Hip hop Việt Nam sẵn sàng ngày ra rạp!
Dù được âm thầm bấm máy vào tháng cuối tháng 5, không “lên tiếng” trên các phương tiện truyền thông, nhưng bộ phim Sài Gòn “Yo” (với tựa Tiếng Anh là Saigon Electric) đang dần trở thành “tâm bão” trong lòng của rất nhiều khán giả trẻ. Lý do thứ nhất là bởi nó là một tác phẩm điện ảnh Việt hiếm hoi dành hẳn cho teen, lý do thứ hai là bởi một bộ sậu những nhà làm phim uy tín đứng đằng sau nó. Tuy nhiên, để chinh phục được lớp công chúng hiện đại, Sài Gòn “Yo” sẽ phải vượt qua được ít nhất 2 thử thách.
Thử thách thứ nhất: Hollywood
Mỹ, hoặc chính xác hơn ở đây là Hollywood, dưới ánh mắt của những nhà làm phim Việt luôn là một người bạn vừa dễ thương, vừa dễ ghét. Dễ thương là vì Hollywood như là một “ông trùm” điện ảnh với hàng trăm thứ để giới trong nghề học tập. Thế nhưng, điểm dễ ghét là ở tầm ảnh hưởng tới khán giả quá rộng, đến mức nếu không được xử lý khéo, nhiều bộ phim Việt sẽ bị coi là bản copy của High School Musical hoặc những cái tên nổi tiếng tương tự. Do đó, chẳng có gì lạ khi Sài Gòn “Yo” “được” đem ra so sánh với Step Up.
Câu chuyện của Sài Gòn “Yo” bắt đầu từ một nhân vật nữ: Mai, cô diễn viên múa lụa hiền lành. Mai rời quê lên thành phố mưu sinh thì gặp Kim, một cô gái mê hip-hop cực cá tính. Kim từ từ dẫn dắt và giới thiệu Mai vào thế giới breakdance sôi động cũng như các mặt trái của nó. Tại đây, hai lối múa cổ truyền và đương đại đã gặp nhau để cho ra những màn biểu diễn ấn tượng nhất.
Có thể là về bố cục chung, Sài Gòn “Yo” phảng phất khá nhiều nét tương đồng với bộ phim Step Up đã đẩy tên tuổi diễn viên Channing Tatum lên hàng sao. Thế nhưng nếu nhìn kỹ hơn, nó vẫn có những “tuyệt chiêu” độc đáo, chẳng hạn như việc dũng cảm để Kim là nhân vật nữ chính thứ hai, bên cạnh Mai, thay vì trung thành với tuyến nhân vật nam – nữ thông thường.
Chưa kể là mặc dù breakdance là môn nhảy được du nhập từ Mỹ nhưng khi nhào nặn cùng văn hóa Việt, nó vẫn cho ra nhiều góc nhìn mới lạ, dung dị, đặc biệt là trong cách tiếp nhận của xã hội. Và dẫu sao, đối với một bộ phim bán độc lập như Sài Gòn “Yo”, điều khiến các nhà làm phim quan tâm là khắc họa được lối sống, hoài bão, phong cách đặc trưng mà thế hệ 8x, 9x Việt đang kiến tạo.
Thử thách thứ hai: Sao
Diễn viên đẹp, nổi tiếng luôn là công thức làm phim ưu tiên của nhiều nhà sản xuất. Sự xuất hiện của các ngôi sao, cho dù họ thuộc các lĩnh vực nghệ thuật khác như âm nhạc hay sân khấu, đều mang tính bảo chứng doanh thu rất tốt cho tác phẩm, điển hình nhất là thành công rực rỡ của Công Chúa Teen và Ngũ Hổ Tướng trong dịp Tết năm nay. Ít có bộ phim nào dám liều lĩnh “trình làng” một loạt những gương mặt mới toanh, đặc biệt nếu phim không thuộc vào ba thể loại dễ hút khách là hài, hành động và kinh dị. Vậy mà ngoài Khương Ngọc (trong vai Hải, bạn trai của Mai) và Vân Trang (trong vai Mai), vốn đã có kinh nghiệm diễn xuất trên truyền hình, thì tất cả những bạn trẻ của Sài Gòn “Yo” đều là dân không chuyên. Điều này chẳng khác gì một người mê hip-hop muốn nhảy mà lại quên diện quần tụt, áo thun hay phụ kiện đi kèm.
