trong thiên hà, nó sẽ là mối nguy hiểm đáng sợ đối với mỗi hành tinh và các ngôi sao.
Khi tiến sát một ngôi sao, hoặc hành tinh, lỗ đen sẽ nuốt chửng chúng.
Theo Danviet
Mỹ: Xuất hiện hố "phóng xạ" khổng lồ gây rò rỉ chất thải Người dân sống cách đó vài dặm nói: "Từ đầu tiên mà tôi nghĩ đến khi nhắc đến phóng xạ đó là ung thư". Hố đen sâu hơn 90m, rộng 14m, xuất hiện ở một hồ chứa chất thải phóng xạ ở Mỹ Một hố đen khổng lồ xuất hiện tại một nhà máy phân bón ở bang Florida nước Mỹ đã khiến...