‘Hô biến’ lòng đường, vỉa hè thành chợ, vấn nạn vì sao khó dẹp?
Trên nhiều tuyến đường của Hà Nội la liệt các “chợ cóc, chợ tạm mọc lên. Việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường diễn ra trong khoảng thời gian dài khiến cho nhiều tuyến đường liên tục ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Chợ thực phẩm tự phát trên phố Cầu Mới (khu vực phường Ngã Tư Sở, Đống Đa) được hình thành nhiều năm nay. Đây là nơi báo chí nhiều lần phản ánh về việc người buôn bán chiếm lòng đường, vỉa hè để buôn bán nhưng các cấp chính quyền đều kêu khó xử lý hoặc xử lý như “ném đá ao bèo”.
Nhan nhản vi phạm
Phố Cầu Mới có chiều dài chỉ chừng 400m, lòng đường rộng 9m, nối đường Láng với đường Nguyễn Trãi. Gần chục năm qua, nơi đây mỗi sáng không còn cảnh chợ cóc lèo tèo vài ba người buôn thúng, bán mẹt mà thay vào đó, cả tuyến phố thành một chợ đầu mối tấp nập. Vì liền kề với chợ Ngã Tư Sở nên người dân vẫn quen gọi phố Cầu Mới là chợ đầu mối thực phẩm Ngã Tư Sở. Đây trở thành điểm cung cấp thực phẩm lớn cho nhiều quận trung tâm TP Hà Nội.
Dù là chợ tự phát nhưng lòng đường, vỉa hè được ngầm chia thành từng ô, từng mét, các tiểu thương cứ đến bày hàng buôn bán tấp nập đến trưa mới dứt.
Khoảng 7h ngày 4/11, PV Tạp chí GTVT có mặt tại tuyến phố này và tận mắt chứng kiến các tiểu thương vô tư bày biện hàng hóa, bàn ghế tràn lan dọc vỉa hè, lòng đường, xe cộ để ngổn ngang gây cản trở giao thông. Nhiều người dừng xe ngay bên đường để mua bán, khiến giao thông lộn xộn.
Đáng nói, tại khu vực này, UBND phường đã cắm biển báo “cấm họp chợ”. Hàng ngày, Đội Quản lý trật tự đô thị phường vẫn có mặt để kiểm tra. Thế nhưng, ngay dưới biển cấm họp chợ thì tình trạng họp chợ vẫn ngang nhiên diễn ra.
Tại quận Hoàng Mai, PV ghi nhận, khu chợ cóc sát nách gần chợ đầu mối phía Nam Hà Nội, ngoài diện tích sạp để kín hàng hóa, hầu như hộ kinh doanh nào cũng tận dụng một phần lòng đường Tân Mai để trưng bày hoa quả.
Video đang HOT
Nhiều tiểu thương, người bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè, lòng đường Tân Mai (phường Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai) để thành lập chợ cóc gây nhếch nhác đường phố, cản trở giao thông.
Nhiều chủ sạp còn cơi nới mái che, mái vẩy ra đường, đồng thời đặt những sạp hoa quả chiếm ngay phần không gian phía dưới khiến phần đường dành cho xe cộ, người đi bộ qua lại bị thu hẹp. Vào giờ cao điểm và đặc biệt các ngày lễ, việc di chuyển qua tuyến đường này rất khó khăn bởi người mua đổ về đông nghịt.
Cách đó không xa, tại phường Yên Sở, khu chợ cá làng Sở Thượng thường xuyên chiếm dụng vỉa hè, lòng đường phục vụ hoạt động kinh doanh buôn bán gây mất ATGT nhiều năm nay mà vẫn chưa được dẹp bỏ.
Theo người dân, vào các buổi sáng, chiều hàng ngày, dọc tuyến đường Vành đai 3 đoạn gần ngã tư Tam Trinh, những người kinh doanh buôn bán hải sản lại bày bán hàng hóa chiếm dụng hết phần vỉa hè, lòng đường khiến người tham gia giao thông gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 7h -8h hàng ngày, tuyến đường này có mật độ giao thông đông đúc, lại càng trở nên tắc nghẽn bởi người đi đường ghé, tạt vào và dừng xe dưới lòng đường để mua bán.
