“Hít” phải “hơi thở của quỷ”, 4 người nhập viện
Đến chiều nay (10.10), 2 trong số 4 bệnh nhân bị ảo giác nặng do ăn hoa loa kèn (có tên gọi là “hơi thở của quỷ”) nhập viện vào chiều tối 9.10 đã phục hồi sức khỏe sau hơn 12 tiếng được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng chăm sóc tận tình; 2 bệnh nhân còn lại vẫn đang trong tình trạng mê sảng, không kiểm soát được hành vi.
Theo khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, cả 4 bệnh nhân: Nguyễn Thành Phát (19 tuổi), Lê Văn Tây (63 tuổi), Nguyễn Thành Công (22 tuổi) và Lê Công Diễn (63 tuổi) – đều ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng – đã được chuyển cấp cứu từ Trung tâm Y tế huyện Đức Trọng lên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng vào chiều tối 9.10 trong tình trạng mê sảng và ảo giác nặng.
Chiều 10.10, sau khi thoát khỏi cơn mê sảng, bệnh nhân Nguyễn Thành Công cho biết: Trưa 9.10, 4 bệnh nhân này cùng với 2 người khác có ăn món lẩu tại thôn Quảng Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng. Thấy cây hoa loa kèn đang trổ bông trắng muốt phía trước nhà, một số người đã hái khoảng 20 bông rửa sạch rồi bỏ vào nồi lẩu. 4 trong 6 người đã ăn những bông hoa loa kèn này và chỉ sau khoảng 10 phút thì rơi vào tình trạng ảo giác nặng, mê sảng, không kiểm soát được hành vi.
Bệnh nhân Nguyễn Thành Công cho biết: “Sau khi ăn hoa loa kèn trong nồi lẩu khoảng 10 phút, tôi thấy mình như đang bay giữa không trung, đầu óc lâng lâng khó tả, rất thú vị, nhưng sau đó thì tôi hầu như không còn biết gì nữa…”. Những người chứng kiến kể lại rằng, cả 4 bệnh nhân sau khi ăn hoa loa kèn bỗng nói cười rất lạ, họ đứng lên, ngồi xuống, hét la… một cách rất không bình thường.
Theo ông Lương Văn Dũng – Phó Trưởng khoa Sinh học, Đại học Đà Lạt – hoa “loa kèn” Colombia – thứ hoa được mệnh danh là “hơi thở của quỷ dữ” – rất giống với “loa kèn” hiện đang được trồng phổ biến trên địa bàn TP.Đà Lạt và vùng phụ cận. Tuy nhiên, ông Lương Văn Dũng cũng tỏ ra thận trọng: “Chưa thể khẳng định rằng hợp chất có trong cây hoa loa kèn ở Đà Lạt và trong cây hoa loa kèn ở Colombia có trùng khớp hay không, vì rất có thể ở hai môi trường tự nhiên khác nhau thì “chất” của chúng có thể sẽ khác nhau”.
Bác sĩ Phan Thạch Khuê – Phó Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng – cho biết: Cách nay khoảng 2 năm, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng cũng đã cấp cứu một bệnh nhân nhập viện trong tình trạng mê sảng, ảo giác, không kiểm soát được hành vi do cố tình ngửi hoa loa kèn.
Theo nhận định ban đầu của Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, hoa loa kèn (hiện đang được trồng phổ biến ở Đà Lạt và vùng phụ cận) có khả năng gây ảo giác, gây nghiện; người ngửi sâu hoặc ăn phải loại hoa này sẽ rơi vào tình trạng mê sảng, không kiểm soát được hành vi.
Loài cây chiết xuất “hơi thở của quỷ” mọc nhan nhản ở Đà Lạt?
Ngày 23.5.2012, Lao Động đã đăng bài “Hơi thở của quỷ” đã có ở Đà Lạt?” – đặt vấn đề: “Những ngày gần đây, dư luận hoảng hốt khi có thông tin rằng, “hơi thở của quỷ” (tên loài hoa này ở Đà Lạt gọi là “loa kèn”) – một loại hoa có thể chiết xuất ra loại “độc dược đáng sợ nhất thế giới” đã có mặt ở Đà Lạt. Thông tin cho hay, loại hoa trên được giới tội phạm sử dụng có tên là scopolamine, được bào chế từ cây borrachero – một loại cây dại mọc phổ biến ở Colombia.
