HN: Phố phường rực rỡ sắc vàng lá sưa đỏ
Khác với nhiều loại cây thông thường thay lá vào mùa thu đông, mỗi dịp xuân về, sưa đỏ lại thay lá, nhuộm vàng các góc phố của thủ đô Hà Nội.
Khi tiết trời vào xuân cũng là lúc những cây sưa đỏ tại Hà Nội đến mùa thay “áo” mới.
Lá cây sưa đỏ vàng rực trên ngã tư phố Quán Sứ giao với phố Lý Thường Kiệt (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm).
Ông Nguyễn Mạnh Hùng, một người dân ở phố Quán Sứ chia sẻ: “Cứ qua rằm tháng Giêng, phố Quán Sứ và Lý Thường Kiệt lại nhuộm sắc vàng của sưa đỏ tạo nét đẹp riêng cho phố phường Hà Nội vào xuân”.
Không giống như những loại cây khác, quá trình thay lá của sưa đỏ diễn ra vào mùa xuân để chuẩn bị cho một đợt ra hoa mới.
Video đang HOT
Lá vàng của sưa đỏ ngập phố, tạo cảm giác bình yên đầy lãng mạn
Tại phố Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội), những hàng sưa đỏ cũng đang thay “áo” mới.
Lá vàng phủ kín lối đi trên phố Thái Hà (Đống Đa, Hà Nội).
So với loại sưa trắng, sưa đỏ là loại cây quý hiếm hơn rất nhiều.
Do có giá trị kinh tế rất lớn nên sưa đỏ thường bị chặt trộm. Tuy nhiên một năm trở lại đây, vấn nạn này đã chấm dứt do sưa đỏ được bảo vệ nghiêm ngặt.
Cúng sao giải hạn: Sao phải tự lừa mình?
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, cúng giải hạn đầu năm chỉ là biện pháp tâm lý để tìm lấy sự bình yên.
Phật không dạy dâng sao giải hạn
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn. Đạo Phật chỉ có luật nhân quả, nếu ai làm điều thiện thì được ban phúc, ai làm điều ác sẽ gặp tai họa.
Theo Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm, dâng sao giải hạn xuất xứ từ Đạo giáo của Trung Quốc. Theo quan niệm, có 9 vì sao chiếu bản mệnh con người. Trong đó có những vì sao "hung tinh" như sao La Hầu, Thổ Tú, Kế Đô, Thái Bạch, Vân Hán. Các sao tốt như Thuỷ Diệu, Thái Dương, Thái Âm và Mộc Đức. Mỗi năm có một vì sao chiếu mạng vào một tuổi của từng người. Theo chu kỳ 9 năm, sẽ trở lại sao ban đầu.
Tập tục này được truyền sang Việt Nam và ăn sâu vào quan niệm của người dân, trở thành một tập tục lâu đời. Người Việt tin rằng, nếu bị sao xấu chiếu mệnh, người ta phải cúng sao giải hạn để được an lành. Tuy không phải là tập tục của Phật giáo nhưng ngày nay, cúng sao giải hạn hầu hết là diễn ra ở các chùa.
Bảng tính sao hạn năm Quý Tỵ (phatgiao.org.vn)
Vị Trưởng ban trị sự Thành hội Phật giáo Hà Nội cho rằng, tai họa hay hạnh phúc đều do con người tạo ra. Trên đời này không có ngôi sao nào chiếu vào con người ta mà mang phúc hay mang họa đến cho người ấy. Ví dụ một người tham gia giao thông, không quan sát, phóng nhanh vượt ẩu... sẽ bị tai nạn. Ngược lại, đi xe có văn hóa, từ tốn, quan sát cẩn thận... sẽ luôn an toàn. Không có ngôi sao xấu hay sao hung chiếu vào khiến con người ta bị tai nạn giao thông.
"Tôi thường khuyên phật tử hãy trực tiếp cầu cho mình. Cầu cho mình là ý thức đến sự an toàn cho mình trong cuộc sống, và cuộc sống mình sẽ bình an. Chính mình làm bình an cho bản thân là quan trọng nhất ", Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm nói.
