Hồ Dầu Tiếng xã lũ đợt 3 ra sông Sài Gòn
Từ 7g ngày 3-11, hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh) sẽ xả lũ đợt ba trong năm ra sông Sài Gòn với lưu lượng 200m3/giây, thời gian xả dự kiến kéo dài đến 7g ngày 10-11.
Cửa xả lũ hồ Dầu Tiếng.
Theo ông Trần Quang Hùng, phó giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa, mực nước tại hồ Dầu Tiếng đo được lúc 7g ngày 1-11 đã đạt cao trình 24,59m, mức báo động 3.
Dự kiến trong những ngày tới, mực nước hồ Dầu Tiếng tiếp tục tăng trung bình từ 5-10 cm/ngày – ứng với lưu lượng từ 150m3/giây đến trên 200m3/giây (nguy cơ vượt cao so với mức báo động 3) – nên phải xả lũ để hạ thấp mực nước, đảm bảo an toàn theo quy trình vận hành hồ.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM, với lưu lượng xả tràn 200m3/giây của hồ Dầu Tiếng rơi vào thời điểm triều cường hạ du sông Sài Gòn đang dần xuống nên ít có khả năng gây ảnh hưởng đến toàn thành phố.
Tuy nhiên, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP.HCM cũng đề nghị các quận huyện như: Củ Chỉ, Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Bình Thạnh, quận 12; Trung tâm điều hành chống ngập; Công ty TNHH MTV Quản lí khai thác dịch vụ thủy lợi thành phố phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư để chủ động phòng, chống, ứng phó khi xảy ra tình huống bất lợi.
Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa cũng đề nghị Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Long An chủ động đề phòng và ứng cứu trong mọi tình huống, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hồ phải xả lũ với lưu lượng lớn xuống sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông, đặc biệt khi có mưa lớn đầu nguồn tập trung về hồ vượt quy trình.
Video đang HOT
Trước đó, từ ngày 22 đến 28-10, hồ Dầu Tiếng cũng đã xả lũ đợt 2 với lưu lượng 100m3/giây ra sông Sài Gòn.
(Theo Tuổi Trẻ)
Thủy điện Hố Hô lại tiếp tục coi "mạng người như cỏ rác"
Khi thông tin nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ "đúng quy trình" từ ngày 13/10/2016 đẩy 5.000 hộ dân huyện Hương Khê vào cảnh tận cùng đau thương và khốn khó vẫn chưa khiến dư luận hết phẫn nộ, thì mới đây trong cơn lũ tiếp theo, nhà máy này lại tiếp tục lén lút xả lũ "đúng quy trình" mà không xin phép ý kiến tỉnh Hà Tĩnh.
Là người trực tiếp đi kiểm tra nhà máy thủy điện Hố Hô, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cho biết thuỷ điện này xả lũ khi chưa có sự chỉ đạo của tỉnh. Ông Sơn cho biết, từ hôm qua đến nay, tỉnh Hà Tĩnh chưa có chỉ đạo xả lũ, kể cả hồ Kẻ Gỗ. Thế mà sáng nay, khi kiểm tra tại công trình thuỷ điện Hố Hô thì đoàn kiểm tra rất bất ngờ vì công trình này tự ý xả nước từ tối qua.
Bí thư Hà Tĩnh &'ngã ngửa' khi thuỷ điện xả lũ.
Theo ông Sơn, qua kiểm tra ban đầu, thuỷ điện Hố Hô chấp hành không nghiêm túc. Kiểm tra sâu hơn, thuỷ điện Hố Hô chưa kiểm soát, điều tiết lưu lượng nước xả của hồ đồng thời không tính toán được việc xả lũ vùng hạ lưu ngập lụt như thế nào.
Thật ra thông tin thủy điện Hố Hô tiếp tục xả lũ khiến người dân phẫn nộ chứ không bất ngờ, bởi từ khi xây dựng đến nay, cái nhà máy không có chức năng điều tiết lũ này đã vẫy vùng ngang dọc, "coi trời bằng vung" mà nào ai có ý kiến!
Nhà máy Thủy điện Hố Hô có công suất 13MW (với 2 tổ máy) do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện miền Bắc 1 làm chủ đầu tư, được xây dựng trước những tranh cãi về tính phản khoa học và trái với lòng dân từ năm 2005. Ngay sau đó, năm 2007, nhà máy thủy điện này chứng minh ngay "sai lầm của mình" khi không kiểm soát được lượng lũ, biến tỉnh Hương Khê thành biển nước, khiến người dân hoang mang cực độ vì chưa bao giờ họ phải đón nhận cơn lũ trái quy luật và lên nhanh bất thường đến thế!
