Hồ chứa xả nước làm lộ ra ngôi mộ thời nhà Thanh, chuyên gia ngỡ ngàng: 2 nam 1 nữ, những người này là ai?
Lẽ nào pháp luật thời nhà Thanh lại “thoáng” tới mức cho phụ nữ lấy 2 chồng rồi để 3 người họ hợp táng cùng nhau?
Chế độ lễ giáo khắt khe trong thời phong kiến Trung Quốc nổi tiếng là bất công với phụ nữ. Đàn ông dẫu “năm thê bảy thiếp” vẫn là chuyện thường tình nhưng phụ nữ tuyệt nhiên không được có người đàn ông khác, kể cả khi chồng chết cũng phải góa bụa thờ chồng, nếu làm trái sẽ phải chịu những hình phạt tàn nhẫn như thả trôi sông.
Vậy liệu lịch sử liệu có trường hợp cá biệt nào?
Mùa hè năm 2016, hồ chứa nước thuộc thành phố Chương Châu, Phúc Kiến tiến hành xả nước để chuẩn bị cho đợt mưa sắp tới. Khi nước trong hồ từ từ rút xuống, người ta đã nhận ra bên dưới đáy hồ tới 30 ngôi mộ lớn nhỏ khác nhau.
30 ngôi mộ từ thời nhà Thanh đến thời Trung Hoa Dân Quốc được phát hiện dưới đáy hồ chứa. Ảnh: Kknews
Đội khảo cổ nhanh chóng có mặt tại hiện trường, khoanh vùng 30 ngôi mộ trong diện tích 300 mét vuông dưới chân một ngọn núi. Những ngôi mộ cổ nhất có niên đại từ thời Khang Hy của nhà Thanh, mới nhất vào thời Trung Hoa Dân Quốc.
Qua thăm hỏi người dân địa phương, các chuyên gia khảo cổ được biết đây từng là vùng bảo địa phong thủy nên nhiều nhân vật lỗi lạc trong triều đình nhà Thanh cũng được an táng tại đây.
Video đang HOT
Xem xét bia mộ các lăng này, các nhà khảo cổ phát hiện một ngôi mộ rất kỳ lạ. Mộ có diện tích lớn, thời gian chôn cất vào thời Khang Hy nhà Thanh. Điều đáng nói là trên bia mộ có tên 3 người, 2 nam và 1 nữ được hợp táng cùng nhau. Vai vế của các chủ nhân lăng cũng chỉ được ghi là “ông tổ”, “bà tổ” chứ không rõ ràng.
Bia mộ nhiều phần đã bị mờ, bên trên chỉ ghi vai vế 3 người là “tằng tổ” (tức ông tổ, bà tổ). Ảnh: Sohu
Việc hợp táng 3 người trong một lăng không phải hiếm nhưng đó thường là mộ chung 1 nam 2 nữ, khi người chồng được mai táng cùng các bà vợ cả, vợ lẽ. Trường hợp chôn cất đặc biệt tại Chương Châu đặt ra câu hỏi lớn về mối quan hệ giữa 3 người trong lăng.
Nhiều người suy đoán rằng ngôi mộ này là nơi an nghỉ của một cặp vợ chồng và người con trai. Song theo phân tích của các chuyên gia lịch sử, phong tục tang lễ tại Phúc Kiến thường ghi nhận việc chôn chung vợ và chồng, rất hiếm khi hợp táng con cái, anh em với nhau, việc chôn cất vợ chồng cùng con trai lại càng hiếm hơn.
Điều này khiến thân phận của 3 nhân vật trong lăng mộ càng thêm bí ẩn, đến nay giới khảo cổ Trung Quốc vẫn chưa tìm ra lời giải thỏa đáng.
Ngôi mộ bé gái 5 tuổi được khai quật ở Sơn Đông cùng chiếc áo cưới đính vàng, các chuyên gia hét lên sau khi danh phận cô bé được xác nhận!
