HN: Kiến ba khoang rồng rắn tới chung cư
Khoảng nửa tháng nay, nhiều hộ dân sống tại tòa nhà CT5, khu chung cư Xa La (Hà Đông, Hà Nội) rất hoang mang trước việc kiến ba khoang lũ lượt kéo nhau vào chung cư tấn công, khiến nhiều người bị ngứa, rát, sưng rộp.
“Tấn công” khu chung cư
Màn đêm buông xuống, khi ánh đèn đường được thắp cũng là lúc từng đàn kiến ba khoang ở nhiều cánh đồng, bụi cây kéo nhau vào các căn phòng tấn công người dân sống trong tòa nhà CT5A , khu chung cư Xa La Hà Đông (Hà Nội) .
Sinh viên Dương Thúy Diệu (20 tuổi) thuê phòng 1404, tầng 14 ở nhà CT5A cho biết, cách đây gần một tuần, buổi tối ra ngoài chơi, em sơ ý không đóng cửa số, tắt điện. Khi đi chơi đến gần 10h về nhà ngủ thì thấy gần trăm con kiến bám kín hai bên tường gần đèn chiếu sáng. Nghĩ là kiến thông thường nên Diệu và các bạn cùng phòng không để ý đến đã tắt điện đi ngủ. Tuy nhiên, sáng hôm sau thức dậy, 3 bạn trong phòng bị ngứa, rát. “Sáng dậy, em thấy nhiều vết đỏ ở cổ, có biểu hiện rát, ngứa. Em càng gãi, vết đỏ trên cổ càng có biểu hiện lan rộng sang nhiều vùng da khác”, Diệu nói.
Tòa nhà CT5 có nhiều người bị kiến ba khoang tấn công
Kiến ba khoang xuất hiện nhiều vào buổi tối ở tòa nhà chung cư này
Những ngày đầu khi bị côn trùng lạ cắn, nhóm bạn của Diệu lại nghĩ bị bệnh zona thần kinh nên ra hiệu thuốc tây mua loại thuốc thông thường về bôi. Qua nhiều ngày dùng thuốc, nhóm bạn thấy vết thương trên mình vẫn không giảm nên đã đến trung tâm da liễu kiểm tra. Khi các bác sĩ kết luận vết đỏ trên mình là do bị côn trùng cắn, nhóm Diệu mới tả hỏa nghĩ ra là họ bị kiến ba khoang đốt.
Theo nhiều người dân ở chung cư CT5A, hiện tượng kiến kéo vào khu chung cư diễn ra khoảng nửa tháng nay. Ban ngày chúng ẩn nấp trong các bụi cây rậm ở ban công, ven đường, đến đêm bò lên khu chung cư. Đặc biệt trong thời điểm gặt lúa vừa qua, cứ mỗi tối khi mở cửa ban công, ánh đèn điện trong nhà bật lên, kiến ba khoang kéo về nhiều bám kín trên trần nhà và bên tường nhà dân.
“Buối tối, chúng bỏ lổm ngổm cả trong phòng khách, hành lang và mọi ngóc ngách trong căn phòng. Khi gia đình tôi tắt điện đi ngủ, chúng bắt đầu bò đến cắn vào cổ, tay của vợ và con tôi”, anh Phạm Văn Trung, thuê phòng ở tầng 15 bức xúc.
Anh Trung cho hay, cứ sau một đêm đến sáng thức dậy, gia đình anh đi tìm bắt kiến lại bắt được khoảng 30 con. Những hôm nhiều, số lượng kiến có thể lên đến 50 con/1 ngày.
Video đang HOT
Chị Nguyễn Thị Hương, ở tầng 17 cho biết, gia đình chị cũng có hai thành viên bị kiến ba khoang cắn ở mặt và tay với biểu hiện lạ. “Sáng ngủ dậy tôi thấy phía bên mặt trái bỏng rộp, có mụn nước và sưng tấy. Thấy bệnh lạ, đi khám bác sĩ nói mình bị kiến ba khoang cắn. Bác sĩ kê đơn thuốc uống và bôi đã gần một tuần nhưng bệnh vẫn chưa khỏi”, chị Hương kể.
Chị Hương cho biết thêm, mặc dù loài kiến ba khoang cắn chưa nguy hiểm đến mức phải nhập viện, nhưng những vết bỏng rộp trên khuôn mặt khi điều trị khỏi sẽ để lại sẹo, rất mất thẩm mỹ. Do đó, gia đình chị đang rất lo lắng trước sự tấn công của kiến ba khoang.
Kiến ba khoang xuất hiện ở phần lớn các căn hộ trong tòa nhà CT5A, khi người dân phát hiện cũng chỉ biết sử dụng vợt diệt muỗi hoặc dùng biện pháp bắt thủ công để xua đuổi kiến, do đó tình trạng kiến tấn công người ở khu chung cư này dân vẫn xảy ra.
