HLV Phạm Minh Đức: “Cá tính mạnh là con dao 2 lưỡi, ĐTVN thiệt lớn khi vắng HLV Park”
Theo HLV Phạm Minh Đức, HLV nên điều chỉnh bản thân để tránh nhận thẻ phạt. Vì khi HLV bị phạt, đội bóng sẽ chịu thiệt thòi rất lớn.
Cuối trận Việt Nam 2-1 Malaysia đêm 11/6 vừa rồi, HLV Park Hang-seo lao ra phản ứng khi cầu thủ nhập tịch Liridon Krasniqi bên phía đối phương vào bóng thô bạo với Hồng Duy. Kết cục, thuyền trưởng tuyển Việt Nam phải nhận 1 thẻ vàng. Ở vòng loại thứ hai khu vực châu Á, World Cup 2022, thầy Park đã tích đủ 2 thẻ vàng nên trận gặp UAE đêm mai (15/6), ông bị tước quyền chỉ đạo.
Nói về ảnh hưởng của việc vắng thầy Park, HLV Phạm Minh Đức cho hay:
“Ảnh hưởng đầu tiên là về tâm lý. Thứ hai, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chuyên môn, là khả năng đưa ra quyết định nhanh.
Nếu HLV trưởng ngồi dưới cabin thì có thể đưa ra quyết định nhanh hơn. Nhưng nhìn từ khán đài thì HLV cũng có góc quan sát rộng hơn, có thể điều chỉnh được sớm hơn (nếu có thể liên hệ được xuống dưới). Nó cũng có ưu nhược.
Nhưng nhìn chung, gặp đối mạnh như UAE mà HLV trưởng phải ngồi trên khán đài thì rất thiệt thòi cho ĐT Việt Nam. Vì trước địch thủ như vậy, BHL sẽ liên tục cần tìm các phương án. Khi cần trao đổi với HLV trưởng thì lại khó, ví dụ có trao đổi qua điện thoại thì cũng ảnh hưởng.
Như V.League năm nay thì vẫn cho trao đổi qua điện thoại nếu HLV trưởng bị cấm chỉ đạo trực tiếp. Mà nếu không thể trao đổi qua điện thoại thì sẽ ảnh hưởng cực kì lớn. Vì tất cả các ý tưởng của HLV trưởng đã không còn có thể truyền tải được xuống sân”.
HLV Park Hang-seo sẽ không được giao tiếp với đội tuyển khi trận đấu diễn ra (Ảnh: Khánh An; hậu kỳ: Việt Hùng).
Theo các thông tin mới nhất, HLV Park Hang-seo vẫn được đi chung xe với đội đến SVĐ Zabeel. Nhưng khi tới nơi, ông sẽ lập tức phải lên khu khán đài VIP ngồi và không được có bất cứ liên hệ nào với đội. Như vậy, dù có ý tưởng gì nảy sinh khi trận đấu diễn ra, thầy Park cũng không thể truyền tải được xuống dưới.
Phân tích kĩ hơn về vấn đề tâm lý của BHL và cầu thủ, khi vắng HLV trưởng, HLV Phạm Minh Đức nhận xét:
“Tâm lý của BHL khi không có người chỉ huy trưởng, các trợ lý sẽ bị động. Ví dụ họ sẽ tự hỏi có nên làm theo ý mình không? Vì có thể trước trận, HLV trưởng sẽ vạch ra các phương án dự phòng. Nếu trận đấu thế này, thế này thì sẽ làm sao. Nhưng nếu trận đấu lại không theo các dự phòng đó thì sẽ bế tắc. Trợ lý sẽ băn khoăn và có thể ra quyết định chậm nhịp.
Ví dụ HLV trưởng trước trận đưa ra phương án chiến thuật, hoặc nhân sự thế này thế kia, ai cần thay vào thay ra… nhưng rồi người dự kiến thay ra lại chơi tốt, người không cần thay ra lại chơi không tốt… thì sẽ dẫn tới khó khăn. Trong bóng đá có thể xảy ra rất nhiều trường hợp khó lường.
Trợ lý Lee Young-jin là người được chỉ định thay HLV Park Hang-seo dẫn dắt ĐT Việt Nam đá với UAE (Ảnh: Khánh An; hậu kỳ: Việt Hùng).
Tâm lý cầu thủ cũng bị dao động, ảnh hưởng khi HLV trưởng bị cấm chỉ đạo. Thường thì cầu thủ sẽ thấy tự tin hơn khi HLV ngồi trong cabin huấn luyện. Rồi các chỉ đạo thay người, chuyển đổi… niềm tin của cầu thủ với HLV trưởng sẽ lớn hơn.
Tất nhiên đây là mình nhận xét thôi, còn đội tuyển cũng sẽ tìm cách khắc phục. Biết đâu các VĐV họ vẫn thấy thoải mái, thậm chí có động lực thi đấu thăng hoa để hỗ trợ HLV trưởng thì sao?