Video đang HOT
Thứ dược liệu chiết xuất từ scopolamine ấy “không màu, không mùi và không vị”, nhưng lại có khả năng tạo ra “những giấc mơ kỳ lạ” cho con người khi hít phải. Cụ thể hơn, khi “trúng” scopolamine, nạn nhân sẽ rơi vào trạng thái vô thức và hoàn toàn vâng theo sự sai khiến của người khác…”.
Trước việc một số cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đang nhân giống trồng phổ biến loại hoa “hơi thở của quỷ” tại Đà Lạt và trước hậu quả 4 người phải nhập viện vì “hít” phải “hơi thở của quỷ”, cần có một công trình nghiên cứu khoa học để kết luận về vấn đề này!
Theo Laodong
Ăn hoa loa kèn, 4 người nhập viện vì ngộ độc
Lúc 10 giờ sáng nay 10.10, bác sĩ Phan Thạch Khuê, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (BVĐKLĐ) cho biết các bệnh nhân ngộ độc do ăn hoa loa kèn đã qua cơn nguy kịch.
Hoa loa kèn vàng mà các bệnh nhân ăn đã bị ngộ độc
Hoa loa hèn vàng chứa độc tố
Đầu giờ chiều qua, BVĐKLĐ tiếp nhận 4 người bị ngộ độc, sau khi ăn hoa loa kèn, trong tình trạng lơ mơ, thường xuyên nói sảng, có lúc lại la hét ầm ĩ.
Bốn bệnh nhân trên đến từ tịnh xá Kỳ Quang, xã Hiệp An, H.Đức Trọng (Lâm Đồng) gồm: Lê Công Viễn (63 tuổi, pháp danh Minh Kỳ), Chu Minh Quang (22 tuổi, pháp danh Thanh Bình), Lê Văn Tây (61 tuổi) và Nguyễn Thành Phát (18 tuổi).
Bệnh nhân Lê Văn Tây
Bệnh nhân Nguyễn Thành Phát
Bệnh nhân Chu Quang Minh
Bệnh nhân Lê Công Viễn
Sáng nay, bệnh tình của nhà sư Công Viễn và Minh Quang đã đỡ nhiều. Thầy Minh Quang cho biết lúc 11 giờ 30 phút trưa qua, thầy hái hoa loa kèn màu vàng trồng trước tịnh xá để ăn với lẩu chay. Hoa có vị đắng hơn khổ qua. Sau khi ăn khoảng 10 phút, thấy chóng mặt, xây xẩm mặt mày, bước đi không nổi.
Có 6 người ăn lẩu với hoa loa kèn, nhưng 2 người ăn ít bị ngộ độc nhẹ điều trị tại nhà, 4 người bị nặng được chuyển lên BVĐKLĐ cấp cứu. Trong đó Nguyễn Thành Phát bị nặng nhất, hiện vẫn trong tình trạng lúc mê lúc tỉnh.
Theo bác sĩ Phan Thạch Khuê, độc tố chứa trong hoa loa kèn tựa như độc tố trong cà độc dược.
Thầy Công Viễn cho biết hoa loa kèn trồng dọc đường trước tịnh xá, mùa này hoa nở rộ rất đẹp. Cây chỉ cao khoảng 1 mét, nhưng hoa rất nhiều.
Hoa loa kèn trắng
Hoa loa kèn vàng
Thảm hoa loa kèn vàng trong vườn hoa Đà Lạt
Quan sát của Thanh Niên Online, tại Đà Lạt hiện có nhiều loại hoa loa kèn, loa kèn trắng cây cao khoảng 2 mét, hoa loa kèn hồng thấp hơn, riêng giống hoa loa kèn vàng thấp từ 1 mét trở xuống.
Tại vườn hoa Đà Lạt hoa loa kèn vàng được trồng thành thảm rất đẹp mắt, dọc đường Trần Quốc Toản, phía sân golf Đà Lạt trồng nhiều loa kèn trắng, riêng hoa loa kèn hồng rất hiếm.
Theo TNO
Báo hoa mai tiếp tục xuất hiện ở phía nam sông Đa Nhim Nhận định ban đầu của đoàn kiểm tra, dấu chân thú tại nhà ông Sơn tương tự dấu chân 2 con báo hoa mai xuất hiện ở thôn Nghĩa Hiệp, xã Liên Hiệp (Đức Trọng). Dấu chân báo ở thị trấn Liên Nghĩa, Đức Trọng Ngày 20/9, Hạt Kiểm lâm H.Đức Trọng (Lâm Đồng) đến nhà ông Võ Văn Sơn (tổ 59, thị...