H&M có kế hoạch sa thải 1.000 nhân viên Tây Ban Nha
Hãng thời trang H&M của Tây Ban Nha có kế hoạch cắt giảm trên 1.000 nhân viên tại quốc gia này, những người vốn đang được cho nghỉ phép vì tác động của đại dịch COVID-19.
H&M của Tây Ban Nha có kế hoạch cắt giảm trên 1.000 nhân viên. Anh: H&M
Thông báo của Nghiệp đoàn CCOO cho biết H&M chuẩn bị thực hiện các quy trình cắt giảm nhân sự có thể ảnh hưởng tới trên 1.000 người và 30 cửa hàng phải đóng cửa. CCOO cho rằng việc đóng cửa các cửa hàng là hoàn toàn bất hợp lý, trong khi sa thải các nhân viên đang trong chế độ nghỉ phép là không công bằng.
Theo nghiệp đoàn, việc phải điều chỉnh quy mô nhân sự trong bối cảnh thói quen tiêu dùng thay đổi là không sai nhưng việc sa thải một số lượng lớn nhân viên là không công bằng, đặc biệt khi H&M vẫn đang hưởng lợi từ chương trình của chính phủ hỗ trợ cho nhân viên nghỉ phép trong thời gian đại dịch. Hiện H&M chưa có bình luận chính thức về vấn đề này.
Video đang HOT
Việc cấp ngân sách cho các chương trình hỗ trợ thất nghiệp tạm thời là một trong những biện pháp quan trọng mà chính phủ của Thủ tướng Pedro Sanchez đang thực hiện nhằm giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn phong tỏa. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, chính phủ Tây Ban Nha đã chi khoảng 40 tỷ euro (hơn 47 tỷ USD) cho các biện pháp khẩn cấp nhằm xoa dịu khủng hoảng. Đổi lại, các công ty phải cam kết không sa thải nhân viên trong vòng 6 tháng sau khi kết thúc chương trình hỗ trợ. Chương trình này có hiệu lực tới ngày 31/5 và nhiều khả năng sẽ được gia hạn.
Năm 2020, lợi nhuận của H&M giảm 10 lần do tác động của đại dịch. Hãng cũng cho biết sẽ phải đóng cửa 350 trên tổng số 5.000 cửa hàng trên toàn cầu và mở thêm 100 cửa hàng khác. Dù lợi nhuận giảm nhưng mảng bán hàng trực tuyến của hãng tăng mạnh trong năm 2020, tăng hơn 40% so với năm trước đó và đóng góp gần 1/3 tổng doanh thu của hãng.
Thúc đẩy kế hoạch đáp trả 6 nước đánh thuế các công ty công nghệ Mỹ
Mỹ đang thúc đẩy kế hoạch áp thuế trả đũa với tổng giá trị lên đến gần 1 tỷ USD mỗi năm đối với sáu quốc gia đã đánh thuế các công ty công nghệ của nước này.
Theo các văn bản do Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) công bố, nhiều mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ từ Vương quốc Anh, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Áo có thể bị đánh thuế đến 25% mỗi năm. Đây là lời đáp trả của Washington với những nước đang đánh thuế đối với các công ty công nghệ như Amazon và Facebook.
Facebook là một trong những công ty công nghệ bị đánh thuế. Ảnh minh họa: AP.
USTR đề xuất đánh thuế xấp xỉ tổng doanh thu thuế mà mỗi nước thu được từ các công ty Mỹ. Theo tính toán của hãng tin Bloomberg News, con số này lên đến 880 triệu USD/năm.
Cụ thể, Anh đang áp thuế 2% doanh thu đối với các công cụ tìm kiếm, các nền tảng mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử có doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số trên 500 triệu bảng Anh (khoảng 694,55 triệu USD) và doanh thu từ các dịch vụ này tại Anh trên 25 bảng Anh. USTR ước tính số tiền thuế kỹ thuật số mà các công ty Mỹ đã nộp cho Anh ở mức khoảng 325 triệu USD mỗi năm. Các mặt hàng của Anh có thể bị đánh thuế trả đũa khi xuất khẩu sang Mỹ bao gồm dụng cụ nghệ thuật, mỹ phẩm và trang điểm, hàng may mặc... USTR sẽ lấy ý kiến công chúng về kế hoạch thuế với Anh vào ngày 4/5.
