Hồ Bắc có 56 ca tử vong mới vì virus corona, cao nhất từ trước đến nay
Trung Quốc sáng 3/2 báo cáo 57 ca tử vong mới, nâng tổng số người chết vì bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra lên thành 362.
Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, sáng 3/2 báo cáo 56 ca tử vong, kỷ lục mới về số người tử vong trong 1 ngày.
Trong ngày 2/2, Trùng Khánh cũng có một trường hợp tử vong, nâng tổng số người chết vì bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới gây ra lên thành 362.
Theo cập nhật của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tổng số ca nhiễm tại Trung Quốc đại lục tính đến sáng 3/2 là 17.205, với 2.829 ca mới phát hiện trong ngày hôm qua.
Virus corona chủng mới, còn gọi là 2019-nCoV hay virus Vũ Hán, lần đầu được phát hiện lây sang người hồi thàng 12 tại Vũ Hán, tỉnh lỵ tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc. Chưa tính các ca mới, đã có hơn 14.500 ca nhiễm trên toàn cầu, chủ yếu vẫn là ở tỉnh Hồ Bắc.
Đến nay, mới chỉ có một ca tử vong được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc sau khi Philippines hôm 2/2 thông báo về trường hợp một người đàn ông Trung Quốc 44 tuổi, ca nhiễm thứ hai ở đảo quốc, qua đời.
Viên chức tại Cửu Giang, Tô Châu, đến hỏi một người dân về lịch sử đi lại của ông, trong bối cảnh dịch bệnh do virus gây ra đang bùng phát ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Vũ Hán và gần 20 thành phố xung quanh thuộc Hồ Bắc đã bị đặt trong tình trạng cách ly nhằm khống chế sự lây lan của virus.
Ôn Châu, thành phố công nghiệp thuộc tỉnh Chiết Giang, hôm 2/2 trở thành địa phương đầu tiên bên ngoài Hồ Bắc áp dụng biện pháp phong tỏa.
Vũ Hán đã tăng cường nỗ lực chống dịch hôm 2/2 với quy định mới cho phép lực lượng chức năng đưa bất cứ ai bị nghi ngờ nhiễm virus hoặc đã tiếp xúc gần với người bệnh vào cơ sở cách ly, dù họ muốn hay không.
“Bệnh nhân phải hợp tác”, chính quyền nói trong một thông báo. “Bất cứ ai không hợp tác sẽ bị công an cưỡng chế”.
Thành phố không cho biết có bao nhiêu cơ sở cách ly như vậy hay những cơ sở này nằm ở đâu. Tuy nhiên, theo thông báo, người được đưa vào đây sẽ không phải trả tiền điều trị, thức ăn hay giường bệnh. Trong khi đó, các bệnh viện ở Vũ Hán và toàn Hồ Bắc đang chịu áp lực lớn với số ca nhiễm mới hiện tăng thêm trên dưới 2.000 mỗi ngày.
Dự kiến, một trong 3 bệnh viện dã chiến, Hỏa Thần Sơn, được xây dựng khẩn cấp, sẽ đi vào hoạt động hôm 3/2.
Các nhà khoa học cũng mới phát hiện dấu vết virus trong phân của một số bệnh nhân. Khám phá này cho thấy virus có thể lây qua con đường khác ngoài đường hô hấp, thông qua việc tiếp xúc với giọt bắn từ mũi, miệng… người bệnh, như đã nói trước đây.
Trong một diễn biến khác, một người đàn ông 40 tuổi ở khu tự trị Nội Mông đã được xác nhận dương tính với virus dù ông không tiếp xúc với bất cứ bệnh nhân nào, cũng không tiếp xúc với động vật hoang dã hay đến đồ tươi, và cũng không phải trở về từ Hồ Bắc.
Các ca nhiễm virus giờ đã được ghi nhận ở ít nhất 27 quốc gia và vùng lãnh thổ – Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh là tình trạng khẩn cấp hôm 30/1. Danh sách các nước áp dụng các biện pháp hạn chế với người từ Trung Quốc tiếp tục gia tăng.
