Hồ Baikal – Kỳ quan tạo hóa “ưu ái” nước Nga
Hồ Baikal, nằm ở phía nam Siberia, thuộc lãnh thổ Nga, còn được biết đến với cái tên “Con mắt xanh của Siberia”.
Với độ sâu 1.637m, Baikal được coi là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, đồng thời là hồ có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm xấp xỉ 20% trữ lượng nước ngọt trên toàn thế giới. Theo tính toán, lượng nước này đủ dùng cho cả nhân loại trong vòng 40 năm.
Hồ Baikal là hồ nước ngọt sâu nhất và lâu đời nhất thế giới
Làn nước trong vắt xanh thăm thẳm như chiếc gương soi khổng lồ của tự nhiên
Rộng 31.722km2, hồ Baikal như chiếc gương khổng lồ với làn nước màu xanh ngọc bích trong trẻo và sâu thẳm, soi bóng những núi đá hùng vĩ cùng lớp lớp bạch dương nối đuôi nhau. Được coi như chốn thiên đường nghỉ dưỡng, cảnh vật quanh hồ vẫn giữ được vẻ nguyên sơ, bên làn nước trong vắt tới mức ở độ sâu hàng chục mét vẫn có thể nhìn thấy đá cuội và sinh vật dưới lòng hồ.
Loài hải cẩu đặc biệt Nerpa Baikal, chỉ sinh sống ở Hồ này
Bên cạnh đó, hồ Baikal còn sở hữu hệ động thực vật vô cùng phong phú, là “nhà” của hơn 2500 loài động thực vật, trong đó có đến 2/3 loài chỉ cư trú và sinh trưởng tại đây. Một số loài động vật quý hiếm nổi tiếng gồm loài hải cẩu có tên gọi nerpa Baikal, loài cá golomianka độc đáo với thân mình trong suốt và không đẻ trứng mà đẻ ra cá con.
Video đang HOT
Hồ Baikal chiếm 20% trữ lượng nước ngọt của thế giới
Khách du lịch lặn xuống dưới Hồ khám phá hệ động thực vật ở đây
Khung cảnh vùng Hồ vẫn giữ nguyên nét hoang sơ
Với “tuổi thọ” hơn 25 triệu năm, Baikal còn là hồ lâu đời nhất trên thế giới. Người dân Nga quen gọi Baikal là “Biển Hồ” và đã bầu chọn hồ Baikal là một trong 7 kỳ quan của nước này. Năm 1996, tổ chức UNESCO đã công nhận hồ Baikal là Di sản thế giới.
Cảnh sắc đất trời vào thu tuyệt đẹp ở hồ Baikal
Theo Thegioisacdep.vn
Ba điểm đến không thể bỏ lỡ tại thành phố Pleiku
Cũng nằm trong khu vực Tây Nguyên như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột, nhưng phố núi Pleiku lại mang trong mình những vẻ đẹp độc đáo, đáng nhớ mà du khách không nên bỏ qua.
Ba địa điểm dưới đây du khách hoàn toàn có thể thăm thú trong một ngày lưu lại Pleiku, Gia Lai.
Chùa Minh Thành
Đến Pleiku, du khách không nên bỏ qua ngôi chùa rộng lớn, bề thế nhất vùng Tây Nguyên: chùa Minh Thành. Nằm ngay trung tâm thành phố, đây là ngôi chùa có vị trí quan trọng với người dân thành phố Pleiku. Không giống như những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa, chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản.
Một góc kiến trúc độc đáo của chùa Minh Thành. Ảnh: Minh Đức
Nổi bật trong chùa là những công trình đồ sộ, được tạo tác công phu như tượng Phật di đà bằng đá trắng cao 7,5 m, bảo tháp xá lợi cao 40 m, bộ cửa gỗ lớn nhất Việt Nam cao 4 m hay chánh điện chùa cao 16 m. Khuôn viên chùa là sự kết hợp hài hòa giữa các công trình kiến trúc và tiểu cảnh sân vườn, tạo không gian yên tĩnh, thanh bình.
Được xây dựng từ năm 1964, chùa Minh Thành đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Hiện tại, chùa vẫn tiếp tục được chỉnh trang và mở rộng để đón thêm nhiều du khách và phật tử thập phương.
Quảng trường Đại đoàn kết
Tọa lạc giữa trung tâm thành phố Pleiku, gần quốc lộ 14, quảng trường Đại Đoàn Kết là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Pleiku. Nổi bật giữa khuôn viên quảng trường là bức tượng Bác Hồ cao 10,8 m trên bệ đá cao 4,5 m. Phía sau tượng là bức phù điêu được tạc trên đá trắng, tái hiện khung cảnh và cuộc sống người dân Tây Nguyên. Trước khu tượng đài là những bãi cỏ được xén ô vuông như quảng trường Ba Đình.
Bức tượng Bác Hồ được đặt giữa quảng trường Đại Đoàn Kết. Ảnh: baogialai
Đặc biệt, hai bên tượng đài Bác Hồ là dàn cồng chiêng khổng lồ - nét văn hóa đặc trưng cho các dân tộc anh em Tây Nguyên. Không chỉ là một điểm đến cho du khách, quảng trường trung tâm thành phố còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động của người dân thành phố Pleiku. Nhâm nhi một tách cà phê bên quảng trường và ngắm nhìn cuộc sống thường ngày của thành phố là lựa chọn hợp lý cho buổi tối nơi phố núi.
Biển Hồ (hồ T'nưng)
Du khách không thể bỏ qua Biển Hồ - hồ nước ngọt được mệnh danh là "đôi mắt Pleiku". Từ Pleiku, du khách chạy lên phía Kon Tum và rẽ vào xã Biển Hồ. Qua con đường với rừng thông rợp mát, trải ra trước mắt bạn là màu xanh ngọc của Biển Hồ Pleiku. Đây chính là miệng núi lửa đã ngừng hoạt động. Sở dĩ hồ T'nưng được gọi là Biển Hồ vì mỗi khi có gió lớn, những cơn sóng lại nhấp nhô trên mặt hồ như sóng biển.
Đường vào Biển Hồ rợp trong bóng thông xanh mát. Ảnh: Lam Linh
Biển Hồ đẹp vào mọi thời khắc trong ngày; buổi sáng sớm với làn sương mờ ảo, mặt trời lên cao thì nước hồ chuyển trong xanh và khi hoàng hôn xuống, khung cảnh nhuốm màu vàng đỏ của nắng chiều tà. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi tham quan gần bờ vì Biển Hồ có những đoạn nước sâu không thấy đáy.
Theo VNExpress
Sơn Đoòng hùng vĩ qua ống kính người Việt "Sơn Đoòng - Kỳ quan thiên nhiên trong lòng đất" đưa người đọc qua nhiều cảm xúc, từ hồi hộp, háo hức, sợ hãi và cuối cùng tan chảy trước vẻ đẹp của hang động lớn nhất thế giới. Đây là cuốn sách đầu tiên về hang động lớn nhất thế giới được xuất bản ở Việt Nam. Người xem không khỏi trầm...