HLV, cầu thủ Thai League khổ hơn V League
Những gì truyền thông Thái Lan đưa tin thời gian qua đang cho thấy nền bóng đá xứ Chùa Vàng có nhiều tồn tại không thể xử lý trong nay mai. HLV và cầu thủ nơi này có vẻ khó khăn hơn rất nhiều so với đồng nghiệp ở V League.
Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmoung chắc chắn đang cảm thấy đây là nhiệm kỳ đầy thách thức khi dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng trầm trọng đến nền bóng đá nước này.
Hiện tại, cả FAT lẫn Công ty Thai League (Công ty tổ chức các giải bóng đá quốc gia của Thái Lan) chỉ mong tổ chức cho xong các giải VĐQG từ hạng 1 đến hạng 3 và kỳ vọng các CLB sống sót qua giai đoạn này.
Chuyện cắt lương tới 50% với mọi CLB đã được tính đến. Nhưng điều đó cũng không dễ dàng khi nhiều đội bóng thậm chí còn không trả nổi 50% lương cho cầu thủ và đã sẵn sàng cho chuyện phá sản, thanh lý hợp đồng sớm với nhiều người. Lý do là bởi trong hơn 5 tháng bóng không lăn, nhiều CLB ở Thai League không biết xoay đâu ra tiền để tồn tại.
Nhiều CLB Thai League 1 lúc này đang trì hoãn trả lương cho các cầu thủ. Cá biệt, 2 cầu thủ Panyaroj và Thiraphon của đội bóng Samut Prakan City đã phải bán cỏ, nước cam, trồng rau, đánh cá… để kiếm thêm thu nhập. Còn cầu thủ Suai Petchkaew ở Thai League 4 cũng phải về quê nhà đốt than để ngày nào may mắn có thể kiếm được khoản tiền khoảng hơn 200.000 VNĐ nhằm duy trì cuộc sống.
Về phần mình, các HLV cũng phải tự cứu lấy thân. Như ông Weirin Bin Abdul Laman của CLB Boonmee United đã bị CLB thông báo tạm nghỉ không lương và phải đi giảng dạy để kiếm thêm.
Gánh nặng trả lương cho cầu thủ khiến nhiều CLB ở Thai League mệt mỏi. Ảnh: MUTD
Báo giới Thái Lan nhận định một phần nguyên nhân khiến CLB của nước này gặp khó là việc chi tiêu quá nhiều để duy trì đội bóng. Ngoài các khoản tiền cố định như bảo dưỡng sân bãi, thuê nhân viên, CLB còn tốn kém nhất ở tiền lương trả cho các cầu thủ. Mức lương mà một ngôi sao đang khoác áo ĐTQG Thái Lan chơi ở Thai League 1 hiện tại rơi vào khoảng 300 triệu đồng/người/tháng.
Còn mức lương, tính kể chi phí chuyển nhượng của các ngoại binh cũng ngốn cả triệu USD/người/mùa. Mỗi CLB Thai League được sử dụng nửa đội hình chính là ngoại binh nên khi bóng không lăn, nhà tài trợ không trả tiền, đồng nghĩa với bất hạnh ập xuống nền bóng đá.
So với Thái Lan, V League đã không phát triển nóng ồ ạt như thời gian hơn chục năm trước. Mức lương và chuyển nhượng của các cầu thủ hiện tại rơi vào khoảng chấp nhận được so với mặt bằng xã hội.
Khoản tiền lương 50 triệu đồng/tháng mà đội trưởng ĐTQG Quế Ngọc Hải nhận được so với mức 450 triệu đồng/tháng mà đội trưởng đội tuyển Thái Lan Teerasil Dangda nhận ở Muangthong United từ 3 năm trước và hiện tại là khoảng 650 triệu đồng không dễ san lấp trong vài năm tới.