Nên bóng đá quan trọng vẫn là kết quả. Nếu tốt thì có khi lại nói là tinh thần lên cao để ủng hộ HLV, còn không tốt lại bảo do thiếu người chỉ đạo. Nên trong bóng đá, vẫn cần kết quả cuối cùng mới nói chuyện được”.
Khi được hỏi, vậy HLV có nên giữ cá tính mạnh mẽ, chấp nhận rủi ro bị phạt, hay nên thay đổi để tránh bị phạt, HLV Phạm Minh Đức kể về trải nghiệm cá nhân:
“HLV nào có cá tính riêng và muốn giữ cá tính đó, thì đấy là quyền của họ thôi” – HLV Phạm Minh Đức.
“Từ bản thân tôi, chính là người ngày xưa làm giải trẻ, từng bị đuổi, từng bị phạt. Khi mới làm nghề, tôi thường ức chế khi trọng tài thổi không đúng, hay học trò bị đá láo. Rồi khi tôi thấy mình bị xử phạt, cấm chỉ đạo, tôi hiểu cuộc chơi thì mình phải biết chấp nhận. Tôi đã hay cười hơn, phản ứng vừa phải và không bị đuổi nữa.
Đấy là với trường hợp của tôi. Vì thế tôi nghĩ làm một HLV thì mình cũng nên thay đổi, theo cuộc chơi, cần điềm tĩnh để tránh bị phạt. Đấy là rút kinh nghiệm từ trường hợp của tôi. Vì tôi thấy mình phản ứng cũng không giải quyết được vấn đề mà lại thiệt thân. Mình phản ứng là luôn bị thiệt.
Sáu năm rồi tôi không phải chịu án phạt nào, luôn luôn chấp hành quyết định của trọng tài và cuộc chơi. Đấy là quan điểm của tôi. Vì vậy tôi nghĩ thay đổi cũng tốt. Tất nhiên HLV nào có cá tính riêng và muốn giữ cá tính đó, thì đấy là quyền của họ thôi”.
Các tình huống phản ứng của HLV Park Hang-seo trong trận Việt Nam 2-1 Malaysia ( Video: Phú Quý).
Theo HLV Phạm Minh Đức, HLV có thể bị phạt hoặc không, nhưng quan trọng nhất là cần có thành tích. Nếu có thành tích tốt, việc bị phạt có thể được du di. Nhưng khi thành tích không tốt, dù không bị phạt cũng dễ nhận án sa thải.
“Với HLV nói chung, cá tính mạnh mẽ, luôn hết lòng với cầu thủ, bảo vệ cầu thủ, dĩ nhiên là rất tốt. Nhưng HLV đó cũng cần làm việc tốt. Khi đó, dù không may nhận án kỷ luật, dư luận có thể bỏ qua, chủ quản bỏ qua. Việc bị phạt khi đó “được phép”, vì anh đang thành công, anh đang thắng. Anh có thể làm mọi thứ. Nhưng nếu anh không thành công, thì dù ngoan mấy anh vẫn gặp khó khăn.
Khi anh thành công dễ được du di, còn cá tính HLV thì khó nói, không tránh được. Không ai dạy được ai cả. Như tôi thì tôi thay đổi nhưng người khác thì tôi không biết.
Khi đi học làm HLV, vai trò của HLV đã được giảng viên dạy rồi. Mục đích chính là dẫn dắt đội. Còn khi không may thiếu HLV mà kết quả tồi, những người quản lý đội bóng sẽ nói: “Lần sau ông cần làm tốt hơn, cần bĩnh tĩnh hơn. Vì nếu có ông thì trận hôm nay không thua”. Đó là khi HLV phải trả giá.
Còn để được du di thì là cả một quá trình. Khi đang thành công thì thế này, mà không thành công thì thế khác nhau. Nói chung là có nhiều vấn đề”.
Nếu có thể khiến cầu thủ nể phục thì HLV cũng không cần các phản ứng quá mạnh mẽ trên sân để khích lệ tinh thần học trò (Ảnh: Khánh An; hậu kỳ: Việt Hùng).
Giữa hai HLV cùng thành công như nhau, một người điềm tĩnh, một người cá tính mạnh, liệu có tạo ra hiệu ứng khác với tinh thần chiến đấu của cầu thủ? Về vấn đề này, HLV Phạm Minh Đức nhận xét:
“Nếu HLV giỏi, làm cầu thủ quý mến, trân trọng thậm chí tôn thờ, thì cá tính HLV mạnh hay không mạnh đều có khả năng khích tích tinh thần cầu thủ như nhau thôi. Còn anh có cá tính mạnh đến mấy nhưng làm cầu thủ không phục, cũng không giải quyết được vấn đề. Quan trọng là làm cầu thủ họ phục thôi.
Ví dụ trường hợp Mourinho, là HLV rất có cá tính. Nhưng có lúc ông ấy kích thích được cầu thủ chiến đấu cho mình, có lúc lại khiến họ bất mãn và “đâm sau lưng”.
