HN yêu cầu 11 DN công ích báo cáo thu nhập
Hà Nội yêu cầu 11 doanh nghiệp công ích trên địa bàn thành phố báo cáo thu nhập cán bộ công nhân viên.
Vừa qua, dư luận xôn xao vụ lương khủng của “sếp” doanh nghiệp công ích tại TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như lương của Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị là 2,6 tỉ đồng/năm (hơn 200 triệu đồng/tháng); Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Chiếu sáng công cộng có mức lương 2,2 tỷ đồng/năm, lương Chủ tịch hội đồng thành viên của công ty này là 2,4 tỷ đồng…
Trước sự việc này, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cho biết, thành phố Hà Nội cũng cho rà soát thu nhập của cán bộ công nhân viên các công ty công ích trên địa bàn.
Trước đó, tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2013, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam cho biết, sau khi báo chí lên tiếng, Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực này đã có văn bản yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ tiền lương ở các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý, ai sai phải xử lý.
Ông Hùng cho biết, đến thời điểm hiện tại (ngày 9/9), Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội chưa nhận được báo cáo của các doanh nghiệp công ích trên địa bàn.
Môi trường làm việc độc hại của công nhân thoát nước
Video đang HOT
Trao đổi với Khampha.vn bên lề cuộc họp giao ban báo chí chiều 3/9 do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Phan Đăng Long – Phó trưởng Ban Tuyên giáo cho biết, sau khi có thông tin các lãnh đạo doanh nghiệp công ích TP Hồ Chí Minh nhận lương “khủng”, Hà Nội cũng kiểm tra các doanh nghiệp Nhà nước tại địa bàn.
Ông Long cho rằng, các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Hà Nội có cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ nên khả năng sai phạm nhận lương cao rất khó xảy ra.
Lãnh đạo một doanh nghiệp công ích tại Hà Nội chia sẻ, nếu nỗ lực làm việc hết sức, kể cả làm thêm ngày đêm… lương tối đa cũng chỉ được 36 triệu đồng/tháng (432 triệu đồng/năm).
Tuy nhiên, theo ông, ngay cả khi được lĩnh 36 triệu đồng/tháng cũng không thể được nhận hết bởi còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân (theo quy định, thu nhập trên 9 triệu đồng phải nộp thuế).
Vị này cũng cho biết, khi xây dựng quỹ lương cán bộ nhân viên, doanh nghiệp của ông phải được Sở LĐ & TBXH Hà Nội duyệt, sau đó báo cáo lên UBND Thành phố.
“Nếu doanh nghiệp làm thêm, có thu nhập thêm nhưng lương vẫn phải theo quy định, không được phép vượt mức trần. Số thu nhập thêm còn lại đưa vào quỹ đầu tư phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi khen thưởng…”.
Ngày 4/9, Thành ủy, UBND TP.HCM đã công bố quyết định đình chỉ về mặt Đảng, chính quyền đối với lãnh đạo thuộc 4 đơn vị công ích nhận lương “khủng”. Chủ tịch hội đồng thành viên, giám đốc 4 công ty công ích, gồm: Công ty TNHH MTV Thoát nước đô thị, Công ty Công trình giao thông Sài Gòn, Công ty Chiếu sáng công cộng, Công ty Công viên Cây xanh, bị đình chỉ công tác để làm rõ những sai phạm trong việc chi trả lương tại những đơn vị này.
Theo Dương Tùng (Khampha.vn)
Vụ lương "khủng": Không truy thu của NLĐ
"Quan điểm của TP là không được lấy một xu nào từ người lao động, kể cả chi cho người lao động vượt khung. Họ đâu có lỗi", Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà khẳng định như vậy tại buổi họp với báo chí xung quanh vấn đề "lương khủng" của 4 doanh nghiệp công ích sai phạm, chiều 5/9.
Theo ông Hà, lỗi là lỗi ở người lãnh đạo. Nay mai có phải đền bù thì người lãnh đạo phải đền bù. Theo đúng luật thì anh làm sai, anh phải bồi thường.
Bên cạnh đó, ông Hà cũng cho biết, quan điểm của UBND TP là lương chi năm 2012 không thể cao hơn năm 2011. Năm 2011 đã cao bất thường, năm 2012 phải đảm bảo mức lương làm sao tiết kiệm ngân sách và đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Trong văn bản kết luận cũng không nói một dòng nào là truy thu tiền của người lao động.
"Đặc biệt, người lao động bị thiệt thòi phải được khôi phục quyền lợi. Tiền của người lao động khôngbao giờ được lấy, chỉ truy thu số tiền chi sai cho viên chức quản lý. Chúng tôi làm cái này là làm cho người lao động. Họ làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại và đặc biệt họ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ phải được bảo vệ. Đồng thời, việc điều chỉnh định mức lương không ảnh hưởng tới quyền lợi của người lao động. Chỉ tiền lương của khối quản lý bị giảm xuống", ông Hà nói.
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà: Không bao giờ được lấy tiền của người lao động, kể cả chi cho người lao động vượt khung. Họ đâu có lỗi.
Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TP cũng cho biết, trong quá trình thanh tra, phát hiện nhiều sai phạm từ bốn doanh nghiệp công ích mà báo chí đã đưa tin, nhưng bốn doanh nghiệp này có ba cái sai quan trọng nhất.
Cụ thể, thứ nhất là ký hợp đồng sai quy định của Luật lao động, tước đoạt quyền lợi của người lao động trực tiếp làm việc trong điều kiện khắc nhiệt, mức độ độc hại nguy hiểm cao, trong đó có lao động thời vụ (nghĩa là ký hợp đồng dưới ba tháng, cho người lao động nghỉ 15 ngày, sau đó ký tiếp - PV).
Cái sai thứ hai là chi lương cho lãnh đạo công ty sai quy định với mức cao bất thường và chế độ lương bất bình đẳng.
Thứ ba là khai lao động khống.
Riêng về vấn đề tiền lương, theo Phó Chủ tịch UBND TP, năm 2012 sai phạm nghiêm trọng hơn cả. "Năm 2011 có sai, còn truy thu là mới chỉ trong năm 2011, còn năm 2012 chưa xác định chính xác và năm 2012 chưa phê duyệt quỹ lương", ông Hà cho biết.
"Kết thúc năm 2011, sang năm 2012, chúng tôi đã phát hiện sai phạm rồi, không phải muộn nhưng cũng không quá sớm. Nhưng tự phát hiện thì rất gian khổ, điều này rất đáng biểu dương. Tốc độ cực nhanh, từ lúc báo ra cho đến khi quyết định tạm đình chỉ là rất nhanh", ông Hà chia sẻ.
Liên quan tới thông tin truy thu tiền của lao động xe buýt, ông Hà cũng cho biết, nguyên tắc là không thu hồi tiền của người lao động.
Theo Hoài Sa (Khampha.vn)
Lương "sếp" công ích Hà Nội bao nhiêu? "Nếu nỗ lực làm việc hết sức, kể cả làm thêm ngày đêm... lương tối đa lãnh đạo doanh nghiệp công ích Hà Nội được 36 triệu đồng/tháng". Những ngày qua, dư luận xôn xao lương khủng của "sếp" doanh nghiệp công ích tại TP Hồ Chí Minh lên tới hơn 2 tỷ đồng/năm. Ví dụ như lương của Giám đốc Công ty...