Thường xuyên di chuyển qua đoạn đường này, anh Bùi Trọng Khánh (ở đường Tam Trinh) chia sẻ: Nhiều hôm 7 rưỡi chợ cá đã hoạt động sôi động rồi. Những tầm cao điểm thì xảy ra ùn tắc ở chỗ Tam Trinh. Mà ô tô chở cá thì toàn ô tô to, chiếm diện tích khá lớn của tuyến đường. Xe máy đi sẽ cua ra ngoài. Nhiều trường hợp ô tô đi nhanh quá, không kịp giảm tốc độ mà tầm nhìn bao quát không nhanh thì rất ảnh hưởng giao thông, xảy ra tai nạn.
Không chỉ anh Khánh, nhiều người điều khiển xe máy, xe đạp cũng cảm thấy bất an khi phải di chuyển vòng qua những chiếc xe đỗ ở làn đường dành cho họ, nhất là khi ở phía sau, dòng xe tải, xe khách “lao” đến với tốc độ cao và bóp còi inh ỏi. Người tham gia giao thông càng bức xúc hơn khi tình trạng này đã diễn ra từ lâu và gần như mọi thời điểm trong ngày.
Chính quyền sở tại không thể vô can?
“Mong cơ quan chức năng, chính quyền địa bàn cần phải nhanh chóng và thường xuyên ra quân chấn chỉnh tình trạng chợ cóc, chợ tạm, hàng rong họp tràn lan lấn chiếm lòng lề đường tại chợ hải sản Yên Sở. Việc lập lại trật tự lòng lề đường đô thị phải kiên quyết, quyết liệt, chứ không thể làm theo đợt, theo phòng trào như bấy lâu nay, bởi như vậy kết quả thu được sẽ chẳng khác nào kiểu “bắt cóc bỏ đĩa”, hay “ném đá ao bèo tấm”, một người dân kiến nghị.
Chợ cá Yên Sở (phường Yên Sở, Q.Hoàng Mai) hoạt động ngay dưới lòng đường Vành đai 3 đoan gần ngã 3 Tam Trinh tiềm ẩn nguy cơ TNGT, mất vệ sinh và mỹ quan đô thị.
Bàn về vấn đề này, ông Tạ Đức Giang, Phó chánh văn phòng Ban ATGT TP Hà Nội cho rằng, việc chiếm dụng vỉa hè để kinh doanh đã tồn tại khá nhức nhối trên địa bàn Thủ đô, nhưng nhiều nơi chính quyền chưa có giải pháp dẹp bỏ. “Việc chiếm dụng vỉa hè làm mất nơi lưu thông an toàn của người đi bộ. Kinh doanh trên vỉa hè, người mua hàng dừng dưới lòng đường còn cản trở các phương tiện khác lưu thông, gây mất ATGT. Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần quyết liệt, có chế tài đủ mạnh để việc dẹp bỏ chợ tự phát không còn là chuyện “bắt cóc bỏ dĩa”, ông Giang cho hay.
Dưới góc nhìn pháp lý, Luật sư Nguyễn Hồng Bách (Công ty Luật Hợp danh Hồng Bách và cộng sự) cho rằng, trách nhiệm xử lý vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, vỉa hè gây ách tắc giao thông, làm mất trật tự đô thị, an toàn giao thông thuộc về chính quyền địa phương:
“Luật Xử lý vi phạm hành chính ban hành cho các chủ thể quyền, từ UBND cấp quận đến UBND cấp phường, rồi cán bộ công an quản lý trật tự trên địa bàn phường. Những chủ thể này được tiến hành các biện pháp xử lý, tùy theo tính chất, mức độ của hành vi lấn chiếm, xâm phạm trật tự vỉa hè, lòng đường”, Luật sư Nguyễn Hồng Bách nói.
