Vì sao các trường đại học, cao đẳng vẫn ở nội đô?
Sau khi học sinh, sinh viên tựu trường, nhiều tuyến đường tại Hà Nội trở lại tình trạng ùn tắc từ ngõ nhỏ ra đường lớn.
Trước thực tế này, câu hỏi quen thuộc là bao giờ các trường Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) mới được di dời ra khỏi nội đô Hà Nội nhằm hạn chế việc tăng dân số cơ học, giảm áp lực cho giao thông Thủ đô một lần nữa được nhắc lại?
Sinh viên tới trường là đường tắc
Những tuyến đường Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến, Trường Chinh, Chùa Bộc, Xuân Thủy, Cầu Giấy… từng có thời điểm thông thoáng, dễ thở khi dịch Covid-19 hoành hành và sinh viên được học trực tuyến tại nhà. Tuy nhiên, những nhiều ngày qua, vào khung giờ cao điểm , cảnh các dòng phương tiện đông đúc chen nhau từng centimet đường và ùn tắc kéo dài lại xuất hiện sau khi học sinh – sinh viên quay trở lại trường học để bắt đầu năm học mới. Điều này càng khẳng định, một phần nguyên nhân tình trạng quá tải giao thông tại Hà Nội do quy mô sinh viên của các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tăng mạnh.
Ùn tắc giao thông trên phố Giảng Võ vào giờ cao điểm. Ảnh: Phạm Hùng
Theo thống kê, trên địa bàn TP Hà Nội hiện có 97 trường ĐH, học viện và 33 trường CĐ, chiếm 1/3 số trường và 40% tổng số sinh viên cả nước, riêng 4 quận lõi trung tâm TP có 26 trường. Với hệ thống các trường ĐH, CĐ này, Hà Nội có khoảng 660.000 sinh viên đến từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đây là số dân cơ học không nhỏ góp phần gây áp lực lớn lên hạ tầng xã hội , hạ tầng giao thông. Nhiều tuyến đường chỉ vài cây số nhưng có đến 7, 8 trường xây dựng san sát, chen chúc gây nên cảnh ùn tắc thường xuyên vào giờ sinh viên đến lớp hay tan học.
Có thể kể đến như tuyến đường Xuân Thủy – Cầu Giấy dày đặc trường như ĐH Quốc gia, ĐH Sư phạm, ĐH Ngoại ngữ, Học viện Báo chí và tuyên truyền, ĐH Thương Mại, ĐH Giao thông vận tải… Tương tự, đường Nguyễn Trãi chỉ hơn 1km nhưng đoạn từ Nhà máy thuốc lá Thăng Long đến Siêu thị Co.opmart đã phải oằn mình “cõng” đến 7 trường lớn như ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Hà Nội, Học viện An ninh, Học viện Bưu chính viễn thông…
Đánh giá về lượng phương tiện trên đường tại Hà Nội hiện nay, Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT – TEDI cho rằng, trên nhiều tuyến đường, nút giao thông tại Hà Nội mật độ phương tiện lưu thông đã quá tải thiết kế mặt đường từ 3 – 4 lần, riêng các tuyến đường như Lê Văn Lương, Láng, Phạm Hùng giờ cao điểm đã vượt tới 22 lần so với thiết kế và vẫn đang tiếp tục tăng lên. Với lượng sinh viên liên tục tăng lên góp phần làm gia tăng lượng phương tiện giao thông cá nhân tại Hà Nội tăng từ 18 – 20% mỗi năm.
Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Phát triển đô thị Việt Nam – TS. Đào Ngọc Nghiêm cho rằng, việc di dời các trường ĐH, CĐ không đáp ứng đủ tiêu chuẩn ra khỏi nội đô là vấn đề cấp bách nhằm giảm áp lực hạ tầng giao thông; đồng thời cũng để phục vụ cho sự phát triển bền vững trong tương lai của các trường ĐH, CĐ nói riêng và Thủ đô nói chung. Tuy nhiên, dù chủ trương đã có nhưng để thực hiện có hiệu quả cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ, vào cuộc tích cực của các bộ, ngành. Phải làm rõ kế hoạch di dời như thế nào, hỗ trợ của nhà nước đến đâu?
Chậm vì chưa có phương án cụ thể
Trên cơ sở Quy hoạch chung TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, năm 2015 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục ĐH, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội. Tuy nhiên, đến nay, quyết định đã có hiệu lực thi hành được 5 năm nhưng mới có duy nhất trường ĐH Y tế cộng đồng tại 138B phố Giảng Võ, quận Ba Đình, di dời ra khỏi trung tâm TP.
Lý giải về sự chậm trễ này, đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng thẳng thắn nhìn nhận, mặc dù kế hoạch di dời đã được cụ thể hóa bằng các chỉ đạo, tuy nhiên việc triển khai thực hiện vẫn còn chậm, bởi tồn tại một số khó khăn vướng mắc, đặc biệt trong việc thực hiện di dời các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp tại khu vực nội đô TP Hà Nội.