Ngoài ra, một hệ lụy từ việc cúng giải hạn hiện nay là việc mời thầy, sắm sửa tiền vàng, lễ vật tốn kém. Đây cũng là quan niệm sai lệch của người trần. Bởi thần thánh là những bậc vĩ nhân, không thể đem cái phàm phu của con người đối xử với các bậc vĩ nhân. Bậc vĩ nhân không thể tham tiền, vàng, lễ vật giống như người phàm phu. Chỉ cần cái tâm hướng thiện, lòng thành kính Phật là đủ.
Mang tiền mua sự bình an
Hiện nay, mỗi dịp lễ tết, các chùa lại đông nghịt người đến cúng sao giải hạn. Hỏi về lý do đi cúng sao giải hạn, anh Nguyễn Công Thu (Mê Linh, Hà Nôi) chia sẻ: "Năm ngoái gia đình tôi làm lễ dâng sao giải hạn rất cẩn thận. Thậm chí, vợ tôi còn đi "xem" và mời nhiều thầy về làm lễ. Thầy nào làm lễ xong cũng phán gia đình tôi yên tâm, "mọi sự" đã được các thầy "giải" hết. Ấy vậy mà năm ngoái, nhà tôi vẫn gặp đại hạn mất người thân".
Hàng nghìn người đứng cầu, đường làm lễ giải hạn
Dừng một lát, anh Thu nói tiếp: "Năm nay, cũng không tin vào cúng sao cúng hạn nữa, mùng 8 tết, gia đình tôi cũng không đi cúng sao như mọi năm. Trớ trêu, cũng ngày hôm đó, cháu nhà tôi mới 5 tháng tuổi bị ngã từ trên tay chị nó xuống đất. Cậu em trai tôi bị giữ xe máy vì đi sai luật. Thế là mọi tội lỗi đổ lên đầu tôi, không chịu làm lễ giải hạn cho cả nhà. Thôi đành mời thầy làm lễ, mặc dù không còn tin, nhưng coi như mình mua sự bình an".
Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng cho rằng, cúng giải hạn đầu năm chỉ là biện pháp tâm lý để tìm lấy sự bình yên, mong ước đầu năm. Ở chùa, các thầy chỉ là người trợ giúp, còn cầu bình an, tự răn mình cẩn trọng, an toàn... người dân phải tự ý thức lấy.
"Điều ngược đời là xã hội ngày nay càng phát triển, những hoạt động mê tín cũng tăng theo. Xã hội càng văn minh, con người ngày càng lạc hậu. Ngày càng có nhiều người mất tiền của, thời gian, công sức... vào những điều phi lý, không thực tế. Trước đây không có hiện tượng lễ bái tốn kém, phô trương như bây giờ", Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm chia sẻ.
Dịp đầu năm, các chùa có đông người đến làm lễ giải hạn, có những nơi người dân đứng tràn ra ngoài đường. Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cho rằng, nếu đứng ở cầu, ở đường để cầu nguyện được thì sao không đứng ở nhà mà cầu. Phật tại tâm, tâm thanh tịnh ở đâu có Phật ở đó. Mong rằng các vị trụ trì chùa phải ý thức về việc này. Giải thích cho người dân hiểu về việc lễ dâng sao giải hạn và làm sao cho đúng.
Theo vị Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, người có sao xấu thường ý thức mình có hạn, luôn cẩn thận trong mọi việc, người đó tai qua nạn khỏi. Người sao tốt ra đường phóng bạt mạng, nói năng lung tung, làm càn... tai họa sẽ đến.
Theo 24h
Xuân về nơi biên giới Tây Nguyên Tây Nguyên vào xuân, cánh rừng dọc biên giới đã thay lá, hoa Pơ Lang đỏ rực cùng khoe sắc với những người lính Biên phòng Đăk Lăk ngày đêm chắc tay súng bảo vệ vùng đất thiêng liêng của Tổ quốc. Chiến sĩ Biên phòng đồn Ia RVê (huyện Ea Sup, Đăk Lăk) trên đường tuần tra qua những cánh rừng đã...