Hộ chiếu miễn dịch: Giải pháp tất yếu hậu COVID-19?
Khái niệm “hộ chiếu miễn dịch” từng gây tranh cãi từ nhiều năm trước có thể là một giải pháp tiềm năng cho việc mở cửa lại thế giới sau đại dịch COVID-19.
Khi cả thế giới đang chiến đấu chống đại dịch COVID-19 bằng các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, khái niệm “hộ chiếu miễn dịch” được tính đến như một giải pháp dẫn tới “trạng thái bình thường mới”.
Nó có thể được coi như một loại giấy tờ chứng nhận công dân miễn dịch với SARS-CoV-2 dựa vào xét nghiệm kháng thể và kháng nguyên.
Bước đầu tiên là xác định xem hệ miễn dịch có đủ khả năng chống lại virus hay chưa, đặc biệt với những người từng nhiễm bệnh. Bước thứ hai để kiểm tra xem trong cơ thể còn dư lượng virus hiện hoạt hay không. Hộ chiếu miễn dịch sẽ được cấp cho những người có kết quả xét nghiệm kháng thể dương tính và xét nghiệm kháng nguyên âm tính.
“Đây là một trong những điều đang được thảo luận khi chúng tôi muốn biết chắc ai là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh. Tôi nghĩ nó sẽ có mặt lợi trong hoàn c ảnh nhất định“, Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu trong cuộc chiến chống COVID-19 của chính phủ Mỹ, nói về giải pháp hộ chiếu miễn dịch. Một số quốc gia khác Anh, Đức, Italy, Australia, Chile… cũng cân nhắc phương án này.
Giải pháp tất yếu?
Hộ chiếu miễn dịch có thể là chìa khóa mở cửa trở lại các hoạt động kinh tế xã hội. “ Chúng ta phải xác định được những người nào không còn nguy cơ nhiễm hoặc phát tán COVID-19“, Tiến sĩ Saju Mathew, đưa ra nhận định trong bài phân tích trên CNN.
Vị chuyên gia về y tế công cộng nhắc đến một ví dụ ở Trung Quốc, nơi biện pháp tương tự được áp dụng để làm cơ sở nới lỏng lệnh phong tỏa vùng tâm dịch Vũ Hán. Người dân trong thành phố này được đánh dấu bằng mã QR để xác nhận tình trạng khỏe mạnh, từ đó được phép di chuyển đến nơi khác.
“Chúng ta vẫn còn xa mới có vaccine, thứ có thể giải quyết đại dịch này một lần và mãi mãi. Dù vậy, một hệ thống xét nghiệm miễn dịch COVID-19 chuẩn xác cũng có thể là bước ngoặt. Hãy hi vọng rằng việc xét nghiệm kháng thể sẽ sớm được hoàn thiện để cho phép người dân trở lại làm việc và đi lại khắp thế giới một cách an toàn”, Tiến sĩ Saju Mathew dự đoán.
Tờ The Telegraph (Anh) dẫn lời Giáo sư Raj Muttukrishman của Đại học London rằng việc ứng dụng hộ chiếu miễn dịch là điều tất yếu phải xảy ra.
“Phương pháp duy nhất để quản lý việc đi lại xuyên biên giới giữa các nước châu Âu là bằng cách nào đó kết nối được hộ chiếu với dữ liệu y tế. Nếu muốn trở lại như bình thường, ra nước ngoài du lịch hay công tác, có lẽ mọi người phải chấp nhận một loại giấy thông hành mới”, ông nói.
Video đang HOT
Giáo sư Muttukrishman cũng nhấn mạnh đến yếu tố công nghệ, kỹ thuật số đối với loại giấy tờ thông hành này. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, hộ chiếu miễn dịch phải được ứng dụng với phiên bản điện tử. Chính phủ một số nước như Anh đã “bật đèn xanh” cho các công ty công nghệ phát triển ứng dụng phục vụ ý tưởng này.
Đó là những phần mềm, hệ thống lưu trữ thông tin y tế, dịch tễ của người dùng với sự xác nhận của cơ quan y tế. Chúng được mã hóa để đưa vào các mạch điện tử gắn vào hộ chiếu hay căn cước sẵn có, hoặc đơn giản hơn là mã QR.
Các chuyên gia của Trung tâm quốc tế về phát triển chính sách di cư (ICMPD) tin rằng hộ chiếu điện tử là cách tốt nhất để tích hợp hồ sơ y tế mang tính riêng tư và nhạy cảm bên cạnh những thông tin sinh trắc học. Với số lượng người dùng điện thoại thông minh rất lớn, điều này rất tiện lợi. Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng giúp hạn chế tiếp xúc trong những tình huống đòi hỏi giữ khoảng cách để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Thử nghiệm chưa thành công
Mức độ khả thi của hộ chiếu miễn dịch, tính đến lúc này, vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp. Ý tưởng này được xây dựng trên cơ sở xét nghiệm kháng thể nhưng chính phương pháp này lại chưa được đánh giá đầy đủ. SARS-CoV-2 là chủng virus hoàn toàn mới và sau nhiều tháng đối phó với đại dịch, thế giới vẫn chưa thể hiểu hết về kẻ thù vô hình này.
