Đắk Lắk: Lại “mặc áo giáp sắt” cho sưa
Hàng chục cây sưa trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột đang đứng trước nguy cơ bị “sưa tặc” đốn hạ bất cứ lúc nào. Khi công tác “mắc võng canh sưa” gặp nhiều khó khăn, đơn vị chức năng đưa ra giải pháp khoanh các gốc cây sưa bằng lồng sắt kiên cố.
Từ “mắc võng canh sưa”…
Sáng 5/5/2012, sau khi cây sưa thứ 6 trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) bị kẻ gian cưa hạ, Công ty MTV Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bảo vệ 24/24h cho 21 cây sưa còn lại trên các tuyến phố. Theo đó, hàng chục nhân viên của Xí nghiệp công viên cây xanh (trực thuộc Công ty MTV Quan ly đô thi va vê sinh môi trương Đắk Lắk) cứ sau 21 giờ lại mắc võng thức trắng đêm bên các gốc sưa chỉ mới bằng bắp chân.
Các nhân viên bảo vệ sưa phải mắc võng nằm canh cây sưa suốt đêm
Sau hơn một tháng triển khai công tác “mắc võng canh sưa”, theo nhận định của một lãnh đạo công ty, giải pháp này gặp nhiều khó khăn lại tốn kém, mất thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân viên. Không những thế, những nhân viên bảo vệ sưa còn đối diện hiểm nguy khi bị các “sưa tặc” đe dọa giữa đêm khuya.
Chị Trần Thị Lệ Huyền – Đội trưởng Đội Cây xanh bảo vệ sưa đường phố (trực thuộc Công ty MTV Quan ly đô thi va vê sinh môi trương Đắk Lắk) – cho hay: “Cách đây 2, 3 hôm, trên đường Tú Xương chúng tôi phát hiện một nhóm “sưa tặc” đi xe máy không BKS, cầm theo thước mét ngang nhiên đo đường kính gốc sưa. Chúng tôi đã tăng cường tuần tra, cảnh giác không ngừng”. Cũng theo chị Huyền, khoảng một tháng trước, cũng trên đường Tú Xương, lực lượng bảo vệ phát hiện 2 nhóm “sưa tặc” gồm 6 đối tượng, xách theo cưa tay, đi xe máy không có BKS, lòng vòng suốt đêm; gặp lực lượng bảo vệ sưa thì buông lời hăm dọa rồi bỏ đi.
… đến “mặc áo giáp sắt”
Video đang HOT
Hàn lồng sắt bảo vệ sưa trên đường Bà Triệu sáng 12/6
Trước thực trạng trên, Công ty MTV Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường Đắk Lắk chuyển sang biện pháp bảo vệ sưa bằng các lồng sắt kiên cố. Những chiếc lồng sắt này được hàn kết dính theo hình chữ nhật, mỗi lồng nặng hơn 200 kg, rộng khoảng 1,2 mét, cao khoảng 2,5 mét, ôm trọn gốc cây sưa. Giá trị mỗi chiếc lồng sắt ước tính khoảng 5 triệu đồng.
“Hiện chúng tôi đang thực hiện thí điểm đối với 2 gốc cây sưa trên đường Bà Triệu và đường Trần Hưng Đạo (TP Buôn Ma Thuột) để thăm dò dư luận. Nếu nhận được sự đồng thuận từ phía bà con, chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng đối với các gốc cây sưa còn lại trên địa bàn thành phố” – ông Hoàng Mạnh Dũng – Phó phòng Kế hoạch vật tư kỹ thuật Công ty MTV Quản lý đô thị và vệ sinh môi trường Đắk Lắk, cho hay.
Một lồng sắt hoàn thiện bảo vệ cây sưa trên đường Trần Hưng Đạo
Ông Dũng cho biết thêm, việc triển khai các lồng sắt bảo vệ sưa sẽ giảm một phần áp lực canh gác sưa hàng đêm cho nhân viên, giảm ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như mưa gió đến sức khỏe nhân viên.
