HLV Guus Hiddink là… phù thủy, còn thầy Park là gì?
Bộ đôi, nói chính xác hơn là bộ ba Guus Hiddink – Chung Hae-seong và Park Hang-seo tạo nên cột mốc lịch sử cho bóng đá Hàn Quốc khi đưa tuyển nước này trở thành bốn đội mạnh nhất thế giới World Cup 2002.
Chiều 8-9, “phù thủy” Guus Hiddink lại có đối thủ chính là cộng sự của mình Park Hang-seo bên kia chiến tuyến.
HLV Guus Hiddink về Trung Quốc với mục tiêu đưa U-22 Trung Quốc góp mặt ở Olympic Tokyo 2020, còn HLV Park Hang-seo cũng quyết đưa U-22 Việt Nam đoạt HCV SEA Games và có vé đi Olympic năm tới.
HLV Park Hang-seo nhòa lệ xúc động khi gặp lại HLV Guus Hiddink
Chẳng phải vô cớ mà người ta mệnh danh cho ông Guus Hiddink là “phù thủy”, bởi ông từng đưa tuyển Úc vào tứ kết World Cup, đưa Hàn Quốc vào bán kết World Cup và đưa tuyển Nga vào bán kết Euro 2008 trong hoàn cảnh đội tuyển quốc gia nước đó đang… mất phương hướng.
Đó chính là lý do Trung Quốc mời HLV Guus Hiddink về nắm U-22 Trung Quốc.
Thầy Park cũng thế, sau 20 tháng đến với bóng đá Việt Nam, ông đã tạo ra ít nhất ba cột mốc lịch sử, hạng tư Asiad 18, tứ kết Asian Cup 2019, á quân U-23 châu Á, vô địch AFF Cup 2018, nhất bảng vòng loại U-23 châu Á 2020…
Video đang HOT
Ngày gặp lại “sếp Guus Hiddink” ông đã mừng đến rơi nước mắt, giọt nước mắt dành cho ngày gặp lại chứ không phải dành cho ngày chia tay.
Thầy Park sống rất tình cảm, cánh báo chí hay “me” được những khoảnh khắc vô hình ông trăn trở với học trò.
Khoảnh khắc ông nhận chiếc thẻ vàng trên sân Thammasat tối 5-9 từ trọng tài Saoud Athbah lại được người hâm mộ chia sẻ, cảm thông và… thấy cảm động.
Với bóng đá Việt Nam, thầy Park rất quái, rất tinh xảo trong chiến thuật, khi dẫn quân ra nước ngoài thì thông minh và khôn ngoan, lại là người mang lại nhiều đỉnh cao mới cho bóng đá Việt Nam… sao không gọi thầy Park là “phù thủy”.
Theo Duy Ân ( Pháp luật TPHCM)
Đây! 3 lý do để tin rằng thầy Park sẽ tiếp tục "kết duyên" cùng bóng đá Việt Nam
Có nhiều yếu tố để bóng đá Việt Nam "níu chân" HLV Park Hang-seo ở lại, cùng chinh phục những cột mốc thành công mới.
"Chúng ta vốn thuộc về nhau"
Trước khi đến Việt Nam, điểm nhấn nổi bật nhất trong hồ sơ của ông Park, đó là thời gian làm trợ lý HLV trưởng Guus Hiddink tại World Cup 2002. Giai đoạn sau đó nghiệp cầm quân của ông Park không có nhiều thành tích đáng chú ý nào. Trong khi đó, chỉ cần chưa tới 2 năm tại Việt Nam, thuyền trưởng Park Hang-seo bổ sung vào bộ sưu tập thành tích của mình những cột mốc mà nhiều HLV khao khát: Á quân U23 châu Á, bán kết ASIAD, vô địch AFF Cup, tứ kết Asian Cup.
Ông Park không chỉ là HLV mà còn đóng vai trò cầu nối tình hữu nghị giữa Việt Nam và Hàn Quốc.
Trước khi ông Park xuất hiện, bóng đá Việt Nam đang ở giai đoạn thoái trào với thất bại thảm hại tại SEA Games 2017 và căn bệnh "sợ người Thái". Thế nhưng chỉ trong thời gian ngắn, "phù thủy" Park Hang-seo đã truyền nguồn cảm hứng giúp U23 và đội tuyển Việt Nam lột xác hoàn toàn.
