HLV Trần Hữu Hùng – Alex Ferguson của bóng đá Hải Dương
Không có tên trên bản đồ bóng đá chuyên nghiệp nhưng Hải Dương lại vụt sáng thành nơi ươm mầm mới của bóng đá Việt Nam khi trình làng một loạt tài năng như Văn Toàn, Văn Thanh, Văn Sơn, Trọng Đại… Thú vị ở chỗ, người phát hiện ra họ lại là một giáo viên thể dục: Thầy Trần Hữu Hùng, công tác tại Trường THCS Trần Hưng Đạo.
Người Hải Dương vốn chỉ mê bóng bàn nên ngân sách tỉnh rót cho bóng đá chỉ đủ đầu tư vào giải nhi đồng, với lứa U11, U13 và thỉnh thoảng thêm lứa U15 để dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc. Vậy mà, chỉ bằng lòng yêu nghề cùng sự quan sát tinh tường, thầy Hùng đã liên tiếp giới thiệu những tài năng trẻ Hải Dương cho đội tuyển bóng đá quốc gia.
Tuyển trạch viên Trần Hữu Hùng, người có công phát hiện hơn 10 cầu thủ “nhí” Hải Dương cho bóng đá Việt Nam. Ảnh: ĐỨC HUY.
“Thầy của 3 đội tuyển” vừa là câu nói đùa vừa là sự ngợi khen mà nhiều đồng nghiệp dành cho thầy Hùng – người cùng đội U13 Hải Dương đăng quang Giải U13 Festival Bóng đá học đường toàn quốc – Cúp Yamaha 2016. Dù mới chỉ bước sang tuổi 41 nhưng thầy Hùng đã có 16 năm gắn bó cùng bóng đá nhi đồng Hải Dương, khi thì với tư cách HLV trưởng, lúc giữ vai trò tuyển trạch viên cho đội bóng tỉnh nhà trước mỗi VCK Giải Nhi đồng toàn quốc.
Thầy Hùng giải thích: “Đồng nghiệp và nhiều thế hệ học trò hay trêu chọc tôi vì hiện nay, từ tuyển U19, U23 đến đội tuyển Việt Nam đều có học trò cũ của tôi. Đó là hậu vệ Văn Thanh, tiền vệ Văn Toàn của tuyển Việt Nam; tiền vệ Đức Huy của ĐT Việt Nam, Nguyễn Trọng Đại của U23 Việt Nam hay tiền vệ Triệu Việt Hưng. Một số cầu thủ từng khoác áo U20 Việt Nam như Nguyễn Xuân Nam ( CLB TP.HCM) cũng là trò cũ của tôi. Nay các em đều thành danh ở đội tuyển.
Video đang HOT
Từ ngày được giao nhiệm vụ huấn luyện cho đội U11 Hải Dương, ông mới phát hiện ra tiềm năng rất lớn của bóng đá tỉnh nhà. “Ở quê tôi, bóng bàn vốn là số 1. Người Hải Dương rất tự hào với Vũ Mạnh Cường – tượng đài của bóng bàn Việt Nam một thời. Nhiều gia đình khuyến khích con cái chơi bóng bàn để sau này thành Cây vợt vàng như “thầy Cường”.
Vì vậy mà việc săn tìm các em có năng khiếu chơi bóng đá vừa dễ nhưng cũng vừa khó. Tôi đến nhiều trường học, có nơi tìm mỏi mắt không ra người chơi bóng nhưng bù lại, nơi có đội bóng thì chắc chắn tìm được cầu thủ giỏi vì các em đó phải rất đam mê mới vượt qua được sự ngăn cản của gia đình. Cứ thế, lần lượt Xuân Nam (2005), Đức Huy, Văn Toàn (2006), Văn Sơn, Văn Thanh (2007) rồi Trọng Đại (2009) đều được tôi phát hiện như vậy” – ông nhớ lại.
Theo thầy Hùng, hai lứa nhi đồng 2003-2004 đều không đạt được thành tích nào đáng kể, đến lứa 2005 thì ông phát hiện được nhiều em có tố chất. Đầu tiên là Xuân Nam, sau đó đến Đức Huy, Văn Toàn. Văn Toàn dù nhỏ tuổi nhất đội nhưng lại chơi bóng rất chững chạc nên được xếp đá chung với các em lớn hơn. Đó là lý do Văn Toàn và Đức Huy chênh nhau 1 tuổi nhưng khá thân thiết dù bây giờ, hai cầu thủ đang khoác áo 2 “lò” đào tạo khá so kè nhau là HAGL và Hà Nội FC”.