Theo DÂn Trí
"Mặc váy" bêtông cho sưa
Những người quản lý vườn hoa Nam Cao, TP Phủ Lý (Hà Nam) vừa có sáng kiến độc đáo: đổ bêtông quanh gốc để bảo vệ cây sưa.
Mỗi khối bêtông có hình dáng, kích cỡ như một ống cống được đặt theo chiều thẳng đứng từ gốc lên đến ngang thân cây sưa.
Hàng cây sưa tại vườn hoa Nam Cao, TP Phủ Lý (Hà Nam) đã được đổ bêtông quanh gốc - Ảnh: Thái Bình
Ông Nguyễn Bá Đoàn, bảo vệ vườn hoa, cho biết cả vườn có khoảng 25 cây sưa (7-8 năm tuổi), nhưng gần hai năm qua bốn gốc sưa lớn nhất đã bị kẻ xấu đốn hạ.
Cũng theo ông Đoàn, mặc dù đã đổ bêtông quanh gốc sưa nhưng có lần "sưa tặc" canh lúc đêm bẩy cả ống cống lên để luồn cưa vào cưa gốc khiến cây đổ làm vỡ cả ống cống (do ống cống xây không có móng)... "May mà lực lượng bảo vệ vườn hoa phát hiện đánh động, "sưa tặc" mới tháo chạy và không kịp mang cây sưa vừa hạ ra khỏi hiện trường" - ông Đoàn kể.
Trước đây, Hà Nội cũng có sáng kiến bảo vệ cây sưa bằng cách "mặc váy" bằng thép cho sưa.
* Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ từ rừng hung Trí (Phong Nha), khoảng đầu buổi chiều 15-5, một nhóm dân xã Phúc Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) đã xăm trúng hai phách gỗ sưa chôn dưới đất, ở địa điểm cách nơi ba cây sưa bị đốn hạ vài trăm mét. Đây là gỗ sưa mà sau khi hạ cây, lâm tặc đã đào hầm cất giấu chờ cơ hội đưa ra bán. Nguồn tin này cho biết hai phách gỗ sưa được tìm thấy thuộc loại "hàng mặt", tức là miếng xẻ ra từ thân cây sưa.
Ngay sau khi tin này được loan ra, cả vùng Phúc Trạch, Xuân Trạch lại ngay lập tức rộ lên chuyện trúng gỗ sưa. Đến chiều 15-5, đã có hàng chục thanh niên từ các làng quanh vùng này gùi hành lý đổ vào rừng để tìm vận may hoặc đi gùi thuê.
Về 11 nghi phạm tham gia đốn hạ ba cây sưa, ông Nguyễn Văn Nam, trưởng Công an xã Phúc Trạch, cho biết hiện đã xác định được bốn người trong số đó đã ra khỏi rừng. Tuy nhiên, bốn người này cũng không có mặt tại địa phương và công an chưa xác định họ đi đâu.
Ngày 15-5 cũng là hạn cuối để vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng báo cáo với Tỉnh ủy Quảng Bình về việc làm rõ nghi vấn kiểm lâm câu kết với lâm tặc, kiểm điểm trách nhiệm và xử lý cán bộ vi phạm (nếu có). Tuy nhiên, đến chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Huyên - phó giám đốc vườn - cho biết vẫn đang làm rõ, chưa báo cáo kịp.
Theo Dân Trí
Quan chức kiểm lâm giải trình vụ gỗ sưa ở Quảng Bình Ngày 12-5, lãnh đạo Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết đang xác minh nghi vấn kiểm lâm tiếp tay lâm tặc trong vụ ba cây sưa nghìn tỉ đồng bị đốn hạ. Nhiều kiểm lâm của hạt Phong Nha - Kẻ Bàng đang bị nghi vấn liên quan vụ gỗ sưa bị đốn trộm Theo đó, hai...