HN phân luồng giao thông phục vục Hội nghị cấp cao ACMECS
Phòng CSGT Hà Nội vừa có thông báo về kế hoạch phân luồng tổ chức giao thông phụ vụ các Hội nghị cấp cao diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
CSGT Hà Nội ra quân phân luồng, bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ các hội nghị cấp cao từ 24.10 đến 26.10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Sáng 22.10, Phòng CSGT Hà Nội, từ ngày 24.10 đến ngày 26.10, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya Mê Công (gọi tắt là ACMECS) lần 7, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi tắt là CLMV) lần 8 và Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về Mê Công (gọi tắt là WEF – Mê Công).
Để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ các hội nghị, Công an TP.Hà Nội sẽ phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện như sau:
Trong khoảng thời gian từ 06h00 đến 09h00; từ 11h00 đến 14h30 và từ 16h00 đến 18h00 các ngày từ 24.10 đến 26.10, hạn chế đối với các xe ôtô tải có tải trọng hàng hóa từ 500 kg trở lên; xe ôtô chở khách từ 25 chỗ trở lên (trừ các xe ôtô phục vụ Hội nghị, xe có phù hiệu bảo vệ, xe buýt, xe vệ sinh và xe giải quyết, khắc phục sự cố; xe chở khách tuyên cố định) không được hoạt động trên các tuyến đường: Phạm Hùng (đoạn từ Mễ Trì đến Trần Duy Hưng); Đại lộ Thăng Long (phần đường tiếp giáp với trung tâm Hội nghị Quốc gia, đoạn từ Trần Duy Hưng đến Lê Quang Đạo); đường Đỗ Đức Dục; Trần Duy Hưng (đoạn từ Trần Duy Hưng – Hoàng Đạo Thúy đến Trần Duy Hưng – Phạm Hùng); Nguyễn Chí Thanh (chiều hướng về Trần Duy Hưng).
Đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng Phòng CSGT Hà Nội và chỉ huy các đội triển khai kế hoạch phân luồng, bảo trật tự, an toàn giao thông phục vụ các hội nghị cấp cao từ 24.10 đến 26.10 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Công an TP.Hà Nội thông báo tổ chức hướng đi cho xe ô tô tải, xe khách trong diện hạn chế tham gia giao thông theo tuyến đường như sau:
1 – Xe từ các tỉnh phía Nam đi các tỉnh phía Bắc (qua Cầu Thăng Long) – đi đường vành đai 3 trên cao đến Phạm Văn Đồng hoặc vào trung tâm thành phố (xuống nút giao Khuất Duy Tiến – Nguyễn Trãi); từ các hướng đến đường Nguyễn Xiển, Khuất Duy Tiến theo đường Nguyễn Trãi và Lê Văn Lương vào Trung tâm Thành phố.
Các phương tiện từ hướng Bắc qua cầu Thăng Long vào trung tâm Thành phố theo tuyến Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt; Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn; Phạm Văn Đồng – Xuân Thủy và đi hướng Tây theo Hồ Tùng Mậu – Quốc lộ 32.
2 – Riêng xe ô tô tải, có trọng lượng toàn bộ cho phép tham gia giao thông từ 10 tấn trở lên từ phía Nam đi phía Bắc đến Phùng Hưng – Xa La – Văn Phú – Quang Trung (Hà Đông) sẽ đi thẳng hướng Quốc lộ 6 – Xuân Mai – đường Hồ Chí Minh – Đại lộ Thăng Long (hoặc đi thẳng ra Quốc lộ 32) – Tỉnh lộ 70 – Nhổn – Quốc lộ 32 – Hồ Tùng Mậu – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long. Đối với các xe từ các tỉnh phía Bắc đi các tỉnh phía Nam đi theo chiều ngược lại.
Công an Hà Nội cũng yêu cầu tất cả các phương tiện khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ, khi gặp các xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ, các phương tiện phải khẩn trương nhường đường, đi sát vào lề đường phía bên phải chiều đi và dừng hẳn lại nhường đường cho đoàn xe ưu tiên.
Theo Xuân Lực (Dân Việt)
8 dự án giao thông cấp bách, Hà Nội triển khai thế nào?
Thủ tướng đồng ý áp cơ chế đặc thù đầu tư 8 dự án cấp bách giảm ùn tắc giao thông tại Hà Nội.
Đường Phạm Văn Đồng, thuộc dự án đường VĐ3, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long, luôn ùn tắc vào giờ cao điểm (Một người chở hàng bị đổ xe khi cố lao lên vỉa hè vào giờ tan tầm ngày 20/10) - Ảnh: Ngọc Ánh
Hơn 6 tháng sau khi Thủ tướng đồng ý áp cơ chế đặc thù đầu tư 8 dự án cấp bách giảm ùn tắc giao thông của TP Hà Nội, nhưng đa phần các dự án này vẫn rất chậm. Hiện, chỉ mới có ba dự án được triển khai, trong đó hai dự án có thể hoàn thành trong năm nay.
