HLV đội tuyển Saudi Arabia từng… thất bại ở Việt Nam
Đội tuyển Saudi Arabia hiện đang được dẫn dắt bởi HLV Herve Renard, ngôi sao đang lên chuyên “trị” các đội bóng tầm trung ở các lục địa Á và Phi, giúp các đội này giành vé dự VCK World Cup.
Trước khi đến với Saudi Arabia, HLV Herve Renard là HLV của đội tuyển Morocco tham dự vòng chung kết (VCK) World Cup 2018, từng cầm hòa sốc với đội tuyển Tây Ban Nha 2-2 ở cuối vòng bảng.
VCK World Cup 2018 cũng là kỳ giải vô địch thế giới đầu tiên mà Morocco góp mặt, kể từ sau VCK World Cup 1998 của đội này. Chính HLV Herve Renard là người giúp cho bóng đá ở quốc gia Bắc Phi này trở lại với đấu trường World Cup sau đúng 20 năm chờ đợi.
Trước đó, ông Herve Renard trở thành HLV đầu tiên dẫn dắt hai đội tuyển khác nhau giành ngôi vô địch bóng đá châu Phi, với Zambia năm 2012 và với Bờ Biển Ngà năm 2015.
HLV Herve Renard là HLV đầu tiên vô địch châu Phi với hai đội bóng khác nhau, với Zambia năm 2012 và với Bờ Biển Ngà năm 2015.
Xen giữa các mốc thời gian rực rỡ cùng các đội bóng châu Phi nói trên, vị HLV sinh năm 1968 còn quay về quê hương dẫn dắt các CLB của Pháp gồm Sochaux (giai đoạn 2013 – 2014) và Lille (2015), nhưng không mấy thành công.
Có thể nói, sự nghiệp cầm quân của HLV Herve Renard gắn liền với các nền bóng đá kém phát triển hơn, trước khi ông đưa đội tuyển quốc gia của các nền bóng đá này đến với những thành tích chạm trần ở xứ sở của họ.
Rời Lille ở nước Pháp, HLV Herve Renard quay lại châu Phi vào năm 2016, rồi dẫn dắt đội tuyển Morocco từ năm 2016 – 2019, trước khi giúp đội bóng Bắc Phi lọt vào VCK World Cup 2018 như đã nêu ở trên.
Ông Herve Renard nhận lời dẫn dắt đội Saudi Arabi vào năm 2019.
Đến tháng 7/2019, sau khi Morocco bị loại khỏi cúp các quốc gia châu Phi, Herve Renard tuyên bố nhận trách nhiệm về thất bại, và từ chức. Rồi cũng chỉ ít tuần sau đó, vị HLV người Pháp cập bến Saudi Arabia.
HLV Herve Renard giúp đội bóng Tây Á vượt qua vòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á. Tuy nhiên, thành tích này không có gì đáng ngạc nhiên, vì lâu nay Saudi Arabia vốn đã là thế lực hàng đầu của bóng đá châu lục.
Giờ, nhiệm vụ tiếp theo của HLV Herve Renard là giúp Saudi Arabia vượt qua tiếp vòng loại thứ ba, để tìm vé đến với VCK World Cup 2022 tại Qatar.
Video đang HOT
Kết quả bốc thăm đưa đội tuyển Saudi Arabia của HLV Herve Renard vào bảng B, bảng đấu mà nhiều người sẽ nhắc ngay đến sự hiện diện của các đại gia của bóng đá châu Á gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, hay chí ít là đội tuyển của quốc gia đông dân nhất thế giới Trung Quốc.
HLV Herve Renard cùng kỷ niệm với cầu thủ Lương Phúc của đội Nam Định khi còn làm việc đội bóng thành Nam năm 2004.
Tuy nhiên, với HLV Herve Renard, có lẽ ông sẽ lưu lại trong mình một phần nào đó ký ức về bóng đá Việt Nam, nơi vị HLV người Pháp từ có thời gian ngắn dẫn dắt CLB bóng đá Nam Định hồi năm 2004, khi Herve Renard mới có 36 tuổi và mới chập chững bước vào nghề HLV đỉnh cao.
Không được lòng các cầu thủ Nam Định ở thời điểm đó, HLV Herve Renard nhanh chóng mất việc chỉ sau vài tháng ở V-League.
17 năm sau ngày rời một đội bóng của Việt Nam, HLV Herve Renard lại có dịp tái ngộ với đội tuyển Việt Nam tại vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á.
Bản thân ông Renard chưa nói gì về lần tái ngộ này, chưa đề cập đến tuyển Việt Nam, nhưng báo chí Saudi Arabia đã lên tiếng trước.
Tờ Arab News ngay sau khi có kết quả bốc thăm, đã nhanh chóng bình luận về cặp đấu giữa Saudi Arabia và đội tuyển Việt Nam vào ngày mở màn vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á (ngày 2/9 tới đây): “Đội tuyển Việt Nam đang tiến bộ rất nhanh và họ khó bị đánh bại hơn trước”.
