‘Hô biến’ ngọn hải đăng cũ thành tác phẩm đầy màu sắc sống động
Một nghệ sĩ người Tây Ban Nha đã khéo léo biến ngọn hải đăng thành một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc vô cùng bắt mắt.
‘Hô biến’ ngọn hải đăng cũ thành tác phẩm đầy màu sắc sống động
Nghệ sĩ Okuda San Miguel đã biến một ngọn hải đăng ở vùng Cantabria, miền bắc Tây Ban Nha thành một tác phẩm nghệ thuật bắt mắt.
Lấy cảm hứng từ sự giàu có về tự nhiên trong khu vực với hệ động thực vật phong phú và sự đa dạng văn hoá hiện đại và cởi mở kết nối với thế giới, Okuda San Miguel đã biến ngọn hải đăng Faro de Ajo thành sản phẩm đầy màu sắc.
Trong gần một thế kỷ, ngọn hải đăng Faro de Ajo gần thị trấn Ajo, Cantabrian, là một ngọn hải đăng đơn sắc, âm thầm tỏa ánh sáng hướng về phía Đại Tây Dương.
Nằm dọc theo bờ biển ở Cantabria, Faro de Ajo đã được biến đổi từ một mặt tiền cằn cỗi thành một nơi trưng bày sống động với hơn 70 màu sắc. Sự thay đổi về ngoại hình nhằm mục đích tăng lượng du khách đến nhiều hơn tại một trong những địa điểm ít được biết đến nhất ở bờ biển Tây Ban Nha.
Ông bắt đầu công việc trang trí ngọn hải đăng cao 16 mét từ tháng 8 và hoàn thành sau một tháng. Faro de Ajo đặt tên cho dự án là ‘Infinite Cantabria’ với sản phẩm cuối cùng là ngọn hải đăng với 70 màu sắc sống động trở thành biểu tượng cho sự đa dạng văn hoá của một Cantabria hiện đại và cởi mở.
Okuda San Miguel cho biết: “Đó là một trải nghiệm độc đáo, một thử thách nghệ thuật mới mẻ đối với tôi khi thực hiện dự án trên quê hương của mình”.
Đây cũng là ngọn hải đăng đầu tiên mà các nghệ sĩ can thiệp tạo ra tác phẩm nghệ thuật màu sắc dọc theo toàn bộ bờ biển Tây Ban Nha.
Video đang HOT
Một số hình ảnh sắc màu của ngọn hải đăng
Khám phá những Ngọn Hải đăng độc đáo nhất Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có bờ biển trải dài hơn 3500 km, vì thế các vùng ven biển đều có ít nhiều các ngọn hải đăng soi đường, chiếu sáng giúp tàu thuyền định hướng vào đất liền.
Mỗi ngọn hải đăng được xây dựng ở các vùng miền đều sở hữu vẻ đẹp độc đáo, sừng sững giữa biển trời, trở thành điểm du lịch thú vị cho du khách khám phá những bãi biển xanh biếc, thiên nhiên mênh mông.
Hải đăng Hòn Dấu
Hải đăng Hòn Dấu à ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Du lịch Việt Nam
Hải đăng Hòn Dấu tọa lạc trên đảo Dấu, thuộc khu Du lịch Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Đây là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam với trên 120 năm tuổi, được xây dựng năm 1892 và hoàn thành năm 1898. Hải đăng Hòn Dấu nằm giữa tòa nhà 2 tầng đồ sộ, cao khoảng 23 m và được bao bọc bởi cả một khu rừng nguyên sinh với bạt ngàn cây cổ thụ.
Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu. Ảnh: Báo Du lịch Việt Nam
Đến với hải đăng Hòn Dấu bạn còn có thể kết hợp tham quan Khu du lịch quốc tế Hòn Dấu nơi có thể tham gia các loại hình du lịch sinh thái biển, kết hợp hội thảo, nghiên cứu khoa học, nghỉ dưỡng...
Hải đăng Kê Gà
Hải đăng Kê Gà (hay còn gọi là Khe Gà) nằm ở mũi Kê Gà, thuộc xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận. Hải đăng Kê Gà được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp Chnavat, được hoàn thiện vào năm 1899 và sở hữu kiến trúc độc đáo, tinh tế từ hình bát giác.
Hải đăng Kê Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Ảnh: Báo Du lịch
Đến đây, bạn sẽ đặt chân lên gần 200 bậc thang xoáy theo đường trôn ốc lên đỉnh đèn với chiều cao 35 m và chiêm ngưỡng khung cảnh biển xanh mênh mông, bao la với tầm quét sáng đến 22 hải lý (tương đương 40 km).
Hiện nay, hải đăng Kê Gà còn là di tích kiến trúc độc đáo. Hòn đảo và ngọn hải đăng Kê Gà đã trở thành điểm du lịch hấp dẫn và không thể bỏ qua với du khách khi đến thăm tỉnh Bình Thuận. Đồng thời đây còn là điểm đến yêu thích để các bạn trẻ check in với những bức hình tuyệt đẹp.
Hải đăng Đại Lãnh
Hải đăng Đại Lãnh nằm trên Mũi Đại Lãnh (còn gọi là Mũi Điện), thuộc địa phận xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35 km về phía Đông Nam. Hải đăng được chính thức xây dựng vào năm 1890 bởi những kiến trúc sư người Pháp. Bị hủy hại bởi thời gian và chiến tranh đến năm 1995 hải đăng Đại Lãnh được phục dựng và giữ nguyên như ngày nay. Hiện ngọn hải đăng này gồm khối nhà cao 5 m với diện tích 320 mét vuông, Tháp đèn hải đăng cao 26,5 m so với nền nhà và 110 m so mực nước biển.
Chinh phục hết 110 bậc thang xoắn ốc lên đến đỉnh hải đăng bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một khoảng trời biển bao la. Ảnh Báo Du lịch Việt Nam
Chinh phục hết 110 bậc thang xoắn ốc lên đến đỉnh hải đăng bạn sẽ được chiêm ngưỡng cả một khoảng trời biển bao la, ngút ngàn màu xanh với gió trời lồng lộng. Ngọn hải đăng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích Danh thắng cấp Quốc gia vào năm 2008 và là điểm đến yêu thích của du khách khi đến Phú Yên.
Hải đăng Gành Đèn
Hải đăng Gành Đèn nằm trên gành đá sát bờ biển thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Hải đăng Gành Đèn có độ cao 10 m và được phủ lên lớp áo sọc trắng - đỏ nổi bật và có tầm nhìn tương đối 17 hải lý.
Hải đăng Gành Đèn nằm trên gành đá sát bờ biển thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.
Ngọn hải đăng này giữa thiên thiên phóng khoáng và hoang dã, du khách có thể dạo quanh trên những tảng đá dưới chân tháp hải đăng và thả hồn cùng biển cả xứ nẫu Phú Yên. Du khách có dịp du lịch mùa hè về vùng đất Phú Yên hẳn đừng bỏ lỡ dịp tham quan hải đăng Gành Đèn hoang sơ và vẹn nguyên theo dòng chảy thời gian.
Tiên Nữ - hòn đảo xa xôi của tổ quốc Được sự đồng ý của NXH Văn học, Thời đại giới thiệu loạt bài viết rút trong tập Nơi đầu sóng: Mắt trùng khơi của hai tác giả Lữ Mai, Trần Thành. Điểm cực Đông của Tổ quốc ta lại là đảo nhỏ có cái tên thật mơ màng: Đảo Tiên Nữ. Trong hải trình đến với quần đảo Trường Sa, rất ít...