Chỉ hoàn thành ba dự án trong năm 2017
Liên quan đến 8 dự án khẩn cấp để chống ùn tắc giao thông được Thủ tướng Chính phủ cho phép áp cơ chế đặc thù, trao đổi với Báo Giao thông, ông Vương Minh Hoan, Trưởng phòng Kế hoạch & Đầu tư, Sở GTVT Hà Nội cho biết, hiện mới có ba dự án được khởi công là cầu vượt nút giao Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái, nút giao Cổ Linh - Vĩnh Tuy và gần đây nhất là dự án VĐ3 đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long. "Trong ba dự án này, cầu vượt nút giao Ô Đống Mác - Nguyễn Khoái sẽ về đích đầu tiên, dự kiến ngay trước Tết Dương lịch 2017", ông Hoan nói và cho biết thêm, dự án có tổng mức đầu tư hơn 166 tỷ đồng này sau khi hoàn thành sẽ giúp kết nối, giảm ùn tắc giao thông đoạn cuối đường vành đai 1.
Trước đó, để khắc phục tình trạng ùn tắc, đảm bảo ATGT trên địa bàn TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương triển khai thực hiện theo lệnh khẩn cấp, cấp bách và áp dụng hình thức giao thầu (không thông qua lựa chọn nhà thầu) từ giai đoạn lập dự án, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng cho đến giai đoạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác, sử dụng đối với 8 công trình dự án giao thông cấp bách trên.
Tiếp đó, tới trước Tết Nguyên đán 2017, dự án cầu vượt Cổ Linh - Vĩnh Tuy (tổng mức đầu tư hơn 161 tỷ đồng) cũng sẽ tiếp tục hoàn thành.
Cầu vượt tại nút giao giữa đường Cổ Linh và đầu cầu Vĩnh Tuy (quận Long Biên) có tổng mức đầu tư hơn 161 tỷ đồng, được khởi công cách đây 2 tháng. Vòng xuyến lớn ở nút giao này sau đó sẽ được phá bỏ để giúp phương tiện lưu thông thuận lợi.
Với dự án đường vành đai 3, đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long vừa khởi công hôm 5/10 vừa qua. Được biết, dư an co tông chiêu dai 5,5km (trong đó có, 5 cầu vượt đi bộ), măt căt ngang đươc mơ rông tư 56 lên 93m, môi bên 6 lan xe cơ giơi, trong đo co hai lan hôn hơp với tổng mức đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng. "Dự kiến, dự án sẽ được hoàn thành vào cuối 2017", ông Hoan nhấn mạnh.
Về dự án xây cầu vượt nút giao An Dương - đường Thanh Niên theo ông Hoan dự án này đang rất khó khăn về tiến độ. "Công tác chuẩn bị đầu tư đã cơ bản hoàn tất. Đến thời điểm này, khó khăn nhất là những thỏa thuận với Tổng cục Thủy lợi, Hội Thủy lợi VN do dự án có liên quan đến đê điều", ông Hoan nói và cho biết thêm: Mấy tháng nay, các đơn vị của Sở GTVT liên tục làm việc với Tổng cục Thủy lợi, Hội Thủy lợi VN để bàn phương án triển khai dự án song vẫn chưa đi đến thống nhất.
"Dự án này đã rất khẩn cấp rồi. Triển khai sớm ngày nào, người dân bớt khổ ngày đấy. Cứ phải đi lại ở khu vực này hàng ngày mới thấu hiểu sự cấp bách của dự án", ông Hoan nhấn mạnh.
Dừng hai cầu vượt
Một trong những thông tin đáng chú ý liên quan đến việc triển khai 8 dự án khẩn cấp nói trên là việc Hà Nội quyết định dừng triển khai hai dự án gồm cầu vượt nút giaoBạch Mai - Lê Thanh Nghị và Trần Hưng Đạo - dốc Lương Yên. "Thành ủy đã quyết định không đặt vấn đề triển khai dự án cầu vượt nút giao Bạch Mai - Lê Thanh Nghị bởi thực tế tại khu vực này sau khi xây dựng một số tuyến đường xung quanh, trong đó có đường Văn Tiến Dũng, ùn tắc giao thông đã đỡ rất nhiều", ông Hoan cho biết.
Với nút giao Trần Hưng Đạo - Lương Yên, theo Sở GTVT, lúc xin cơ chế xây cầu vượt, Bến xe Lương Yên vẫn hoạt động và đây là một trong những điểm ách tắc nhất ở Thủ đô. Tuy nhiên, sau khi di dời bến xe này kết hợp với việc tổ chức giao thông thì cơ bản ách tắc ở đây đã được giải quyết. Vì vậy, thành phố đã quyết định không triển khai dự án này.
Ngoài việc quyết định không triển khai hai dự án cầu vượt nút giao nói trên, ông Hoan cũng cho biết, thành phố cũng quyết định chưa xem xét việc xây dựng cầu vượt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc. Trước đó, TP Hà Nội đã quyết định tách Dự án cầu vượt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc thành hai dự án là "cầu vượt nút giao" và "mở rộng đường Phạm Ngọc Thạch". Tuy nhiên, sau khi xem xét tính toán lại, UBND TP Hà Nội quyết định chỉ cải tạo nút giao với đường Trung Tự, cầu vượt sẽ xem xét sau. Còn về Dự án hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3, đại diện Sở GTVT cho biết, dự kiến khởi công trong năm 2016 và hoàn thành năm 2018.
Theo Thanh Bình (Báo Giao thông)
Chính phủ hỗ trợ 260 tỷ đồng khắc phục thiệt hại bão lũ Thủ tướng quyết định hỗ trợ kinh phí cho 12 địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 1 và mưa lũ sau bão số 2. Theo đó, Chính phủ trích 260 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2016 để hỗ trợ 12 địa phương gồm: Nam Định (50 tỷ đồng); Thái Bình (40 tỷ đồng); Hà...