Cơ chế miễn dịch của tất cả mọi người không giống nhau. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được người mắc COVID-19 sau khi khỏi bệnh có thể duy trì được trạng thái miễn dịch trong bao lâu. Giai đoạn này có thể kéo dài hàng năm, nhưng cũng có thể chỉ là hàng tháng.
Độ chính xác của các xét nghiệm cũng là vấn đề đáng bàn. Theo một phân tích của các chuyên gia trên tạp chí Công nghệ MIT, hộ chiếu miễn dịch đòi hỏi các xét nghiệm có độ chính xác gần như tuyệt đối. Hiện tại, các xét nghiệm COVID-19 mới đạt độ chính xác khoảng 95%, con số đủ cao cho các mục đích khác nhưng chưa thể đảm bảo cho chứng nhận miễn dịch.
Trả lời phỏng vấn VTC News, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng ở thời điểm hiện tại áp dụng hộ chiếu miễn dịch không khả thi.
Cơ sở của hộ chiếu miễn dịch là phương pháp xét nghiệm kháng nguyên.
“Tính đến lúc này Việt Nam cũng như Tổ chức Y tế thế giới không ủng hộ hình thức chứng nhận miễn dịch này”, PGS. TS. Trần Đắc Phu chia sẻ.
“Cần nhớ rằng có những trường hợp mắc COVID-19, khỏi bệnh và được chứng nhận nhưng vẫn dương tính trở lại. Chưa chứng minh được rằng người nhiễm SARS-CoV-2 rồi thì sẽ không bị mắc lần nữa. Các vấn đề liên quan đến loại virus này vẫn chưa rõ ràng. WHO đã khuyến cáo rằng không nên áp dụng hình thức chứng nhận như vậy làm căn cứ.
Kể cả trong trường hợp các nước khác cấp chứng nhận cho bệnh nhân khỏi bệnh thì giấy tờ này cũng không có ý nghĩa khi người đó vào Việt Nam”.
Đánh đổi nguy cơ
Hộ chiếu miễn dịch không phải là giải pháp hoàn toàn có lợi. Ý tưởng này xuất hiện từ lâu nhưng chưa được ứng dụng thực tiễn bởi những tranh cãi liên quan đến vấn đề nhân quyền. Giải pháp này làm nảy sinh những lo ngại về sự phân biệt đối xử hay xâm phạm quyền riêng tư.
Husayn Kassai, nhà sáng lập của một công ty công nghệ tham giá đấu thầu phát triển hệ thống hộ chiếu miễn dịch cho chính phủ Anh, thừa nhận rằng đây thực chất là sự so sánh để chọn ra phương án ít nguy hại hơn.
“Chúng ta cân đo hai mối đe dọa và đây (hộ chiếu miễn dịch) là “con quỷ” yếu hơn giữa hai thứ đó”, tờ Politico dẫn lời ông Kassai. Nhiều chuyên gia quốc tế lo ngại rằng việc áp dụng hình thức chứng nhận miễn nhiễm kiểu này tiềm ẩn nguy cơ làm bùng phát dịch bệnh lần nữa.
Nếu hộ chiếu miễn dịch được đưa vào thực tiễn, nó sẽ giống như một loại chứng chỉ cấp phép cho một số ngành nghề hay đơn giản là việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Điều này có thể sẽ châm ngòi cho xu hướng cố tình nhiễm bệnh với hi vọng được chữa khỏi, qua đó được hưởng những đặc quyền của người được chứng nhận miễn nhiễm.
Ở góc độ khác, hộ chiếu miễn dịch, dù là bản mềm hay bản cứng, có thể gây ra sự chia rẽ xã hội kiểu mới, tương tự như phân biệt chủng tộc hay giới tính. Được cấp hộ chiếu miễn dịch cũng chính là chứng nhận không bị tái nhiễm, không còn là mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng.
“Họ trở thành lực lượng lao động được ưu tiên vì không có nguy cơ mắc COVID-19, vì thế họ năng động hơn và đòi hỏi mức lương cao hơn. Sự thay đổi này diễn ra âm thầm và rất khó nhận ra”, chuyên gia Bernhard Perchinig của ICMPD phân tích.
Ngoài ra, lựa chọn hộ chiếu miễn dịch cũng đồng nghĩa với việc người dân chấp nhận rủi ro có thể bị xâm hại quyền riêng tư và bình đẳng để tránh khỏi mối đe dọa từ nguy cơ nhiễm bệnh.