Một dấu ấn đậm nét nữa được đập thủy điện này khắc ghi vào lòng người dân khi, ngày 4/10/2010, trong trận lũ được đánh giá là lớn nhất từ trước tới nay tại Hà Tĩnh, thì cửa tràn xả lũ bằng hệ thống thủy lực của nhà máy không hoạt động được. Nguyên nhân được xác định là do mất điện. Cửa tràn không mở được, cây cối, rác từ thượng nguồn đổ về nhanh đã khiến nước từ hồ băng qua cả thân đập, dội thẳng xuống nhà máy phát điện. Hố Hô như quả "bom nước" khiến chính quyền, người dân hạ lưu trải qua những giây phút hoảng sợ. Sự cố này cũng khiến cho tiếng khóc ai oán của người dân vùng lũ càng thêm thê lương, văng vẳng cả một vùng trời!
Sự cố này cũng khiến cho tiếng khóc ai oán của người dân vùng lũ càng thêm thê lương, văng vẳng cả một vùng trời!
Và mới đây, với kinh nghiệm chống lũ và xả lũ từ khi xây dựng đến nay, nhà máy thủy điện này đã trực tiếp đẩy 5 000 hộ dân tại tỉnh Hương Khê vào cảnh màn trời chiếu đất. Cái đói, cái mặc tưởng chừng đã là quá khứ mà không ngờ lại trở nên hiện thực đối với khúc ruột miền Trung đến thế!
Ấy vậy mà, khi yêu cầu thanh tra và làm rõ trách nhiệm, một Tổng cục phó Năng lượng lại thủng thẳng trả lời "thủy điện Hố Hô xả lũ chấp nhận được". Ừa thì chấp nhận được, nên tới cơn lũ lần này, họ chẳng cần cái gì gọi là báo cáo, gọi điện mà cứ thế thẳng tay xả " bom nước" giáng xuống đầu dân! Lãnh đạo còn chấp nhận được, thì dân là cái xá chi!
Ngẫm cũng phải, "tính mạng" cái đập được bảo toàn rồi, thì ai sống chết mặc ai!
Không cần phải nói chắc ai cũng hiểu, kể từ khi nhà máy này đi vào hoạt động chính quyền tỉnh Hà Tĩnh, nhân dân các huyện nằm ở hạ nguồn luôn ngồi trên đống lửa mỗi khi mưa lũ kéo về. Ấy vây mà, "người ta" vẫn bình chân như vại. Mà ngẫm cũng phải, "tính mạng" cái đập được bảo toàn rồi, thì ai sống chết mặc ai!
Miền Trung, mảnh đất truyền thống anh hùng đứng lên từ bao gian khó, suốt bốn mùa nắng rực đỏ rát mặt, muối mặn chát ngấm vào xương da, phải hứng chịu cảnh họa vô đơn chí khi đập thủy điện xả nước kèm theo mưa lũ chẳng xót thương trút xuống, cuốn cả làng, mang đi tất cả tài sản, khiến nước mắt người dân không còn để rơi. Nếu nhìn từ trên cao xuống, chỉ thấy những mạng người nhỏ nhoi ngồi đợi chờ phép màu từ đoàn cứu trợ tới giữa dòng nước trắng xóa thì mới thấy xót xa nhường nào. Đau cho khúc ruột miền Trung bao nhiêu lại giận những đã gây ra tai ương khiến cho người dân phải chịu cảnh màn trời chiếu đất bấy nhiêu!
Bao giờ người dân miền Trung hết khổ, khi đôi vai gầy nặng trĩu phải oằn mình gánh cả thiên tai và nhân tai? Câu hỏi đau đáu này xin gửi đến các cơ quan chức năng.
Khúc ruột miền Trung đang chảy máu.
Thương lắm nhưng vòng tay quá nhỏ bé.
Miền Trung ơi...! Bao giờ cho hết những đau thương
Hạ Băng
Theo NTD
Sự cố Thủy điện Sông Bung 2: Người dân đỏ mắt chờ tiền đền bù Hơn 1 tháng rưỡi trôi qua, nhiều gia đình phải sống cảnh "ăn nhờ ở đậu" nhà người thân do nhà cửa bị nước cuốn trôi. Sự cố vỡ đường ống dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2 gây thiệt hại nặng nề đối với người dân 4 xã vùng cao của huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam. Hơn 1 tháng rưỡi trôi...