Vì thế cá tính HLV mạnh cũng là con dao hai lưỡi. Quan trọng là phải làm cầu thủ nể phục, họ thấy HLV làm đúng, phát huy được đội bóng, có thành tích thì cầu thủ nhìn vào họ phải cố gắng, không phản bác được gì”.
Cuối cùng, nhận xét về cuộc chiến giữa UAE vs Việt Nam, HLV Phạm Minh Đức dự đoán:
“Với tôi, tôi không lo lắng nhiều. Trên lý thuyết, nếu Việt Nam xuống hạng nhì, khả năng đi tiếp cũng không nhỏ. Ở trận này, cũng không có gì đáng lo lắng quá mức. Mình vẫn tin cầu thủ đang có phong độ tốt, độ chín của sự nghiệp. Mình có lợi thế là quyền đá hòa cũng nhất bảng. Chúng ta lại chuyên phòng ngự phản công, nên tôi không lo ngại lắm đâu. Về dự đoán tỷ số, tôi nghĩ trận này có thể 0-0 hoặc 1-1″.
Gặp UAE thầy Park phải "ngồi" trên khán đài, tuyển Việt Nam có bị ảnh hưởng?
Vì phải nhận 2 thẻ vàng nên trọng trận gặp chủ nhà UAE vào ngày 15/6 tới, Huấn luyện viên Park Hang- seo bị cấm chỉ đạo đội tuyển Việt Nam thi đấu.
Theo quy định, khi một huấn luyện viên bị cấm chỉ đạo đội tuyển thi đấu do bị thẻ đỏ trực tiếp hoặc bị 2 thẻ vàng, ngoài việc không được ngồi băng ghế chỉ đạo, huấn luyện viên cũng không được ngồi họp báo trước giờ thi đấu và cũng không được vào phòng thay đồ để chỉ đạo cầu thủ. Trong trận gặp UAE tới đây, Huấn luyện viên Park Hang-seo cũng phải chịu như vậy.
Huấn luyện viên Park Hang-seo từng bị tước quyền chỉ đạo tại SEA Games 30 (Ảnh: VNN)
Không được trực tiếp chỉ đạo các cầu thủ thi đấu là một thiệt thòi đối với đội tuyển khi gặp đối thủ nặng ký nhất là chủ nhà UAE.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không quá lo lắng vì điều này. Bởi dẫu không được chỉ đạo trực tiếp trên băng ghế huấn luyện, song Huấn luyện viên Park Hang-seo vẫn có thể được phép ngồi trên khán đài để theo dõi các cầu thủ thi đấu. Nghĩa là "đường dây" liên hệ với đội ngũ trợ lý vẫn thông suốt. Đặc biệt với trợ lý Lee Young-jin, người được Huấn luyện viên Park Hang-seo chọn thay thế mình chỉ đạo trận đấu.
Nhìn vào tổng quan các bảng đấu loại vòng bảng hiện nay, có thể thấy trận đấu với UAE vào ngày 15/6, tuyển Việt Nam ở trạng thái tâm lý thoải mái hơn. Chỉ cần cầm hòa là chúng ta chắc chắn vị trí nhất bảng G. Cầm hòa là không quá khó với tuyển Việt Nam ở thời điểm hiện tại, bất chấp trong 3 trận qua, tuyển UAE đã có những chiến thắng như chẻ tre 4- 0 trước Malaysia, 3-1 trước tuyển Thái và 5-0 trước tuyển Indonesia.
Dẫu Huấn luyện viên Park Hang- seo không được trực tiếp chỉ đạo các học trò trong trận gặp UAE, nhưng chắc chắn đã có sự chuẩn bị rất kỹ nên không quá ảnh hưởng đến tình hình đội tuyển.
Tuy Huấn luyện viên Park Hang-seo không được trực tiếp chỉ đạo trận đấu, song chắc chắn trong trận đối đầu UAE chúng ta được thi đấu với đội hình mạnh nhất. Một khi những Quang Hải, Trọng Hoàng, Văn Hậu, Ngọc Hải, Tiến Linh, (Tuấn Anh nếu kịp bình phục chấn thương)... cùng ra sân, tuyển Việt Nam chẳng có gì phải ngại UAE và chiến thắng cũng là điều có thể!
Tiền đạo nhập tịch Malaysia chỉ thẳng mặt ông Park Hang-seo Cầu thủ Mohamadou Sumareh từ trên khán đài có những phản ứng và lời nói gay gắt nhắm vào HLV trưởng tuyển Việt Nam Park Hang-seo. Mọi chuyện xuất phát từ pha tranh chấp quyết liệt giữa Liridon Krasniqi với Nguyễn Phong Hồng Duy ngay trước khu kỹ thuật của tuyển Việt Nam. Số 10 của Malaysia phản ứng lại việc ban huấn...