HN cấm đường dịp Tết: Vẫn cấp “giấy phép con”
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam đề nghị cần bãi bỏ “giấy phép vào đường, phố cấm”, nhưng liên ngành GTVT – Công an TP.Hà Nội vẫn tổ chức phương án phân luồng từ xa và tiếp tục cấp “ giấy phép con”.
Ủng hộ giảm ùn tắc
Trao đổi với phóng viên NTNN, đại diện Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam và Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội đều khẳng định ủng hộ chủ trương giảm ùn tắc vào trung tâm thành phố thông qua việc hạn chế xe có trọng tải lớn lưu thông. Theo đề xuất của các hiệp hội, phương án hạn chế cần phải phù hợp với thực tế để đạt được mục tiêu giảm ùn tắc giao thông, cung cấp hàng hóa cho nhân dân và tạo điều kiện cho các đơn vị vận tải giảm tải hàng hóa thiết yếu tại các điểm trung chuyển.
Tuy nhiên, phương án phân luồng từ xa, cấm ô tô tải của liên ngành GTVT – Công an TP.Hà Nội năm nay không có thay đổi so với dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ. Cụ thể, sẽ phân luồng từ xa từ ngày 15 /1 đến 16/2/2014, phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – đại lộ Thăng Long – đường 70 – đường 72 – đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng (Hà Đông) – cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi – Pháp Vân – cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự trở vào trung tâm thành phố. Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng trên 1,25 tấn bị cấm hoạt động trong giờ cao điểm.
Video đang HOT
Từ ngày 15/1 đến 16/2/2014,TP. Hà Nội sẽ bắt đầu cấm một số tuyến đường nhằm giảm ùn tắc giao thông dịp Tết Giáp Ngọ (Ảnh tư liệu)
Phản đối cấp “giấy phép con”
Giải thích về việc phân luồng hạn chế từ xa các phương tiện giao thông trọng tải lớn, ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT Hà Nội nói: “Trong nội đô vẫn cấm các phương tiện giao thông trọng tải lớn, trừ các loại xe phục vụ dân sinh như lương thực thực phẩm, dầu khí… nhưng muốn hoạt động phải được cấp phép”. Ông Hùng cho biết, cấm trong vành đai 2 còn ngoài vành đai 2 vẫn hoạt động bình thường.
Ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho hay các DN có thể đề nghị, lập danh sách các xe để được cấp “giấy phép vào đường, phố cấm”. Nếu phát hiện có tiêu cực trong quá trình cấp phép, ông Tân khẳng định có thể thông báo qua đường dây nóng đến Sở GTVT để xử lý.
Tuy nhiên, ông Bùi Danh Liên – Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Nội cho rằng: Đã cấm lại cấp giấy phép sẽ nảy sinh tiêu cực, không phục vụ mục tiêu ban đầu là hạn chế ùn tắc giao thông.
Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam thậm chí đã hai lần có văn bản đề nghị xem xét bãi bỏ “giấy phép con”. Theo hiệp hội, việc cấp “giấy phép vào đường, phố cấm” cho thấy vừa ít phát huy tác dụng của biện pháp quản lý, vừa gây khó khăn cho DN về thủ tục hành chính và chi phí.
Bức xúc trước việc cấm đường chưa hợp lý, ông Phạm Văn Nghĩa – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Pin Hà Nội cho biết: “Việc cấm xe tải hoạt động vào giờ cao điểm khiến cho công ty chúng tôi gặp khó khăn trong việc bán hàng và nhập hàng. Vì vậy chúng tôi đề nghị thành phố cho phép các DN hoạt động trên các cung đường cấm được đăng ký cho xe ra vào lấy hàng, nếu không DN sẽ rất khốn đốn”.
Đồng tình với quan điểm đó, ông Hoàng Văn Tại – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển cho hay: “Chúng tôi đề nghị TP.Hà Nội không cấm đường vành đai 3 như từ 2012 trở về trước. Hiện nay đường vành đai 3 cũng đã có cao tốc trên cao, nên đã giảm thiểu ùn tắc giao thông đáng kể vào giờ cao điểm”.
Ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Sở GTVT cho biết, thời gian qua cũng nhận được phản ánh của DN rằng phải “bôi trơn” để vào phố cấm, và Sở GTVT đã có văn bản báo cáo thành phố. Ông Hùng cho hay: “Việc tiêu cực phải xử lý, còn câu chuyện cấm không thể cấm tiệt được. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa thiết yếu vẫn phải thực hiện. Thành phố sẽ xem xét các nhu cầu về vận chuyển dân sinh, làm sao để không tăng chi phí hàng hóa”.
Theo Đình Thắng – Vinh Hải
"Bản đồ" cấm đường dịp Tết Nguyên đán tại Hà Nội
Từ hôm nay, 4/2, nhiều tuyến phố trong nội thành Hà Nội sẽ cấm các loại xe tải, xa khách, xe taxi theo những khung giờ khác nhau nhằm hạn chế ùn tắc giao thông.
Cấm nhiều phương tiện hoạt động trong nội thành Hà Nội trong dịp tết Nguyên đán Quý Tỵ
Cấm xe gì, đường nào?
Những ngày cuối năm, lưu lượng người và phương tiện tham gia giao thông ở thủ đô gia tăng rất lớn. Nguy cơ ùn tắc và TNGT có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu ý thức của người tham gia giao thông không tốt.
Đại úy Trương Song Thành - Đội trưởng Đội Tham mưu, tổng hợp (Phòng CSGT - CATP Hà Nội) - cho hay, UBND TP Hà Nội vừa có quyết định số 06 về việc hạn chế phương tiện trên các tuyến đường của Hà Nội. Danh sách các tuyến đường cấm, giờ cấm do Sở GTVT đề xuất, Phòng CSGT Hà Nội là đơn vị tham mưu.
Theo quyết định trên, nhiều tuyến đường trong khu vực nội thành Hà Nội sẽ cấm xa tải, xe khách, xe taxi theo những khung giờ nhất định. Cụ thể, phạm vi hạn chế hoạt động của các phương tiện giao thông được giới hạn bởi các tuyến đường: Phạm Văn Đồng - Phạm Hùng - Đại lộ Thăng Long (đoạn từ đường Phạm Hùng đến nút giao đường 70) - Đường 70 (đoạn từ Đại Lộ Thăng Long đến đường 72) - Đường 72 (đoạn giao đường 70 đến đường Lê Trọng Tấn - quận Hà Đông) - Đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) - Phúc La - Văn Phú - Phùng Hưng (quận Hà Đông đoạn từ Phúc La đến Cầu Bươu) - Cầu Bươu - Phan Trọng Tuệ - Ngọc Hồi (đoạn từ ngã ba Phan Trọng Tuệ đến ngã ba Pháp Vân) - Pháp Vân - Cầu Thanh Trì - Nguyễn Văn Linh - Ngô Gia Tự trở vào trung tâm thành phố.
Tại các tuyến đường nội thành được giới hạn bởi các tuyến đường trên, cấm các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ đến 1,25 tấn hoạt động trong giờ cao điểm (sáng từ 6h đến 9h, chiều từ 16h30 đến 19h30).
Các loại xe ô tô tải có trọng lượng toàn bộ từ 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công chỉ được phép lưu hành từ 21h đến 6h sáng hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.
Một số loại xe như xe cắt sửa cây, xe tưới nước rửa đường, xe hút bụi, hút bùn, xe và máy sửa chữa cầu đường, xe chở thực phẩm tươi sống, xe chở rau quả có trọng lượng toàn bộ đến 2,5 tấn... bị cấm lưu thông trong giờ cao điểm.
Đối với xe taxi, trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo quyết định phân luồng tổ chức giao thông, đảm bảo TTATGT, giảm ùn tắc giao thông.
Trả lời câu hỏi của PV Dân trí về việc nhiều trường hợp xe taxi chở người đi cấp cứu hay các trường hợp bắt buộc phải dùng xe taxi trong giờ cấm, Đại úy Trương Song Thành khẳng định, các trường hợp trên được ưu tiên nhưng phải chấp hành theo các quyết định phân luồng, điều tiết giao thông của lực lượng chức năng.
