HLV từng vô địch World Cup “dạy” bóng đá Trung Quốc 4 bước để lên đời
HLV Marcello Lippi đã có cuộc đối thoại với báo chí Trung Quốc về việc tại sao bóng đá ở đất nước đông dân nhất thế giới vẫn chưa thể bay cao như tưởng tượng.
HLV người Italy nói về 4 bước giúp một nền bóng đá phát triển, đồng thời, nhắm đích danh Liên đoàn bóng đá Trung Quốc (CFA) là nơi chịu trách nhiệm cho những vấn đề hiện tại.
Ông nói: “Đội tuyển Trung Quốc cần tích luỹ kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao và cạnh tranh với các đội tuyển mạnh. Ngay cả khi thất bại, điều đó cũng có lợi thay vì chỉ đá với các đội yếu như trước đây”.
HLV Marcello Lippi dẫn dắt đội tuyển Trung Quốc vào tới tứ kết Asian Cup 2019. Ảnh: Hiếu Lương.
HLV Marcello Lippi muốn nói đến việc đội tuyển Trung Quốc nên mời hoặc đề nghị được thi đấu giao hữu với những đội tuyển mạnh trên thế giới. Thất bại trước kẻ mạnh luôn mang đến nhiều lợi ích hơn là chiến thắng trước các đội bóng yếu, giúp cầu thủ và đội tuyển nhìn nhận được thiếu sót, học tập được cái hay.
Trước vòng loại World Cup 2022, đội tuyển Trung Quốc chỉ thi đấu giao hữu với các đội nằm ngoài top 100 như Philippines, Tajikistan và giành chiến thắng. Hay trong năm 2018, chuẩn bị cho Asian Cup 2019, Trung Quốc thi đấu giao hữu 9 trận nhưng chỉ có Iraq và Qatar là những đội mạnh, không có đối thủ nào nằm ngoài châu lục.
Điều thứ hai ông Lippi muốn nhắc đến là đẩy mạnh đào tạo các HLV bản địa để họ dẫn dắt các đội tuyển. Điểm yếu của việc thuê HLV hay chuyên gia nước ngoài là không nắm bắt được ngay văn hoá nơi mình làm việc dù cho họ rất danh tiếng.
Điều thứ ba là đẩy mạnh đào tạo trẻ, nâng cao sự đam mê bóng đá của người dân trong nước. Trung Quốc có thể thực hiện chính sách nhập tịch nhưng chỉ là biện pháp tạm thời, tương lai nền bóng đá vẫn cần những cầu thủ trẻ bản địa.
Cuối cùng, đặt nặng vấn đề thất bại sẽ là sai lầm. HLV Marcello Lippi cho rằng việc xây dựng sức mạnh cho nền bóng đá phải trải qua nhiều thế hệ khác nhau, HLV và cầu thủ đều cần quá trình để đạt đến đẳng cấp mới.
Wu Lei (số 7) ăn mừng khi ghi bàn vào lưới Philippines tại vòng bảng Asian Cup 2019. Tuy nhiên, những chiến thắng trước đối thủ được đánh giá thấp hơn chưa thể định vị tầm vóc của bóng đá Trung Quốc. Ảnh: Hiếu Lương.
Những chia sẻ của HLV Marcello Lippi tạo nên tranh luận lớn trên mạng xã hội Weibo và trang tin tức Sina của Trung Quốc. Nhiều người đồng tình với quan điểm của vị HLV người Italy, nhưng cũng có người bày tỏ sự thiếu lạc quan với ông do từng thất bại khi dẫn dắt đội tuyển Trung Quốc.
Vị HLV năm nay 72 tuổi từng dẫn dắt đội tuyển Italy vô địch World Cup 2006 và có gần 40 năm kinh nghiệm cầm quân. Ông cũng từng được mời làm HLV trưởng đội tuyển Trung Quốc với 37 trận đấu, giành được 15 chiến thắng, để thua 12 trận.