Cư dân Vũ Hán được kiểm tra sức khỏe trước khi trở về nhà riêng
Hầu hết người dân tại các khu vực ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc) sẽ được kiểm tra thân nhiệt trước khi trở về nhà. Đoạn video được một cư dân ghi lại vào hôm 1/2.
Theo news.zing.vn
Thuốc chữa virus corona lần đầu được thử nghiệm lâm sàng
Đó là loại thuốc Remdesivir ở Vũ Hán (Hồ Bắc, Trung Quốc). Trước đó, nó được đưa vào thử nghiệm lâm sàng để điều trị virus Ebola.
Lần thử nghiệm lâm sàng đầu tiên này do Bệnh viện Hữu Nghị Trung - Nhật (Bắc Kinh, Trung Quốc) chịu trách nhiệm, Global Times đưa tin ngày 2/2.
Thông tin trên mang lại những hy vọng mới cho cuộc chiến chống lại chủng virus viêm phổi mới. Remdesivir đã vượt qua đợt thử nghiệm 3 giai đoạn do Trung tâm Đánh giá Thuốc của Trung Quốc kiểm nghiệm.
Theo kế hoạch, đợt thử nghiệm lâm sàng sẽ bắt đầu từ ngày 3/2, kéo dài đến 27/4. Sau đó, thuốc mới sẽ được thử nghiệm trên 270 bệnh nhân corona ở mức độ nhẹ đến trung bình, The Paper cho biết.
Trợ lý phòng thí nghiệm chuẩn bị xét nghiệm virus corona tại bệnh viện Amedeo di Savoia (Torino, Italy) ngày 30/1. Ảnh: EPA-EF.
Remdesivir được Công ty Dược phẩm Sinh học Gilead Science, có trụ sở tại Mỹ, phát triển. Ban đầu, nó là thuốc điều trị virus Ebola. Remdesivir đã hoàn thành giai đoạn 1 và 2 thử nghiệm lâm sàng ở nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó, loại thuốc này không được đưa vào sử dụng.
Trong một tuyên bố ngày 31/1 (theo giờ Mỹ), Gilead Science cho biết họ đang hợp tác với cơ quan y tế Trung Quốc để thiết lập thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát, nhằm xác định Remdesivir có thể chống lại 2019-nCoV một cách an toàn và hiệu quả không.
Trước đó, Remdesivir được sử dụng để điều trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona tại Mỹ, theo Bloomberg. Bệnh nhân nam 35 tuổi có nhiều chuyển biến xấu, sau khi dương tính với nCoV. Anh được điều trị cách ly tại Trung tâm Y tế khu vực Everett (Washington, Mỹ).
Ngày 31/1, sau chưa đầy một ngày tiêm Remdesivir vào tĩnh mạch bệnh nhân, các bác sĩ thông báo trên tạp chí New England Journal of Medicine rằng sức khỏe của bệnh nhân nam đã cải thiện mà không có tác dụng phụ đáng kể nào.
Được biết, nếu các thử nghiệm lâm sàng đạt kết quả mong muốn, Remdesivir lập tức được tung ra thị trường.
Tân Hoa Xã ngày 30/1 cho hay các nhà nghiên cứu Trung Quốc vừa phát hiện 3 loại thuốc có tác dụng ức chế khá hiệu quả đối với virus corona (2019-nCoV) ở cấp độ tế bào. Đó là Remdesivir, Chloroquine và Ritonavir.
Bệnh do virus corona gây ra có chữa khỏi được không?
Virus corona ngày càng lan rộng khiến nhiều người dân tại các quốc gia lo lắng và đặt ra câu hỏi "bệnh dịch này có chữa khỏi được không?".
Theo news.zing.vn
Cháu bé 8 tuổi Thanh Hóa nghi nhiễm virus Corona chỉ bị cúm A Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, cháu bé 8 tuổi ở xã Yến Sơn (huyện Hà Trung, Thanh Hóa) nghi nhiễm virus Corona chỉ bị nhiễm cúm A. Ông Lê Đăng Khoa, Giám đốc Bệnh viện Nhi Thanh Hóa chiều nay cho biết, cháu bé N.H.Đ (SN 2012, quê ở xã Yến Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) đã được...