Buổi tối, kiến ba khoang bò lổm ngổm trên tường nhà dân, ở những vị trí có đèn chiếu sáng
… và ở các góc tường ngoài hành lang
Nửa đêm bật dậy canh kiến
Bị kiến ba khoang tấn công, cuộc sống của nhiều hộ dân ở chung cư CT5 bị đảo lộn, đặc biệt đới với nhiều sinh viên thuê phòng tại đây khi bị kiến tấn công lúc nửa đêm đã rất sợ hãi.
Sinh viên Nguyễn Thị Phương Anh (19 tuổi), thuê phòng tại tầng 15 của tòa nhà cho biết: “Tuần trước, lúc nửa đêm, em cùng bạn đang ngủ trong phòng bỗng dưng em thấy đau ở mặt, khi bật dậy thì thấy con kiến to gần bằng hạt gạo đang bò lổm nhổm trên mặt. Vừa bị đau, vừa sợ nên chúng em không dám ngủ tiếp, cứ thế thức chờ cho đến khi trời sáng”.
Không dám ngủ, nhóm bạn cùng phòng với Phương phải choàng dậy đi lùng sục khắp căn phòng để tìm diệt kiến. Khi tìm đến những con kiến cuối cùng trong phòng thì cũng là lúc trời vừa sáng. Buổi đến lớp hôm ấy các bạn và Phương Anh ai cũng trong tình trạng ngáp ngắn, ngáp dài.
Cùng chịu chung hoàn cảnh với Phương Anh, nhiều người dân khi bị kiến cắn trên mặt, vết thương ở vùng da để lại sẹo khi đi ra đường họ cũng không khỏi ái ngại. “Tôi bị kiến cắn lên khuôn mặt, sau vài tuần đi khám chữa trị chưa thấy khỏi tôi không dám đến chơi nhà người thân, ra đường nhiều khi cứ phải đeo thêm khẩu trang”, bác Nguyễn Thị Hương (37 tuổi) ở tầng 17 tòa nhà CT5 cho biết.
Chúng còn ẩn náu trong góc tường nhà dân ở chung cư
Bà Hương cho biết thêm, khổ nhất là các em nhỏ khi đi học bị kiến cắn ở mặt, ở tay phải bôi thuốc. Nhiều cháu phải nghỉ học ở nhà chờ vết thương lành mới dám đi học tiếp.
Với những hộ dân ở căn phòng có diện tích nhỏ trong khu chung cư, cửa số chính là nơi lấy ánh sáng, gió trời. Tuy nhiên, kể từ khi kiến ba khoang tấn công khu chung cư, nhiều người không dám mở cửa vì sợ kiến bay vào nhà.
Hiện tại, người dân ở đây chưa biết phải đối phó thế nào với loại kiến nguy hiểm này.
Theo TS. Trương Xuân Lam (Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật), kiến ba khoang rất khó diệt, những loại thuốc xịt côn trùng thông thường không có tác dụng. Hơn nữa kiến ba khoang lại là loại côn trùng có lợi cho nông dân nên không cần tiêu diệt chúng mà chỉ nên mua lưới chống muỗi để ngăn kiến ba khoang bay vào nhà. Các gia đình cũng nên giảm bớt ánh đèn vào thời điểm kiến ba khoang phát triển, sinh sản. Người dân lưu lý nên giữ vệ sinh nhà cửa, giường chiếu sạch sẽ.
Theo 24h
Kiến ba khoang gây bệnh "giời leo"
BS Nguyễn Tiến Lâm (BV Nhiệt đới TƯ) nhận định: "Thủ phạm gây lở loét chính là virus "giời leo" và kiến ba khoang là vật trung gian truyền vi rút".
Ngứa, rát và bội nhiễm
Kiến ba khoang "bùng phát" tại Thừa Thiên Huế và liên tục nhiều tỉnh khác cũng bị "giặc kiến" quấy rối. Nhiều ngày gần đây, nhiều khu dân cư tại Hà Nội cũng chịu chung cảnh ngộ.
Thủ phạm gây lở loét chính là vi rút "giời leo" và kiến ba khoang là vật trung gian truyền vi rút.
Anh Lê Ngọc (Chung cư Mỹ Đình) cho biết, chỉ sau một giấc ngủ, mặt anh đau rát, ngứa ngáy, mắt sưng húp. Sau đó vài ngày, các vết rát tạo thành các đường rộp mụn nước, có mủ trắng, mắt không mở được. Bác sĩ khám cho biết, anh bị bệnh zona. Nhưng khi nghe đài báo nói về kiến ba khoang, người nhà anh mới để ý thì thấy trong nhà có nhiều con kiến ba khoang, nhất là buổi tối khi đèn sáng, kiến bay vào nhà rất nhiều. Con của anh cũng bị các vết rộp ở cổ và tay.