Trong cuộc chiến chống COVID-19, sự đánh đổi này đã xảy ra cùng những biện pháp truy dấu người bệnh thông qua các nền tảng kỹ thuật số. Bằng các ứng dụng điện thoại, chính phủ và cơ quan y tế có thể khoanh vùng và phân chia các khu vực nguy cơ lây nhiễm theo các mức độ. Tương tự như vậy, hệ thống hộ chiếu miễn dịch điện tử cũng có thể truy cập vào dữ liệu cá nhân của người dùng.
Công chúng có quyền lo lắng về nguy cơ rò rỉ thông tin, hay việc dữ liệu cá nhân bị sử dụng cho một mục đích nào đó khác. Quyền riêng tư chỉ được đảm bảo bởi sự cam kết giữa các công ty công nghệ và người dùng khi các quy định, luật lệ về bảo mật dữ liệu cá nhân ở nhiều nước vẫn chưa được hoàn thiện.
Mỹ nghi ngờ vaccine Covid-19 của Nga và Trung Quốc
Chuyên gia dịch tễ Anthony Fauci nói Mỹ sẽ không sử dụng các vaccine Covid-19 mà Nga và Trung Quốc đang phát triển vì lo ngại về an toàn.
Nhiều công ty Trung Quốc đang tiên phong trong cuộc đua phát triển vaccine phòng chống Covid-19 và Nga cũng đã đề ra mục tiêu đưa vaccine riêng vào sử dụng tháng 9 tới. Tuy nhiên, ông Fauci bày tỏ lo ngại hệ thống quản lý ở các nước này không minh bạch như ở phương Tây.
"Tôi hy vọng rằng Nga và Trung Quốc thực sự thử nghiệm vaccine trước khi họ cung cấp vaccine cho bất kỳ ai", ông nói tại cuộc điều trần trước quốc hội Mỹ hôm 31/7. "Tôi nghĩ tuyên bố sẵn sàng cung cấp vaccine trước khi thử nghiệm rất khó hiểu".
Tiến sĩ Anthony Fauci điều trần trước quốc hội hôm 31/7. Ảnh: AP
Như phần một trong Chiến dịch Warp Speed, chính phủ Mỹ sẽ chi tới 2,1 tỷ USD cho các tập đoàn dược Sanofi và GSK để phát triển vaccine Covid-19.
"Chúng ta sẽ triển khai rất nhanh. Tôi không tin sẽ có những vaccine đi trước chúng ta, khiến chúng ta phải phụ thuộc vào các nước khác để có vaccine", ông Fauci nói thêm.
Tháng trước, truyền thông Trung Quốc tuyên bố một vaccine Covid-19 do công ty CanSino Biologics phát triển đang được sử dụng để miễn dịch trong quân đội Trung Quốc. Đây là loại vaccine Covid-19 đầu tiên được chấp thuận sử dụng, dù chỉ với một lượng người hạn chế.
Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học nêu lo ngại về đạo đức vì vaccine này chưa bắt đầu những bước thử nghiệm cuối cùng. Hai công ty Trung Quốc khác là Sinovac và Sinopharm đã tiến hành các cuộc thử nghiệm cuối cùng lần lượt ở Brazil và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE).
Trung Quốc đã hầu như khống chế được đại dịch và do đó chuyển cho các nước khác thử nghiệm vaccine của mình. Các cuộc thử nghiệm ở Brazil và UAE sẽ được theo dõi sát sao, do Trung Quốc từng có nhiều bê bối về y tế.
Năm 2018, hơn 200.000 trẻ em nước này bị tiêm một loại vaccine chưa hoàn chỉnh để phòng bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà, dẫn tới một số trường hợp bị tê liệt.
Trong khi đó, Nga, quốc gia từng dẫn đầu toàn cầu về vaccine trong thời kỳ Xô Viết, đang nỗ lực đưa hai loại vaccine ra thị trường vào tháng 9 và 10 tới. Loại đầu tiên do Viện Gamaleya và Bộ Quốc phòng Nga phát triển, loại thứ hai do phòng thí nghiệm quốc gia Vektor phát triển. Nga không công bố dữ liệu khoa học chứng tính an toàn hay hiệu quả của các vaccine này.
Ba vaccine chống Covid-19 khác đang được phương Tây thử nghiệm ở giai đoạn cuối ở Mỹ, Anh và Đức. Cả Trung Quốc và Nga đều bị cáo buộc nỗ lực đánh cắp nghiên cứu vaccine của phương Tây, nhưng hai nước bác bỏ.
Mỹ có thể bình thường trong 2021 nếu vaccine nCoV hoàn thiện Tiến sĩ Anthony Fauci, Cố vấn Y tế Nhà Trắng cho biết nếu vaccine hoàn thiện, dân Mỹ có thể quay lại sinh hoạt bình thường vào năm 2021. Chia sẻ với CNN vào ngày 23/7, ông Fauci cho biết, nếu phần đông dân số tiếp nhận vaccine và miễn dịch với Covid-19, viễn cảnh nước Mỹ thật sự quay lại bình thường...