Thuế kỹ thuật số của Italy được áp dụng với các công ty tạo ra doanh thu 750 triệu euro (khoảng 885 triệu USD) trở lên trên toàn cầu trong năm trước đó, và 5,5 triệu euro trở lên từ các dịch vụ kỹ thuật số tại Italy. Theo ước tính của USTR, số tiền thuế mà các công ty công nghệ của Mỹ đã nộp tại nước này vào khoảng 140 triệu USD/năm. Các mặt hàng của Italy có thể bị đánh thuế trả đũa khi nhập khẩu vào Mỹ là trứng cá muỗi, túi xách, com-lê ... Cuộc trưng cầu dân ý về thuế trả đũa với Italy dự kiến diễn ra vào ngày 5/5.
Tây Ban Nha đang đánh thuế 3% đối với các công ty có doanh thu từ các dịch vụ kỹ thuật số trên toàn cầu đạt từ 750 triệu USD trở lên và 3 triệu USD từ các dịch vụ kỹ thuật số nhất định. Ước tính ban đầu của USTR cho thấy các công ty công nghệ Mỹ đã nộp 155 triệu USD tiền thuế/năm cho Tây Ban Nha. Mặt hàng tôm và giày dép của nước này có thể sẽ bị đánh thuế khi nhập khẩu vào Mỹ. USTR sẽ lấy ý kiến công chúng về thuế với Tây Ban Nha vào ngày 6/5.
Thuế kỹ thuật số của Thổ Nhĩ Kỳ được áp dụng với các công ty trong năm trước đó tạo ra 750 triệu euro doanh thu toàn cầu và 20 triệu lira (khoảng 2,46 triệu USD) doanh thu tại nước này. USTR ước tính hàng năm các công ty Mỹ nộp cho Thổ Nhĩ Kỳ số tiền thuế kỹ thuật số khoảng 160 triệu USD. Thảm trải nhà, thảm thêu tay và gạch hoa là những mặt hàng có thể bị Mỹ áp thuế trả đũa. Cuộc trưng cầu dân ý về việc này sẽ được tổ chức vào ngày 7/5.
Mức thuế kỹ thuật số mà Ấn Độ đang áp với các công ty nước ngoài là 2%, và nước này được dự đoán đã thu về khoảng 55 triệu USD tiền thuế kỹ thuật số mỗi năm. Các mặt hàng của Ấn Độ có thể nằm trong danh sách đáp trả của Mỹ bao gồm tôm, tấm mành, các sản phẩm từ tre, trang sức vàng và nội thất làm từ mây. USTR sẽ lấy ý kiến công chúng về thuế với Ấn Độ vào ngày 10/5.
Mức thuế kỹ thuật số của Áo là 5% tổng doanh thu từ các dịch vụ quảng cáo kỹ thuật số tại nước này, chỉ áp dụng với các công ty có doanh thu toàn cầu hàng năm đạt từ 750 triệu euro trở lên và doanh thu tại Áo từ 25 triệu euro trở lên. Ước tính, các công ty công nghệ Mỹ đã nộp khoảng 45 triệu USD thuế kỹ thuật số hàng năm tại Áo. Các mặt hàng làm từ da, vải, kính viễn vọng quang học và kính hiển vi của Áo có thể bị đánh thuế trả đũa khi vào thị trường Mỹ. Cuộc trưng cầu dân ý về thuế trả đũa với Áo sẽ diễn ra vào ngày 11/5.
Đã có những nỗ lực nhằm thay thế thuế kỹ thuật số của mỗi nước bằng một mức tiêu chuẩn cho toàn cầu, được xây dựng bởi Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nhưng các nước vẫn chưa đạt được đồng thuận trong vấn đề này.
Hiệp hội Internet, bao gồm nhiều thành viên như Amazon, Facebook và Google, hoan nghênh đề xuất của USTR, cho rằng động thái này là một sự khẳng định quan trọng trong việc đẩy lùi những rào cản thương mại mang tính phân biệt đối xử, trong lúc Mỹ sẽ tiếp tục làm việc để tìm ra một giải pháp khả thi tại OECD.
Tây Ban Nha đón em bé sơ sinh đầu tiên có 'lá chắn' virus SARS-CoV-2 Tây Ban Nha vừa đón em bé sơ sinh đầu tiên ở nước này có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 sau khi người mẹ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Bé trai chào đời vào tuần trước trên đảo Ibiza. Người mẹ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Ảnh minh...