Theo Bộ Xây dựng, những tồn tại, vướng mắc cũng như việc chưa kịp thời đẩy nhanh tiến độ thực hiện di dời các cơ sở giáo dục, đào tạo liên quan đến một số nguyên nhân chủ yếu như công tác di dời và xây dựng cơ sở mới đòi hỏi nhu cầu vốn ngân sách rất lớn, nguồn vốn thực hiện chưa được bố trí; chưa có phương án huy động nguồn lực xây dựng. Các quy hoạch ngành cũng chưa hoàn thành nên chưa có cơ sở xây dựng danh mục, tiêu chí, lộ trình, biện pháp di dời các cơ sở ra khỏi khu vực nội thành; sự phối hợp giữa các tỉnh, TP với các bộ, ngành có liên quan chưa chủ động.
Bàn về nguyên nhân khó di dời các trường ĐH, CĐ, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, để thực hiện có hiệu quả phải có phương án, cách làm cụ thể và Nhà nước phải là người trọng tài chính. “Thực tế là trường ở đâu sinh viên sẽ ở đó. Bây giờ muốn di dời, Nhà nước phải tự bỏ tiền ra làm. Đầu tư xây dựng tại các khu đô thị vệ tinh đã được quy hoạch riêng biệt, có trường lớp, có phòng thí nghiệm, ký túc xá đầy đủ, sau đó mới đưa các trường ra. Có như vậy, chúng ta mới thực hiện được chủ trương” – PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh.
TS. Đào Ngọc Nghiêm cũng cho rằng, với cơ chế tự chủ thì việc bố trí nguồn lực để di dời và đầu tư xây dựng cơ sở mới là khó khăn, thách thức lớn đối với các trường. Vậy nên trong cơ chế chính sách, cần phân loại các trường như phân loại vốn, có cơ chế chính sách về sử dụng đất và phát triển không gian. Mặt khác, khi xây dựng các trường ĐH, CĐ, không chỉ xây trường học mà còn ký túc xá, khu nhà ở cho giáo viên nhưng những chính sách về vấn đề này hiện nay vẫn đang thiếu.
Về việc một số trường có giá trị di tích lịch sử, TS. Đào Ngọc Nghiêm cho biết, Luật Thủ đô đã quy định rất rõ ràng, một số các trường ĐH,CĐ mà không có trụ sở chính ở nội thành thì không được đặt địa điểm đào tạo trong nội thành. Với một số trường đại học có di tích, có giá trị nhất định với nội đô, Nhà nước khẳng định đấy là cơ sở 1 đại diện cho trường, còn với cơ sở đào tạo cụ thể, các khu phát triển mới phải theo quy hoạch chung.
Hình ảnh đối lập của TPHCM trong và sau cách ly xã hội phòng dịch COVID-19
Trái ngược với cảnh vắng vẻ trong những ngày đầu cách ly xã hội, TPHCM bắt đầu hối hả, nhộn nhịp trở lại trong những ngày gần đây.
TPHCM vừa trải qua 22 ngày cách ly xã hội kể từ 0h ngày 1.4 để phòng, chống dịch COVID-19. Trong những ngày đầu cách ly xã hội nhiều tuyến đường ở thành phố sầm uất bậc nhất cả nước bỗng chốc vắng vẻ lạ thường. Trong hình là tuyến đường Nguyễn Tri Phương chụp hôm 4.4 (bên trái) và hôm 24.4 (bên phải). Ảnh: Hà Phương.
Mật độ giao thông trên các ngả đường đang có dấu hiệu tăng lên, nhất là sau khi TPHCM trong những ngày nới lỏng xã hội. Ảnh: Hà Phương.
Cũng giống như các tuyến đường khác, mật độ giao thông trên Hoàng Văn Thụ (Quận Tân Bình) hôm 6.4 (ảnh trái) và hôm 23.4 (ảnh phải). Ảnh: Hà Phương.
Các phương tiện thưa thớt di chuyển hôm 2.4 (ảnh trái) và dòng xe nối đuôi nhau hôm 23.4 tại vòng xoay Cộng Hòa - nút giao giữa quận 1, quận 3, quận 5 và quận 10 (TPHCM). Ảnh: Hà Phương.
Sau 5 ngày cách ly xã hội người dân TPHCM đi lại nhiều hơn so với ngày đầu. Tuy nhiên, lưu lượng xe trên các tuyến đường trong những ngày sau cách ly xã hội có xu hướng tăng lên. Trong hình là tuyến đường Thành Thái (Quận 10) chụp hôm 8.4 (ảnh trái) và hôm 25.4 (ảnh phải). Ảnh: Hà Phương.
Đường Nguyễn Văn Cừ hôm 8.4 (ảnh trái) và hôm 25.4 (ảnh phải). Ảnh: Hà Phương.
Trước đây, tuyến đường 3/2 luôn nhộn nhịp và thậm chí ùn tắc trong giờ cao điểm. Những ngày cách ly xã hội là thời điểm hiếm hoi thấy được hình ảnh vắng lặng của tuyến đường này. Hình trái chụp hôm 3.4 và hình phải chụp hôm 23.4. Ảnh: Hà Phương.
Trong những ngày nới lỏng cách ly, người dân vẫn được khuyến cáo cần hạn chế ra đường, đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, rửa tay thường xuyên với xà phòng/dung dịch xịt khuẩn có cồn... để đảm bảo an toàn, phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: Hà Phương.
HÀ PHƯƠNG
Chốt phương án đầu tư đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu Chiều 3/9, ông Lê Tuấn Quốc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế GTVT-CTCP (TEDI) báo cáo Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu. Dự án đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khi hoàn thành giảm áp lực cho Quốc lộ 51 hiện đang bước...