Với thầy Hùng, thời khắc đáng nhớ nhất trong sự nghiệp theo đuổi bóng đá nhi đồng Hải Dương chính là lần cùng Văn Toàn, Văn Thanh lên ngôi vô địch năm 2007. “Sau khi Đức Huy chia tay Hải Dương để lên đội trẻ Hà Nội tập luyện, lứa U11 Hải Dương với Văn Toàn, Văn Anh, Văn Sơn và Văn Thanh đã thi đấu cực hay ở Giải Nhi đồng toàn quốc tại TP.HCM năm 2007.
Sau trận chung kết, tôi vô cùng bất ngờ khi từ khán đài, một người nước ngoài bước xuống gặp tôi, bên cạnh là phiên dịch và chuyên gia bóng đá Nguyễn Văn Vinh. Ông ấy giới thiệu là Guillaume Graechen, xin phép tôi được tuyển thẳng Văn Toàn và Văn Anh vào Học viện HAGL Arsenal JMG. Hai năm sau, tôi dắt Văn Sơn và Văn Thanh lên ứng tuyển khóa 2, Graechen lập tức gật đầu” – ông kể.
Khi lứa Văn Toàn, Văn Thanh, Văn Sơn thành danh, nhiều người còn gọi đùa thầy Hùng là “ Alex Ferguson nhi đồng” vì ông có công phát hiện cả một lứa tài năng trẻ Hải Dương để giới thiệu cho bóng đá Việt Nam. Thầy Hùng rất hãnh diện vì nhờ các cầu thủ trẻ tiến bộ mà nhiều “lò” đào tạo như Viettel, T&T cũng chú ý đến bóng đá Hải Dương.
Những năm qua, những Văn Toàn, Văn Thanh, Đức Huy, Trọng Đại, Văn Sơn, Triệu Việt Hưng… lần lượt là trụ cột của U23 Việt Nam rồi ĐTQG Việt Nam, có những đóng góp rất lớn vào thành công của bóng đá nước nhà, điều đó khiến không chỉ thầy Hùng, mà người dân Hải Dương cũng rất tự hào.
“Đó là điều mà rất nhiều người Hải Dương cảm thấy hãnh diện. Ước muốn lớn nhất của tôi là 5-10 năm nữa, nếu có điều kiện, Hải Dương nên đầu tư một đội bóng mạnh tham dự V.League. Bóng bàn Hải Dương đã mai một rất nhiều khi Vũ Mạnh Cường ra đi. Hy vọng bóng đá Hải Dương sẽ không phải chịu cảnh đào tạo giỏi, giữ kỷ lục 5 lần vô địch Giải Nhi đồng toàn quốc mà không tạo được đầu ra cho cầu thủ “nhí”, để các em phải tự tìm đến nơi khác nuôi giấc mơ sân cỏ” – thầy Hùng thổ lộ.
Đại diện cầu thủ ở V.League, họ là ai?
Trong bóng đá chuyên nghiệp, nhà môi giới hay người đại diện luôn đứng đằng sau các cầu thủ trong việc lo thương thảo hợp đồng chuyển nhượng và quảng cáo, chăm sóc hình ảnh cho thân chủ của mình.
Hàng chục năm qua, thế giới bóng đá đã quá quen với danh xưng: "cò bóng đá". Họ thực chất là những người đại diện cầu thủ, giúp các thân chủ ký hợp đồng có lợi nhất, bảo đảm các quy tắc, thỏa thuận cả về luật pháp, kinh tế... Tuy nhiên, để tiến hành được một bản hợp đồng không phải chuyện đơn giản, mà đó còn được xem như một công nghệ dây chuyền khép kín được điều hành bởi "cò". Ngoài việc phải có giấy phép hành nghề, đại diện cầu thủ phải có mối quan hệ rộng ở nhiều lĩnh vực, có sự thông thái, phản ứng nhạy cảm và khả năng ứng biến.