Tháo dỡ trạm BOT cầu Bình Triệu sau 5 năm ngáng đường vào TP.HCM
Trạm thu phí BOT cầu Bình Triệu 2 bị bỏ hoang 5 năm nay, gây cản trở giao thông khu vực đã được tháo dỡ, trả lại lòng đường thông thoáng.
Trạm thu phí BOT cầu Bình Triệu 2 (TP.HCM) đã được tháo dỡ để trả lại lòng đường thông thoáng
Chiều 2/11, cơ quan chức năng đã tháo hai trạm thu phí ở hai đầu cầu Bình Triệu 1 và 2 để trả lại lòng đường thông thoáng sau 5 năm bỏ hoang, không hoạt động.
Theo Sở GTVT TP.HCM, dự án cầu Bình triệu đã dừng thu phí 5 năm nay nhưng vẫn chưa tháo dỡ là do dự án vẫn chưa chính thức chấm dứt hình thức hợp đồng BOT. Mới đây, UBND TP.HCM đã chấp thuận ngừng hợp đồng BOT và chuyển đổi sang đầu tư ngân sách đối với dự án này.
Tháng 7/2020, UBND TP.HCM đã giao cho các sở, ngành làm thủ tục chấm dứt hợp đồng BOT dự án, đồng thời chấp thuận đề xuất của Sở GTVT TP.HCM giao cho Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông đường bộ tổ chức tháo dỡ 2 trạm thu phí trên.
Hai trạm thu phí này suốt 5 năm qua nằm giữa đường, gây cản trở giao thông khu vực, gây kẹt xe vào những dịp lễ tết khi lượng xe đổ về Bến xe Miền Đông tăng.
Dự án BOT cầu Bình Triệu 2 giai đoạn 1 được triển khai từ năm 2004, do Cienco 5 làm chủ đầu tư. Đến năm 2008, UBND TP.HCM cho phép triển khai giai đoạn 2 và giao Công ty CP đầu tư hạ tầng giao thông TP.HCM (Công ty CII) làm chủ đầu tư.
Dự án bao gồm các hợp phần như: Nâng cấp mở rộng QL13 từ cầu Bình Triệu đến ngã tư Bình Phước; sửa chữa cầu Bình Triệu 1; mở rộng đường Nguyễn Xí và xây dựng nút giao thông ngã năm Đài Liệt Sĩ; mở rộng đường Ung Văn Khiêm; hoàn trả chi phí đầu tư mà Cienco 5 đã thực hiện.
Tuy nhiên, đến năm 2010 Công ty CII mới chỉ hoàn thành xây cầu Bình Triệu 2, sửa chữa cầu Bình Triệu 1 và cũng đã thu phí hoàn vốn.
Đến năm 2018, UBND TP.HCM và Công ty CII ký hợp đồng BOT về dự án cầu đường Bình Triệu 2 trên cơ sở điều chỉnh hợp đồng cũ, với các hạng mục chưa được thực hiện gồm: Mở rộng đường Ung Văn Khiêm lên 30m; xây dựng nút giao thông Đài Liệt Sĩ; mở rộng cầu Ông Dầu trên QL13 với tổng vốn đầu tư 2.293 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 1.364 tỷ đồng do nhà đầu tư ứng cho địa phương trả.
Công ty CII chỉ mới hoàn thành mở rộng cầu Ông Dầu trên QL13 với tổng vốn đầu tư 2.293 tỷ đồng, các hạng mục khác chưa thực hiện được do có những thay đổi trong các phương án. Do vậy, trạm BOT "chờ thu phí" này phải được dỡ bỏ.
Hà Nội: Sắp có thêm cầu vượt cho người đi bộ trên đường Nguyễn Trãi Đường Nguyễn Trãi sắp có thêm cầu vượt cho người đi bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Ảnh minh họa. Theo đó, UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định 4761 phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình xây dựng cầu vượt cho người đi bộ bằng...