Hồ chứa không đảm bảo không được tích nước
Là một trong những yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ trong Chỉ thị về tăng cường quản lý các hồ chứa vừa ban hành.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ NN&PTNT, Công Thương, Xây dựng… UBND các tỉnh, thành phố nơi có hồ chứa phải phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm cụ thể của từng Bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư trong việc quản lý đầu tư xây dựng các công trình hồ chứa. Ngoài ra, phải chấn chỉnh, rà soát các dự án chưa triển khai xây dựng (kể cả các dự án đã bố trí vốn), kiên quyết dừng thực hiện các dự án hiệu quả thấp, ảnh hưởng lớn đến môi trường, xã hội, không đảm bảo phát triển bền vững.
Bộ Công Thương chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn; kiên quyết không để các hồ chứa không bảo đảm an toàn tiếp tục tích nước.
Tuyết Nhung
Video đang HOT
Theo ANTD
Loại bỏ 424 dự án thủy điện
Hôm qua, 14-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến vào báo cáo của Chính phủ về quy hoạch tổng thể thủy điện. Thông tin từ Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, có tới 424 dự án thủy điện đã bị loại khỏi quy hoạch, hàng trăm dự án khác cũng bị tạm dừng.
Sự cố thấm nước qua thân đập Thủy điện Sông Tranh 2 khiến dư luận lo lắng trong thời gian dài
Còn lơ là khâu đảm bảo an toàn
Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, thời gian qua, công tác quản lý an toàn đập nói chung và thủy điện nói riêng đã được quan tâm và chỉ đạo quyết liệt. Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thẳng thắn nhìn nhận, qua kiểm tra thực tế tại các hồ đập thủy điện, cơ quan hữu quan đã phát hiện nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là đối với thủy điện vừa và nhỏ.
Cụ thể, dù đã có những cảnh báo, những sự cố vỡ đập xảy ra song nhiều chủ đập thủy điện nhỏ vẫn chủ quan, thực hiện các quy định đảm bảo an toàn cho hồ đập còn hình thức, chiếu lệ. Công tác kiểm tra, xử phạt của các cơ quan chức năng tại địa phương còn hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản pháp luật cũng còn những bất cập như chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, chưa có những chế tài đủ mạnh để buộc các chủ đập phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn đập. Việc xây dựng phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du chậm và ít hiệu quả. Đặc biệt, chưa có cơ quan điều phối chung giữa các chủ đập khi các hồ chứa trên cùng lưu vực cùng tham gia xả lũ...
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nêu rõ, tính đến tháng 9-2013, đã có 6 dự án thủy điện bậc thang (395 MW) và 418 dự án thủy điện nhỏ (1.174,49 MW) bị loại khỏi quy hoạch, do tác động tiêu cực lớn đối với môi trường - xã hội, hiệu quả thấp, ảnh hưởng quy hoạch/dự án ưu tiên khác; đồng thời, không xem xét quy hoạch 172 vị trí tiềm năng thủy điện (375,65 MW). Cơ quan có thẩm quyền cũng quyết định tạm dừng, chỉ đầu tư xây dựng sau năm 2015 nếu đảm bảo hiệu quả, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường - xã hội, điều kiện thực hiện thuận lợi... đối với 4 dự án bậc thang (208 MW) và 132 dự án nhỏ (915,7 MW).
Chưa rõ chế tài trách nhiệm
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội cho biết, tại một số dự án, công trình thủy điện, chất lượng khâu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát có nhiều hạn chế, gây không ít hệ lụy tiêu cực. Đơn cử, thủy điện Đăk Rông 3 (Quảng Trị) bị vỡ tường chắn bê tông; thủy điện Đăm Bol - Đạ Tẻl (Lâm Đồng) vỡ đường ống áp lực; thủy điện Đăk Mêk 3 (Kon Tum) vỡ đập khi thi công; thủy điện Ia Krêl 2 (Gia Lai) vỡ đập khi bắt đầu tích nước; thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) có hiện tượng thấm nước qua thân đập vượt quá mức quy định... Trong khi đó trách nhiệm, xử lý sai phạm của chủ đầu tư, các chủ thể khác có liên quan khi công trình có chất lượng kém hoặc để xảy ra sự cố chưa được quy định cụ thể.
Cùng quan điểm với Chính phủ, UB KH-CN&MT cho rằng, công tác quản lý an toàn tại các công trình thủy điện nhỏ chưa thực sự tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật, tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường. Đối với các công trình thủy điện nhỏ, gần 30% số đập chưa được kiểm định; khoảng 66% đập chưa có phương án bảo vệ được phê duyệt; gần 55% số chủ đập chưa có phương án phòng chống lụt bão...
Cho ý kiến vào báo cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tiếp tục bày tỏ mối lo ngại về công tác quản lý chất lượng, an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2. Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, hiện công trình vẫn tạm dừng tích nước hồ chứa để theo dõi. Bộ trưởng cam kết: "Lợi ích của người dân là chính, lợi ích phát điện tính sau".
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước phản ánh điều kiện sản xuất của đồng bào ở các vùng di dân tái định cư thủy điện vẫn rất khó khăn. Ông Ksor Phước băn khoăn: "Báo cáo cũng nêu rõ thu nhập của đồng bào chỉ vừa vượt qua mức nghèo, chạm vào mức cận nghèo". Chủ tịch Hội đồng Dân tộc đề nghị các bộ ngành phải làm rõ tại sao không thể bố trí được đất trồng rừng thay thế: "Cần chỉ rõ nguyên nhân để có giải pháp thấu đáo, bởi giải quyết tốt việc này không chỉ bảo vệ được môi trường mà còn tạo điều kiện cho người dân có thêm thu nhập".
Ngọc Khánh
Theo ANTD
Chậm di dân lòng hồ thủy điện, địa phương kiến nghị chưa tích nước Sáng 11.7, UBND tỉnh Kon Tum đã tổ chức họp báo thông tin về những vấn đề liên quan đến việc chậm di dân và tái định cư thủy điện Đăk Đrinh tại xã Đăk Nên, H.Kon Plong. Tại buổi họp báo, ông Đặng Thanh Long, Chánh văn phòng UBND tỉnh Kon Tum, cho biết: Thủy điện Đăk Đrinh động thổ vào năm...