Nói chung, người đại diện đứng ra giải quyết những công việc liên quan đến đời sống bóng đá của các cầu thủ, giúp cầu thủ chuyên tâm vào chuyên môn. Cầu thủ chỉ có nhiệm vụ thi đấu tốt, giữ hình ảnh để mang về những hợp đồng có giá trị cao về mặt tài chính. Có thể nói trong bóng đá chuyên nghiệp, cầu thủ và nhà môi giới là hai nửa không thể tách rời.
Tuy nhiên, trong suốt những năm qua, số lượng nhà môi giới chuyên nghiệp đang làm việc tại bóng đá Việt Nam vẫn chưa nhiều. Thực tế, trong các thương vụ chuyển nhượng hay ký hợp đồng quảng cáo của các ngôi sao Việt Nam hiện nay, xuất hiện khá nhiều người đại diện không chuyên do đây chỉ là nghề tay trái của họ.
Từ đó, những công ty tiếp thị thể thao đã ra đời để giúp những nhà môi giới này hợp thức hóa vai trò "đơn vị trung gian" mà LĐBĐVN (VFF) yêu cầu trong chuyển nhượng cầu thủ tại Việt Nam.
Ông Trần Tiến Đại từng đăng ký thi tuyển để lấy giấy phép hành nghề đại diện cầu thủ Ảnh: Minh Tuấn
Về khoản phí hoa hồng, tỉ lệ phần trăm "ăn chia" trong các thương vụ tùy thuộc vào sự giao kèo giữa nhà môi giới và cầu thủ. Trong thực tế các cầu thủ cũng yên tâm hơn nhiều khi có người đại diện của riêng mình. Còn các CLB cũng dễ dàng tìm kiếm nguồncầu thủ hay thương thảo hợp đồng thông qua nhà môi giới.
Theo chia sẻ của một lãnh đạo đang điều hành CLB ở V.League: "Việc tìm cầu thủ ngoại ở V.League chủ yếu vẫn phụ thuộc vào các nhà môi giới hoặc đối tác giới thiệu là chính vì chúng tôi không thể biết ngoại binh nào thi đấu tốt để liên lạc và đàm phán chuyển nhượng để đưa họ về khoác áo CLB. Về phía cầu thủ, họ cần phải có nhà môi giới để không mất thời gian trong việc đàm phán hợp đồng. Điều này là do nhà môi giới am hiểu luật và có nghề trong nghệ thuật đàm phán nên sẽ đẩy nhanh việc hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng cho cầu thủ. Với vaitrò như vậy, nhà môi giới trở thành mắt xích không thểthiếu trong bóng đá chuyên nghiệp".
Trước đây, FIFA quy định rất chặt chẽ khi phải thi mới được cấp phép hành nghề. Trong quá khứ, ở Việt Nam khoảng hơn chục năm về trước có 2 người từng đăng ký thi tuyển là ông Trần Tiến Đại và Nguyễn Hoàng Nguyên. Tuy nhiên, chỉ có ông Nguyên là được cấp phép. Ngoài việc thi tuyển, để có được giấy chứng nhận hành nghề quốc tế, các ứng viên cần ký quỹ hoặc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp với mức quy định là 100.000 Fr Thụy Sỹ (tương đương hơn 1 tỷ đồng). Đây là số tiền mà bất cứ ứng viên nào ở Việt Nam cũng phải cân nhắc trước khi gửi đơn tham dự. Nhưng sau này, FIFA bỏ quy định trên, chỉ cần đăng ký ở Liên đoàn nước đó là có thể hành nghề một cách hợp pháp. Thế nên, không ngạc nhiên khi số người đại diện không có chứng chỉ đang hành nghề ngày một nhiều tại Việt Nam.
Tiền đạo giỏi của tuyển Việt Nam: HLV Park tìm anh ở đâu? Lịch sử bóng đá Việt Nam cho thấy vị trí tiền đạo từng là niềm tự hào, thậm chí là nỗi ám ảnh của cả khu vực. Nhưng bây giờ trở thành ca khó cho HLV Park Hang Seo... Ở bất kỳ thế hệ nào thì bóng đá Việt Nam luôn sản sinh ra những chân sút đẳng cấp tầm khu vực. Nếu...