HN: 1.300 tỷ mua đoàn tàu tuyến đường sắt Cát Linh -Hà Đông
Giá hơn 63,2 triệu USD (khoảng 1.300 tỷ đồng) gồm chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển đến tận chân công trình.
Tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông đang gấp rút xây dựng (ảnh minh họa)
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GTVT) vừa có báo cáo kết quả thẩm định phê duyệt dự toán chi phí mua đoàn tàu thuộc gói thầu số 1 (EPC), dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông. Dự án này do Ban Quản lý dự án đường sắt làm đại diện chủ đầu tư, được thực hiện theo hình thức Tổng thầu EPC.
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ GTVT phê duyệt dự toán chi phí đoàn tàu theo ý kiến của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC, với giá trị hơn 63,2 triệu USD bao gồm cả chi phí sản xuất, bảo hiểm và vận chuyển đến tận chân công trình. Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông cũng yêu cầu Ban Quản lý dự án đường sắt khẩn trương lựa chọn nhà thầu đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
Trước đó, Ban Quản lý dự án đường sắt cũng kiến nghị Bộ GTVT hai phương án mua sắm đoàn tàu cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông. Trong đó, phương án 1 dựa trên cơ sở so sánh, xem xét giá trị đoàn tàu do Tổng thầu lập dự toán, giá trị thẩm tra của TEDI, giá trị thẩm định của Công ty TNHH Hãng kiểm toán AASC… có giá trị khoảng hơn 63,2 triệu USD. Đây là giá trọn gói đến chân công trình nhưng chưa bao gồm hệ thống tín hiệu trên tàu. Phương án 2 có tổng giá trị hơn 51,7 triệu USD, chỉ là tạm duyệt giá trị dự toán đoàn tàu trên cơ sở tổng mức đầu tư được phê duyệt.
Theo_Dân việt
Video đang HOT
Liệu có chậm tiến độ đường sắt trên cao?
Các bác có thấy không, các bó thép trên dãy cột bê tông kia đang rỉ hoen khi phải phơi mưa nắng suốt bao nhiêu tháng rồi do dự án chậm tiến độ.
Ngồi café bên lề tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Giảng Võ (Hà Nội), nhà thơ vườn giật thót mình khi một ông kỹ sư xây dựng trỏ tay lên cao nói: "Các bác có thấy không, các bó thép trên dãy cột bê tông kia đang rỉ hoen khi phải phơi mưa nắng suốt bao nhiêu tháng rồi do dự án chậm tiến độ. Thử hỏi sắp tới, nếu đổ các dầm bê tông với các lõi thép rỉ hoen này thì chất lượng công trình này sẽ ra sao?".
Triết gia vườn vỗ bàn cái chát: "Thậm chí nguy, thậm chí nguy! Tàu cao tốc chạy trên tuyến đường sắt trên cao với tốc độ rất lớn, nếu các dầm, cột bê tông chịu lực được đổ, được đúc với các lõi thép gỉ hoen thế này thì quá trình ô-xy hóa sẽ phá hỏng từ trong lõi hỏng ra, không biết có chịu đựng được đoàn tàu cao tốc nặng tới mấy ngàn tấn chạy huỳnh huỵch suốt ngày đêm?".
Nhà thơ vườn tặc lưỡi: "Thế mới có chuyện một đại biểu Quốc hội chất vấn bộ Giao thông Vận tải về sự an toàn của tuyến đường sắt trên cao này, khi ông đại biểu lo rằng, sự cố tai nạn sẽ rất kinh khủng nếu đoàn tàu văng khỏi tuyến đường sắt trên cao. Các bác thấy thế nào?".
Ông kỹ sư xây dựng nhẩn nha: "Lúc mới khánh thành đưa vào hoạt động, chắc có lẽ không có vấn đề gì đâu, nhưng chỉ lo rằng, một số năm sau, liệu cốt thép bị xuống cấp rỉ, đứt thì các dầm, cột bê tông kia có rão rời, lung lay? Có bảo đảm độ an toàn tuyệt đối cho đoàn tàu cao tốc chạy trên nó?".
(Trước đó, trong thời gian mới thi công đã xảy ra hai vụ tai nạn: Ngày 6/11/2014, một thanh dầm thép rơi từ công trường dự án xuống đường làm một người chết, hai người bị thương, đều là người dân đang lưu thông trên đường. Tiếp theo, rạng ngày 28/12/2014, giàn giáo trên công trường đường sắt trên cao, đoạn đối diện với Bến xe Hà Đông cũ bị sập, vùi lấp một xe taxi khiến một người bị thương, xe ô tô hư hỏng nặng).
Hiện trường tai nạn sập giàn giáo tại điểm thi công ga Hà Đông thuộc dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông sáng 28/12/2014.
Triết gia vườn bực bội: "Có quá nhiều tai tiếng về tuyến đường sắt trên cao này khi dự án bị đội vốn 339 triệu USD so với tổng vốn ban đầu, lên thành 891,92 triệu USD. Một con số quá đắt đỏ khi báo chí đưa tin theo TS.Nguyễn Xuân Thủy (chuyên gia giao thông), mức đầu tư bình quân trên thế giới với tàu điện ngầm từ 60 - 100 triệu USD/km, đường sắt đô thị trên cao chỉ bằng 1/3 tức khoảng 20 - 30 triệu USD/km. Với 13km đường sắt mà tổng mức đầu tư (dự kiến điều chỉnh) lên tới 891,92 triệu USD, tức mỗi km tốn gần 70 triệu USD là quá đắt đỏ. Ông Thủy cho rằng, phải xem xét lại trách nhiệm của các đơn vị thực hiện dự án, bởi gánh nặng tăng chi phí vốn vay sau này người dân sẽ phải chịu".
Nhà thơ vườn thông báo: "Bác ơi, ông Lê Kim Thành (Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt) vừa có văn bản gửi công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc - tổng thầu dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, về việc dự án không chỉ chậm tiến độ mà còn gây bất an cho người đi đường. Trên công trường thi công tiếp tục để xảy ra tình trạng mất an toàn do công tác kiểm tra kiểm soát của tổng thầu còn lơ là, thiếu trách nhiệm".
Triết gia vườn nhấn mạnh: "Tại buổi làm việc về tiến độ dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông vừa qua, Bộ trưởng bộ GTVT Đinh La Thăng đánh giá, Tổng thầu quá yếu kém, năng lực nhà thầu kém, máy móc công nghệ kém, Bộ trưởng cảnh cáo và yêu cầu Tổng thầu phải thay thế ngay tổng chỉ huy công trường; thay thế và tăng cường các kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn cao; chấm dứt hợp đồng ngay với tư vấn giám sát không đủ trình độ, kém năng lực".
Nhà thơ vườn thắc mắc:
Bộ trưởng bảo cách chức rồi
Mà tiến độ vẫn chậm thôi rùa bò
Tổng thầu quá kém, thật lo
Năng lực thấp yếu giở trò bài bây
Sắt thép rỉ hết rồi đây
Công trình xuống cấp mai ngày ai lo
Tàu cao tốc sẽ chạy đua
Ai mà biết được chữ ngờ... ai hay...?
Việt Chiến
Theo_Người Đưa Tin
Tổng thầu Trung Quốc khiến đường sắt trên cao Hà Nội chậm tiến độ Tiến độ tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông tiếp tục chậm trễ nghiêm trọng vì sự thiếu trách nhiệm của Tổng thầu EPC phía Trung Quốc. Tin tức trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ dẫn lời ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt - PMU đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải)...