Nhiều người dân phản ánh nếu bị kiến ba khoang đậu lên người, chưa hiểu có đốt hay không thì đã bị ngứa rát, đặc biệt, nếu di kiến chết ngay trên da thì vùng da đó bị phồng rộp lên, đau và khó chịu.
TS Phạm Thị Khoa, Khoa Hóa thực nghiệm (Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng T.Ư) cho biết, một số người dân đã mang "thủ phạm" gây ngứa đến Viện để xét nghiệm. Đó là con kiến ba khoang, thuộc bọ cánh cứng, đầu đen, ngực có màu vàng cam hoặc đỏ, cánh cụt.
Loài kiến này đã có từ lâu, chủ yếu sống ở ruộng lúa, vườn cây... Vì thế, những người dân ở khu vực ngoại thành, gần cánh đồng thường bị "tấn công" nhiều hơn. Ngoài ra, loài kiến này thích ánh sáng xanh, nên ánh đèn buổi tối rất thu hút chúng.
Kiến chỉ là vật trung gian
Tuy nhiên, TS Khoa nhấn mạnh rằng: "Nói kiến ba khoang đốt là không hòan tòan chính xác. Các vết sưng, phồng rộp có thể do một số vi khuẩn cộng sinh sống trên kiến, tiết ra chất gây kích ứng với da".
Còn BS Nguyễn Tiến Lâm cho biết, kiến ba khoang không đốt người nên không gây nhiễm độc da. "Nếu nó đốt thì chất độc phải ngấm vào máu và sinh ra các bội nhiễm khác, không chỉ dưới da", ông Lâm cho biết.
Những tổn thương cơ bản mà người dân đang gặp phải khi kiến ba khoang bâu lên người về cơ bản giống như bệnh Zona. "Tôi có thể khẳng định rằng, kiến ba khoang chỉ là vật trung gian, mang vi rút Varicella Zoster Virus (VZV) gây ra bệnh Zona (dân gian gọi là giời leo)". Vì thế, chỉ cần kiến đậu lên người hoặc giết kiến di trên da đến đâu thì người dân bị nhiễm VZV đến đó.
Khi bị mắc VZV, bệnh nhân thường đau rát một vùng da, có thể giật nhoi nhói từng cơn ở vùng da này, sau đó vài ngày vùng da này sẽ nổi mụn nước, tập trung từng chùm. VZV có thể phát triển hoặc chỉ cố định một mảng, nhưng nếu người bệnh gãi khiến cho nước ở các vết rộp lây lan sang vùng da khác thì bệnh sẽ lan rộng hơn. Nếu Zona mọc trong mắt thì mới gây ra tổn thương giác mạc khiến người bệnh mù tạm thời, thậm chí mù vĩnh viễn nếu có sẹo giác mạc lớn.
Bác sĩ Lâm cho rằng, có nhiều loại côn trùng mang VZV chứ không chỉ là kiến ba khoang. Còn theo TS Khoa, việc kiến ba khoang bỗng xuất hiện dày đặc có thể do kiến đã ăn rầy nâu kháng thuốc. "Biến đổi khí hậu, việc sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ tràn lan khiến cho côn trùng đang biến đổi", bà nói.
Để đề phòng kiến ba khoang và các loại côn trùng, tiến sĩ Khoa cho biết nên dùng lưới chống muỗi, đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương, buổi tối nên tắt bớt đèn. Nếu thấy kiến ba khoang đậu trên người thì nên thổi nhẹ đuổi chúng đi thay vì giết chúng ngay trên người.
"Sau khi bị kiến ba khoang nói riêng hoặc côn trùng khác nói chung đậu lên người, da có hiện tượng rát nóng, ngứa, sưng rộp thì không nên gãi, tự ý bôi thuốc, tự chữa bằng đắp gạo nếp, đỗ xanh lên người khiến cho vết thương bị bội nhiễm. Nếu chỉ là vết rộp nhỏ thì có thể tự khỏi, tuy nhiên nếu vết rộp lớn, sưng, phù nề thì nên đến khám bác sĩ da liễu để được điều trị", BS Nguyễn Tiến Lâm.
Theo Dantri
Huế: Kiến ba khoang tấn công dân chung cư Ngành y tế Thừa Thiên Huế dù đã phun hóa chất tồn lưu để diệt trừ kiến và khám cấp thuốc điều trị cho người bệnh sau khi nhận được thông tin kiến ba khoang tấn công ở khu chung cư Hương Sơ, Tp. Huế. Song loài kiến này chỉ giảm trong thời gian ngắn và hiện tiếp tục tấn công, nhất là...