Hít hà cháo bột miền Trung
Con hẻm nhỏ đường Lê Văn Sỹ (TP.HCM) luôn tấp nập nhờ quán cháo bột ngon nức tiếng.
Con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ (Q.Tân Bình, TP.HCM) luôn tấp nập vào buổi chiều tối. Đó là nhờ quán cháo bột ngon nức tiếng. Diện tích quán cháo bột cũng nhỏ xíu và nằm sâu cuối hẻm. Quán bắt đầu bán từ 5 giờ chiều nhưng ai chậm chân thì đành ngậm ngùi đi về, cho nên mới gần 7 giờ tối là hết sạch. Vậy mà, có thực khách còn yêu cầu quán múc đỡ tô nước dùng để xì xụp cho đỡ ghiền, dù chẳng có tí bột và cá nào.
Quán không tên nên mọi người thường gọi theo món đặc sản là quán cháo bột miền Trung, song khách đến thưởng thức không phải chỉ riêng người miền Trung.
Cháo bột có mùi thơm của gạo mới, vị dai và giòn của sợi bột được nhào kỹ, vị ngọt đậm đà của cá lóc tươi.
Cháo bột là món đinh của quán ngoài những món liên quan như bánh bèo, bánh nậm hay bánh lọc.
Video đang HOT
Bột ở đây là bột gạo được chính chủ quán chế biến tại gia, từ khâu chọn gạo, xay nhuyễn, nhào trộn và thái sợi. Bột làm hôm nào nấu luôn hôm đấy, thường thì chủ quán làm vào buổi sáng. Xong đặt bên cạnh, chờ nồi nước dùng sôi thì thả vào.
Nước dùng gồm nước luộc cá lóc, nước ninh xương ống heo, thêm chút hành lá và cách nêm nếm gia vị riêng khiến mùi hương ngào ngạt khó cưỡng.
Cá lóc cũng được sơ chế rất công phu. Sau khi hấp chín, cá được lọc hết xương, xé từng miếng nhỏ, ướp với nước mắm, muối, đầu hành, bột nghệ. Để khoảng 30 phút thì cho lên xào. Nước dùng sôi cho bột vào trước, khi bột chín tới, nghĩa là nổi đều lên mặt nồi thì cho cá vào.
Cháo bột có mùi thơm của gạo mới, vị dai và giòn của sợi bột được nhào kỹ, vị ngọt đậm đà của cá lóc tươi. Thêm chút hành lá cắt nhỏ và lát ớt tươi, thế là tha hồ hít hà.
Theo ihay
Bánh canh Nam Phổ giữa Sài Gòn
Quán này do O Xuân người làng Nam Phổ, một làng bánh canh nổi tiếng ở Huế nấu phục vụ khách hàng giữa Sài Gòn.
Gần 30 năm tồn tại, quán vẫn giữ nguyên hình thức của một quán vỉa hè.
Bánh canh Nam Phổ nấu không giống với cách nấu các loại bánh canh ở vùng khác, mà là bí quyết gia truyền của người Nam Phổ. Để có những sợi bánh canh có mùi vị thơn gon như nơi nó sinh ra, gia đình phải mang gạo từ ngoài quê vào, vì chỉ có loại gạo này mới cho ra những sợi bánh mềm mà không nát, vừa thơm lại vừa khác biệt. Anh Trần Hồng Vũ là con trai của O Xuân cho biết.
Đây là món ăn dân dã của người Huế.
Nước dùng cho bánh canh được làm từ cua, thịt nạc xay, tôm, sườn heo, chả, cùng với bí quyết riêng tạo cho bánh canh Nam Phổ có hương vị rất đặc trưng. Đó là màu vàng của gạch cua và tôm cứ sền sệt, quánh lại với nhau trông thật hấp dẫn.
Với giá chỉ 20k một tô, rất phù hợp với teen chúng mình muốn thưởng thức. Mỗi ngày quán phục vụ khách hàng từ 6g sáng đến 22g mỗi ngày tại số 22A Nguyễn Hữu Cầu, Phường Tân Định,Q1 ngay bên hông chợ Tân Định.
Ngoài ra quán còn phục vụ các loại bánh của Huế như: Bánh nậm, bánh ít, bánh đúc, bánh bèo, bánh lọc, cơm hến....với giá từ 20k trở xuống.
Chí Lộc
Theo mực tím
Món ăn vỉa hè trên phố Huế Đến Huế mà không dừng chân tại một quán vỉa hè bên đường, không thưởng thức những món ăn mang đậm bản sắc Huế ở đây thì chưa thưởng thức đầy đủ hương vị Huế. Ai đến với Huế hầu như cũng đều tìm sự thanh bình, yên ả, trầm lắng trong không gian của riêng mảnh đất cố đô mới có. Họ...