Từ vị thế kẻ thất bại, bóng đá nước nhà trở mình mạnh mẽ thành đội bóng số 1 Đông Nam Á, lọt vào Top 100 trên bảng xếp hạng FIFA, 3 lần đá bại người Thái. Có thể nói ông Park và bóng đá Việt Nam "vốn thuộc về nhau".
Điều kiện làm việc có 1 không 2
Bóng đá Việt Nam không thể nào so sánh về tiềm lực tài chính với Hàn Quốc,Thái Lan,Trung Quốc. Tuy nhiên, VFF đã tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho U23 và đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Park Hang-seo. Đầu tiên là thời gian tập trung gần 1 tháng cho U23 tại vòng chung kết châu Á 2018 và ASIAD. V-League phải tạm dừng để ưu tiên cho thầy trò HLV Park Hang-seo làm nhiệm vụ quốc tế.
Mới đây là vòng loại U23 châu Á 2020, V-League mới đá 3 vòng lại tạm ngưng vì U23 thi đấu. Có lẽ trên thế giới, Việt Nam là nước duy nhất hy sinh giải VĐQG cho đội trẻ và đội tuyển quốc gia.
HLV Park Hang-seo được VFF tạo điều kiện tốt nhất.
Chưa hết, lần đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam, VFF vừa ra quyết định lịch sử, tập trung đội tuyển U22 kể từ tháng 6/2019, mỗi tháng 1 lần nhằm rút ngắn chênh lệch đẳng cấp giữa cầu thủ dự bị và chính thức cũng như rèn quân cho chiến dịch giành HCV SEA Games 2019. Trong lịch sử bóng đá thế giới hiếm thấy trường hợp nào như U22 Việt Nam chuẩn bị trước 5 tháng cho mục tiêu giành chức vô địch SEA Games.
Bóng đá Việt Nam sở hữu thế hệ vàng
Những Nguyễn Quang Hải, Công Phượng, Xuân Trường, Duy Mạnh, Đức Huy, Văn Toàn, Văn Hậu... liên tục mang vinh quang về cho tổ quốc. Điểm đặc biệt của thế hệ này là chưa ở giai đoạn chín muồi trong sự nghiệp cầu thủ và được chính thầy Park phát hiện, đào tạo, cùng "vào sinh ra tử" ở các giải đấu lớn gần 2 năm qua. Trừ lão tướng Nguyễn Anh Đức (sinh năm 1985), Nguyễn Trọng Hoàng (1989), bộ khung đội tuyển Việt Nam đều từ 26 tuổi trở xuống.
Bóng đá Việt Nam đang sở hữu lứa cầu thủ đầy triển vọng.
Đây có lẽ là 1 trong những lý do quan trọng để bóng đá Việt Nam "níu chân" HLV Park Hang-seo. Thế hệ vàng này vẫn chưa hoàn toàn phát lộ tài năng. "Phù thủy" Park Hang-seo có đủ kinh nghiệm, "phép màu" để nâng tầm đẳng cấp của Quang Hải, Công Phượng, Xuân Trường... thành những ngôi sao hàng đầu châu Á.
Với cặp mắt lão luyện của 1 chiến thuật gia, thầy Park đã nhận ra tìềm năng quý báu của bóng đá Việt Nam. Chẳng phải ngẫu nhiên mà vị thuyền trưởng Hàn Quốc đặt mục tiêu thi đấu thành công tại vòng loại World Cup 2022 và đặc biệt là chấp nhận thử thách - giành HCV SEA Games - từ VFF.
Theo TTVN
Báo Hàn: 'U22 Việt Nam vượt trội so với U22 Trung Quốc' Truyền thông Hàn Quốc khen ngợi màn trình diễn của U22 Việt Nam sau khi đội đánh bại chủ nhà U22 Trung Quốc 2-0 ở trận giao hữu tối 8/9. Trận giao hữu giữa U22 Trung Quốc và U22 Việt Nam thu hút cả truyền thông Hàn Quốc nhờ sự góp mặt của Guus Hiddink, Park Hang-seo. Đây là 2 nhân vật có...