3 thi thể trẻ nhỏ được chôn cất tại một ngôi mộ ở Sơn Đông, trong đó có 2 bé trai và 1 bé gái đang mặc chiếc áo cưới đính vàng.
Năm 2003, trong quá trình mở rộng dinh thự Vương Hi Chi ở Lâm Nghi, Sơn Đông các công nhân đã bất ngờ phát hiện một ngôi mộ cổ dưới nền móng thi công. Nhận được tin báo, đội khảo cổ nhanh chóng đến hiện trường và tiến hành khai quật.
Quá trình khai quật ngôi mộ. (Ảnh: New Qq).
Khi nhìn lớp quặng sắt màu đỏ bao phủ ngôi mộ, tất cả chuyên gia đều nghĩ rằng đây có thể là lăng mộ của một vị hoàng đế nào đó. Tuy nhiên, phát hiện tiếp theo đã khiến họ không khỏi ngỡ ngàng. 3 thi thể trẻ nhỏ được chôn cất tại nơi đây, trong đó có 2 bé trai và 1 bé gái cùng chiếc áo cưới đính vàng.
Thông qua văn bia và nhiều sách cổ khác nhau, các chuyên gia xác nhận được đây là lăng mộ của Từ Mã Hoán, con trai thứ 5 của hoàng đế Đông Tấn Từ Mã Duệ, chết khi mới lên 2 tuổi vì bạo bệnh.
Bé trai tiếp theo tên Từ Mã An, cháu ruột của Từ Mã Huệ, cũng đã qua đời ở tuổi thứ 5. Còn bé gái cùng chiếc áo cưới đính vàng kia chính là nạn nhân của quan niệm hôn nhân tiền định (hôn nhân sắp xếp trước) tàn nhẫn.
Các chuyên gia có mặt đã phải thốt lên kinh ngạc và đầy đau đớn trước số phận của cô gái nhỏ.
Hình ảnh khai quật từ lăng mộ. (Ảnh: New Qq).
Xã hội phong kiến từ lâu đã đưa hôn nhân tiền định trở thành một nghi lễ bù đắp sự tiếc nuối của những người qua đời khi chưa được kết hôn.
Ban đầu, họ chỉ sử dụng người giấy để thay thế cô dâu, nhưng dần dần dưới sự tác động của quyền lực cứ ngỡ như tình thương mà các hoàng đế dành cho con mình vô tình biến phong tục tốt đẹp trở thành một đám tang hôn nhân mang đầy sự bất mãn của xã hội.
Quan niệm hôn nhân phong kiến tàn ác đã cướp đi cuộc sống biết bao cô gái vô tội và khiến gia đình họ phải chịu uất hận suốt cả cuộc đời.
Chân dung hoàng đế Đông Tấn - Từ Mã Duệ. (Ảnh: New Qq).
Cái chết của bé gái như một minh chứng tố cáo hủ tục phong kiến, người mà hoàng đế Từ Mã Duệ chọn làm vợ cho con trai của mình.
Qua khám nghiệm hài cốt, các chuyên ra đưa kết luận bé gái cũng chỉ 5 tuổi. Thật tàn nhẫn khi một sinh mạng nhỏ bé lại phải chịu cái chết cay đắng và tàn nhẫn. Liệu rằng còn bao nhiêu đứa trẻ đã trải qua những giây phút kinh hoàng như vậy, thật sự không thể nghĩ đến nữa!
Từ chối đào lăng mộ cháu trai Lưu Bang, 20 năm sau, đội khảo cổ 'nuốt hận' trước cảnh tượng đau lòng! Thấy lăng mộ Lưu Tỵ, cháu trai Lưu Bang, vẫn còn nguyên vẹn, chưa bị xâm phạm, đoàn khảo cổ quyết định sẽ không khai quật. Ngờ đâu quyết định này đã gây ra họa lớn! Tháng 5/1989, thành phố Giang Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc một lăng mộ thời Hán hoành tráng với nhiều di vật quan trọng như gương đồ,...