Cũng theo quyết định 06 của UBND TP Hà Nội, tại một số tuyến đường trong khu vực hạn chế nêu trên, các phương tiện vẫn có thể lưu thông bình thường. Cụ thể: đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn từ cầu chui đến Nguyễn Sơn), Ngọc Lâm (đoạn từ cầu chui đến Ngô Gia Khảm), Ngô Gia Khảm, cầu Vĩnh Tuy, Nguyễn Khoái (đoạn từ cầu Vân Đồn đến Minh Khai), Minh Khai (đoạn từ Minh Khai đến Nguyễn Tam Trinh), Nguyễn Tam Trinh, Pháp Vân (đoạn từ nút Pháp Vân - Cầu Giẽ đến Giải Phóng), Giải Phóng (đoạn từ Pháp Vân đến Kim Đồng), Đại lộ Thăng Long, Lê Trọng Tấn (Hà Đông), Phúc La, Văn Phú, Phùng Hưng (đoạn từ Phúc La - Văn Phú đến Cầu Bươu), Cầu Bươu, Phan Trọng Tuệ, Ngọc Hồi, cầu Thanh Trì, Nguyễn Văn Linh, Ngô Gia Tự.
Không có "tiêu cực" trong cấp phép vào đường cấm
Nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra bình thường, phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa dịp tết, Phòng CSGT đã cấp những giấy phép cho xe ô tô tải hạng nhỏ. Giấy phép quy định cụ thể về thời gian, tuyến đường xe tải được phép hoạt động. Việc tham gia vận tải vào ban đêm, trong những khung giờ cụ thể sẽ tránh được việc ùn tắc, TNGT nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu vận chuyển hàng hóa, phục vụ tết của người dân.
Theo Đại úy Trương Song Thành, việc cấp giấy phép lưu thông trên các tuyến đường được thực hiện theo quy trình chặt chẽ nghiêm ngặt: sau khi tiếp nhận hồ sơ, các cán bộ của Phòng CSGT Hà Nội sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ, xem xét về điều kiện của phương tiện, về tầm quan trọng của các tuyến đường, các mục tiêu và trụ sở cần bảo vệ trên tuyến đường đó, để quyết định có cấp phép hay không.
"Thời gian vừa qua, số lượng người đến xin cấp giấy phép khá lớn. Để đảm bảo việc phục vụ nhân dân, chúng tôi đã bố trí thêm CBCS ứng trực, tiếp nhận và xử lý, phân loại kỹ từng hồ sơ. Tại khu vực tiếp nhận hồ sơ, chúng tôi đã bố trí ghế ngồi, dán đầy đủ thông báo, quy trình tiếp nhận và giải quyết cho người dân biết trên tinh thần minh bạch, một cửa nhanh gọn, không gây phiền hà cho người dân." - Đại úy Thành cho hay.
"Riêng tại bộ phận trực ban ở cổng trụ sở cũng được tăng cường thêm CBCS, tránh để tình trạng lộn xộn trước cổng cơ quan, tránh gây ảnh hưởng đến TTATGT, đồng thời cũng cảnh báo cho người dân biết, phòng ngừa những đối tượng xấu lợi dụng việc vào xin giấy phép để làm cò mồi, chân gỗ."
Theo thông tin từ Phòng CSGT Hà Nội, chỉ riêng tháng 1/2013, Phòng CSGT Hà Nội đã cấp phép lưu thông cho 2.359 trường hợp, gấp nhiều lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Đại úy Thành khẳng định, tuyệt đối không có hiện tượng cán bộ nhũng nhiều, làm phiền người dân đến xin cấp phép, lại càng không có chuyện vòi vĩnh để người dân phải nộp tiền nếu muốn được cấp giấy phép hoạt động như một số dư luận trước đó.
Theo Đại úy Thành Phòng CSGT Hà Nội vừa được tăng cường 300 học viên các trường cảnh sát để tham gia hướng dẫn phân luồng giao thông, phục vụ nhân dân trong dịp Tết.
Theo 24h
Cấm đường dịp Tết, doanh nghiệp lao đao "Năm nay cấm luôn cả đường vành đai 3 tức là bịt luôn đầu ra cũng như đầu vào của DN. Các năm không ảnh hưởng tới DN vì thành phố không cấm đường vành đai 3". Tắc đường luôn là vấn đề nóng nhiều năm qua. (Ảnh minh họa) Sẽ là gần một tháng đình trệ Từ 28/1 đến 25/2 Hà Nội...