Bộ mặt khó đoán của Tây Ban Nha
Sau một trận hay, Tây Ban Nha lại chơi trận dở, rồi trận hay. Bộ mặt thất thường này dường như là đặc sản của Tây Ban Nha dưới thời HLV Luis Enrique.
Dẫu vậy, sự khó đoán của Tây Ban Nha có khi lại trở thành nguy hiểm với bất kỳ đối thủ nào. Ngay cả khi chạm trán Italy - ứng viên nặng ký cho chức vô địch - tại bán kết Euro 2020, "La Roja" (biệt danh Tây Ban Nha) vẫn được đánh giá cao giành chiến thắng.
Đó không phải nhận định suông. Tây Ban Nha dưới thời HLV Luis Enrique luôn rất bí ẩn. Một đội bóng như vậy luôn rất khó lường.
Không ai biết Tây Ban Nha sẽ thể hiện bộ mặt ra sao tại Euro 2020. Ảnh: Reuters.
Bộ mặt thất thường trong Euro 2020
Khi thủ quân Sergio Busquets, cầu thủ kinh nghiệm nhất đội tuyển Tây Ban Nha, bước lên thực hiện cú sút luân lưu 11 m đầu tiên, bóng dội cột dọc. Khi ấy, có vẻ như Thụy Sĩ sẽ cầm tấm vé vào chơi trận bán kết Euro 2020.
Tây Ban Nha chơi hơn Thụy Sĩ 1 người trong suốt 45 cả hiệp chính lẫn hai hiệp phụ khi Remo Freuler nhận thẻ đỏ. Thế nhưng, hàng công của "La Roja" tịt ngòi. Đó không phải do thủ môn Yann Sommer quá xuất sắc, mà các pha dứt điểm của Tây Ban Nha thiếu thuyết phục và thiếu chính xác.
Trong các trận đấu loại trực tiếp, đội hơn người, được đánh giá mạnh hơn nhưng không chắt chiu cơ hội thường sẽ bị trừng phạt trên chấm 11 m, như cách Pháp trở thành nạn nhân dưới tay Thụy Sĩ. Thêm nữa, thành tích thi sút 11 m của Tây Ban Nha lại không tốt.
Ở các vòng chung kết World Cup và Euro trước đó, tỷ số thắng thua của họ là 4-4. Các trận vòng bảng Euro 2020, Alvaro Morata và Gerard Moreno từng sút hỏng phạt đền.
Nhưng chính các cầu thủ từng sút thành công vào lưới Pháp lại dứt điểm hỏng trước khung thành thủ môn Unai Simon của Tây Ban Nha. Cú sút của Ruben Vargas bay lên trời, còn Fabian Schar và Manuel Akanji bị đẩy bật ra. Tây Ban Nha giành chiến thắng khi nhiều người nghĩ họ thua.
Suốt cả giải, "La Roja" trình diễn bộ mặt thất thường, khó dự báo như vậy. Các trận đấu cứ như ngẫu nhiên, với các hiện tượng bất thường nối tiếp bằng những bước ngoặt khó tin.
Tây Ban Nha chỉ ghi 1 bàn thắng trong 2 trận hoàn toàn áp đảo Thụy Điển và Ba Lan. Sau đó, họ trở thành đội đầu tiên trong lịch sử Euro ghi 5 bàn thắng trong 2 trận liên tiếp gặp Slovakia và Croatia. Tiếp theo, thầy trò Enrique lại khó tìm mành lưới Thụy Sĩ, bàn thắng của họ là do tiền vệ Denis Zakaria phản lưới nhà.
Thủ thành Unai Simon từng mắc sai lầm trong trận gặp Croatia. Nhưng tới cuộc chạm trán Thụy Sĩ, người gác đền này lại hóa anh hùng. Ảnh: Reuters.
Thất thường dưới cả triều đại Enrique
Bộ mặt thất thường này dường như là đặc sản của Tây Ban Nha dưới thời HLV Enrique. Sau một trận tẻ nhạt rồi đến trận tưng bừng và quay lại trận tẻ nhạt. Tháng 11/2020, "La Roja" hòa Thụy Sĩ 1-1. Rồi 4 ngày sau, họ hạ nhục Đức 6-0. Trận tiếp theo, Tây Ban Nha hòa Hy Lạp 1-1 tại vòng loại World Cup 2022.
Sự thiếu nhất quán này trái ngược hẳn với Tây Ban Nha cách đây 1 thập kỷ khi đang ở trên đài vinh quang. Đội bóng từ năm 2008 đến 2012 đầy các kỹ thuật gia tinh tế nhưng lại có thể loại bỏ toàn bộ những mạo hiểm và kiểm soát hoàn toàn tình thế.
Tại World Cup 2010, Tây Ban Nha giành cúp bằng 4 chiến thắng liên tiếp với tỉ số 1-0 ở các vòng knock-out. Sự đáng tin cậy ấy được các đội bóng sau đó học theo: Bồ Đào Nha vô địch Euro 2016 và Pháp đăng quang World Cup 2018. Đội Anh cũng lĩnh hội được bài học này, bằng cách chưa để thủng lưới sau 5 trận đấu tại Euro 2020.