Trong 1 thập kỷ qua, Trung Quốc đã đổ nhiều tiền bạc vào bóng đá. Giải VĐQG Trung Quốc được đổ tiền mạnh mẽ, mời các cầu thủ, HLV danh tiếng về làm việc. Điều này giúp cấp độ CLB đạt được những thành tích tốt ở châu Á. Tuy nhiên, ở cấp đội tuyển, bóng đá Trung Quốc lại có dấu hiệu thụt lùi.
Thất bại trước U22 Việt Nam của U22 Trung Quốc trong trận giao hữu vào cuối năm 2019 khiến nhiều CĐV bất bình. Những nhận định về việc bóng đá Trung Quốc đang xếp sau cả Việt Nam và Thái Lan được hưởng ứng. Đồng thời, nhiều scandal liên quan đến giới cầu thủ cũng khiến người dân mất thiện cảm với bộ môn này.
HLV tuyển Trung Quốc chán nản vì thất bại, rời phòng họp báo đột ngột.
Bóng đá Trung Quốc cấm đủ thứ để giải hàng đầu khởi động
Giải bóng đá hàng đầu Trung Quốc (Chinese Super League - CSL) vừa đưa ra hàng loạt quy định cấm để ngăn ngừa dịch Covid-19 với hy vọng được chính phủ chấp nhận khởi động mùa giải.
Giải CSL năm 2020 vẫn hy vọng khởi động AFP
CSL có tham vọng ra mắt mùa giải vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 nên đã vạch ra kế hoạch chi tiết để giữ an toàn cho cầu thủ và người hâm mộ. Liên đoàn Bóng đá Trung Quốc (CFA) đang rất quan tâm đến K-League (giải hàng đầu Hàn Quốc) và Bundesliga của Đức, những giải đầu tiên khởi động lại mùa giải dù vẫn lo ngại về đại dịch Covid-19.
Truyền thông Trung Quốc cho hay, theo kế hoạch, các trận đấu của CSL sẽ được tổ chức ban đầu sẽ diễn ra sau cánh cửa đóng kín, tương tự như K-League và Bundesliga, trước khi người hâm mộ dần dần được cho phép vào sân. Tuy nhiên, người ủng hộ sẽ phải ngồi cách nhau ít nhất 1 mét trên khán đài, trong khi những cầu thủ dự bị phải đeo khẩu trang, theo tờ Beijing Youth Daily.
CLB Tianjin Tianhai bị xóa sổ AFP
Báo giới địa phương dẫn kế hoạch cho biết: "Ngoài ra, đối với trận đấu, giải đấu cũng sẽ hủy bỏ việc trẻ em ra sân cùng cầu thủ, bắt tay, chụp ảnh đội và các hoạt động khác. Khu vực của các phóng viên ảnh sẽ bị giới hạn ở phía sau vạch cầu môn và đường biên. Sau khi một bàn thắng được ghi, cầu thủ không được phép tập hợp và ôm, tất cả các hoạt động ăn mừng sẽ được thay thế bằng tiếng vỗ tay".
Các kế hoạch chống Covid-19 cần sự chấp thuận của chính phủ để giúp mùa giải 2020 khởi động. CSL năm nay - dự kiến bắt đầu vào ngày 22.2, đã trở thành giải đấu hàng đầu đầu tiên bị hoãn vô thời hạn vào tháng 1 do bùng phát dịch Covid-19 ở nước này. Việc "đứng bánh" đã khiến không ít đội bóng lao đao do khủng hoảng tài chính, trong đó có CLB nổi tiếng CLB Tianjin Tianhai thuộc CSL bị xóa sổ. Tuy nhiên, bóng đá Trung Quốc đang tiến tới bắt đầu mùa giải sau khi các nhà chức trách tuyên bố rằng họ đã kiểm soát được dịch bệnh.
Tuyển Trung Quốc có HLV trưởng là cựu cầu thủ của Everton Mới đây nhất, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã quyết định chọn cựu cầu thủ của Everton làm trưởng của đội tuyển quốc gia nước này. Theo báo chí Trung Quốc, Liên đoàn bóng đá nước này đã chọn song HLV trưởng cho đội nhà, đó là cựu cầu thủ của Everton, ông Li Tie (Lý Thiết). Thông tin này đã được...