Các CLB Thai League khốn đốn trong tình cảnh Covid-19 một phần khác do giải đấu trì hoãn quá dài. Thay đổi lịch sử của bóng đá Thái Lan về thời gian khép lại mùa giải từ tháng 2 tới tháng 10 trong năm đổi lại bằng từ tháng 9 năm nay và khép lại tháng 5 năm sau đã khiến các CLB vất vả xoay sở.
Việt Hà
Văn Lâm và ảnh hưởng của bóng đá Thái Lan
Không phải chỉ mới gần đây, Chủ tịch LĐBĐ Thái Lan (FAT) Somyot Poompanmoung đăng đàn khẳng định muốn Thai League phủ sóng ở khu vực Đông Nam Á mà từ trước đó rất lâu, người Thái đã mong khai thác triệt để thị trường ASEAN.
Với cách tính của người Thái, ASEAN có thể là nền kinh tế lớn thứ 4 trên thế giới vào năm 2030. Ở thị trường khoảng 700 triệu dân, doanh thu cỡ 2.600 tỷ USD, Đông Nam Á vẫn có nhiều điều hấp dẫn mà bóng đá Thái Lan có thể chinh phục ngay trong ngắn hạn và đầy thực tế, thay cho những mộng ước khá viển vông như vươn tầm châu lục hay thế giới.
Đó chính là lý do người Thái nhẫn nại trong cách tiếp cận thị trường khu vực nhiều năm qua. Việc Văn Lâm được Muangthong United bỏ ra số tiền khổng lồ so với mặt bằng chung ở V-League để giải phóng hợp đồng và sang Thái Lan chơi bóng cho thấy người Thái "chịu chi" và "chịu chơi" đến mức nào.
Mùa này, Thai-League cho phép các đội đăng ký đến 4 cầu thủ ở khu vực ASEAN trong đội hình và xem họ như nội binh. Các CLB Thái Lan chỉ chiêu mộ toàn tuyển thủ quốc gia của các đội tuyển trong khu vực, nhưng thống kê cho thấy ngoài Văn Lâm, không nhiều người thành công ở giải đấu hàng đầu khu vực này.
Văn Lâm tham gia chiến dịch tuyên truyền phòng chống Covid-19 của CLB Muangthong United. Ảnh: Muangthong United
Philippines là quốc gia có số cầu thủ đang chơi ở Thai-League nhiều nhất Đông Nam Á. Tiếp đó là Singapore, Myanmar, Malaysia, Indonesia, Lào và Việt Nam. Trong bảng thống kê tiền lương các giải đấu hàng đầu khu vực, Thai-League hiện tại đã ngang ngửa Malaysia Super League do nguồn thu từ bán vé, tài trợ và bản quyền truyền hình khấm khá.
Cụ thể, mỗi CLB hạng 1 Thái Lan được trả gần 20 tỷ tiền bản quyền/mùa, nhiều CLB kiếm được gấp đôi số tiền này do được hơn chục đối tác doanh nghiệp lớn hỗ trợ đồng hành trong nhiều mùa giải...
Do đó, không khó hiểu khi Văn Lâm được nhận lương tháng đến chục nghìn USD và nhiều khoản đãi ngộ hấp dẫn khác đi kèm khi chơi cho đội bóng nhà giàu Thái Lan.
Thai-League vẫn đang kiên nhẫn mở rộng thị trường ở khu vực ASEAN và Việt Nam dù khó tiếp cận, nhưng mục tiêu này chưa bao giờ không có trong suy nghĩ của người làm bóng đá xứ Chùa Vàng. Đó có thể là lý do mà những lời mời chào các tuyển thủ tiềm năng đất Việt luôn được gửi tới từ người Thái.
Việt Hà
Bóng đá Việt Nam trở lại ngày 15/5 là hợp lý VPF đã đưa ra cột mốc 15/5 để đời sống bóng đá nước nhà có thể hoạt động trở lại, đầu tiên là những trận đấu ở Cúp quốc gia Bamboo Airways 2020, tiếp sau sẽ đến lượt LS V-League 2020. Thời điểm dự tính như thế liệu có thích hợp cũng như hơn 3 tuần còn lại có đủ cho sự chuẩn...