HLV Enrique không muốn sự thất thường, ngẫu nhiên, tình cờ này. Không chiến lược gia nào lên kế hoạch cho điều đó cả. Ý tưởng của ông rất rõ ràng: gây sức ép lên cao về phần sân đối thủ, luân chuyển bóng nhanh, tạo ra càng nhiều cơ hội càng tốt.
Ngặt nỗi, có trận Tây Ban Nha thực hiện không đạt yêu cầu. Ở một trận khác, họ lại vượt quá kế hoạch, dẫn đến sinh ra các kết quả khác biệt như vậy. Đôi lúc tưởng như "La Roja" đứng ở bờ vực bị loại, nhưng rồi họ lại tìm ra đường thoát thân.
Nó cũng giống như thủ môn Uani Simon phạm sai lầm rất ngớ ngẩn ở trận gặp Croatia, rồi sang trận với Thụy Sĩ lại trở thành người hùng. Hay như Gerard Moreno để lỡ hết cơ hội này tới cơ hội khác ở hiệp phụ, nhưng không hề tỏ ra sợ hãi khi sút cú 11 m rất quả quyết vào góc chữ A khung thành.
Có lẽ sự thất thường này do đoàn quân Tây Ban Nha khá trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm quốc tế. 6 cầu thủ trong đội hình xuất phát và 3 cầu thủ vào sân thay người trong trận gặp Thụy Sĩ của họ có số lần khoác áo đội tuyển 18 lần trở xuống.
Và có lẽ do trẻ nên Tây Ban Nha dũng cảm đến liều lĩnh, tấn công hừng hực khí thế, không tỏ ra nao núng sợ hãi hay ngại bị chê trách. Cứ dồn bóng lên phía trước không nề hà gì, để có lúc nhìn đội bóng cứ như hỗn loạn. Nhưng rồi 1 phút ngay sau đó, mọi thứ lại nhìn như một cỗ máy trơn tru.
Tây Ban Nha của HLV Luis Enrique thi đấu rất thất thường. Ảnh: Reuters.
Italy mới phải ngại Tây Ban Nha
Trong trận đấu loại trực tiếp, một bàn thắng ăn may, thẻ đỏ "kỳ cục" hay điều lạ lùng nào đó xảy ra có thể làm biến chuyển kết quả. Sự khó đoán của Tây Ban Nha có khi lại trở thành nguy hiểm với bất kỳ đối thủ nào.
Giải Euro thứ tư liên tiếp, Tây Ban Nha đụng độ Italy ở một trận đấu loại trực tiếp. Các khán giả trung lập sẽ xem Italy là đội bóng hoàn thiện hơn, biết kiểm soát trận đấu hơn so với Tây Ban Nha.
Nhưng các học trò của ông Roberto Mancini chưa gặp đối thủ nào khó đoán như Tây Ban Nha. Không chắc Italy sẽ xây dựng được thế tấn công như các trận trước khi các cầu thủ Tây Ban Nha dâng cao pressing. Mặt khác, các cầu thủ Italy gặp nhiều sức ép hơn ở trận này do họ được đưa lên mây xanh nhiều quá trong thời gian qua.
Italy không có sự phục vụ của Leonardo Spinazzola ở trận này. Người Italy bàn nhau về việc nên thay Marco Verratti, Nicolo Barella, Domenico Berardi bằng Manuel Locatelli, Matteo Pessina, Federico Chiesa. Nhưng chưa bao giờ họ bàn đến chuyện thay Spinazzola.
Vắng Spinazzola ảnh hưởng lớn đến lối chơi của họ cũng như khả năng hoạt động của Lorenzo Insigne, Việc chuyển sơ đồ 4-3-3 khi phòng thủ sang 3-2-5 khi tấn công cũng gặp khó khăn.
Thế công của Italy dựa trên sự kết dính, thấu hiểu. Vì vậy, thiếu mảnh ghép quan trọng nhất, tất cả sẽ ảnh hưởng.
Khán giả nóng lòng muốn biết Mancini có phương kế tấn công nào độc đáo khác. Còn Tây Ban Nha sẽ chẳng lo nghĩ gì nhiều lắm, thậm chí bây giờ lên đài sút 11 m họ cũng chẳng ngại. Thành tích thi sút thắng thua của Tây Ban Nha ở các giải Euro và World Cup giờ đã là 5-4, còn của Italy là 3-6.
Không nên mơ World Cup 2022, hãy coi đó là bản lề cho tuyển Việt Nam hướng tới World Cup 2026 Việc đội tuyển Việt Nam vượt qua vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là nhiệm vụ rất khó khăn, nhưng đây sẽ là bước chuẩn bị tốt cho chiến dịch World Cup 2026, khi FIFA nâng tổng số đội tham dự từ 32 lên 48. Đã gần 2 ngày trôi qua kể từ khi lá thăm đưa đội tuyển Việt Nam vào...