Video đang HOT
Hình thức là thế, nhưng nếu bước nhảy của các diễn viên không đạt chuẩn, không thể hiện được sự táo bạo của breakdance thì dù có sao, Sài Gòn “Yo” vẫn thất bại. Vì thế, ngay từ lúc tuyển chọn diễn viên, nhà sản xuất đã mạnh tay tìm đến các câu lạc bộ hip-hop chuyên nghiệp để chọn mặt gửi vàng. Và kết quả là chúng ta có một cô gái tự tin Quỳnh Ngọc (trong vai Kim), một anh chàng mạnh mẽ Ánh Hiền (trong vai Do Boy, bạn trai của Kim) và những vũ công chất lượng từ hai nhóm nhảy Big South và Step-Up.
Thực tế, chuyện diễn viên không tên tuổi lội ngược dòng, rồi sau đó tỏa sáng qua những tác phẩm kinh phí thấp cũng chẳng phải điều gì xa lạ. Chỉ mới hai năm trước, chính chúng ta đã hết lòng ủng hộ cho “Chàng triệu phú ổ chuột” Dev Patel trong tác phẩm đoạt 8 giải Oscar – Slumdog Millionaire. Tuy nhiên quan trọng hơn bao giờ hết, việc các bạn trẻ kém tên tuổi được chọn đóng phim là dấu hiệu đáng mừng cho cộng đồng teen, bởi từ giờ, bạn sẽ có cơ hội lọt vào “mắt xanh” của những nhà làm phim chuyên nghiệp mà chỉ cần đam mê và lạc quan với ước mơ. Và đó cũng chính là một phần ý nghĩa mà Sài Gòn “Yo” muốn hướng đến: hãy tin và đấu tranh vì khát khao của bản thân.
Dù dễ làm người khác liên tưởng đến những bộ phim thành công của Mỹ về đề tài hip-hop, dù không sở hữu một dàn sao lấp lánh, nhưng Sài Gòn “Yo” vẫn nhen nhóm nhiều điểm cộng mà teen có thể “bồ kết” khi phim chính thức ra rạp.
Sài Gòn “Yo” được hãng phim Chánh Phương sản xuất dưới sự chỉ đạo của đạo diễn người Mỹ gốc Việt Stephane Gauger (từng thực hiện phim Cú và Chim Se Sẻ). Phim dự kiến ra mắt trên toàn quốc vào ngày 17/12/2010.
Theo PLXH
Game online Việt đang "khốn khổ" như Hip hop
Game online và hip hop - hai loại hình giải trí phổ biến của giới trẻ phải chăng cần một cái nhìn công bằng hơn
Hip hop là hình thức giải trí mới xuất hiện tại Việt Nam trong khoảng 10 năm nay và thu hút được một lượng lớn giới trẻ tham gia tập luyện và yêu thích.
Tuy là một hình thức giải trí lành mạnh, có lợi cho sức khỏe nhưng với những đặc điểm có phần nổi loạn, phá cách, Hip hop đã phải nhận những cái nhìn không mấy thiện cảm từ xã hội khi nhiều người luôn cho rằng nó là nguyên nhân khiến giới trẻ quay lưng với văn nghệ truyền thống.
Game online Việt đang lâm vào tình cảnh của Hip hop?
Xuất hiện sau Hip hop một chút, Game online cũng nhanh chóng thu hút được giới trẻ bởi những đặc điểm rất riêng của mình. Và thật trớ trêu là loại hình giải trí đang "lên như diều gặp gió" này cũng đang đứng trước nhiều cái nhìn phiến diện.
Cái nhìn khách quan vì sự mới mẻ
Rõ ràng, cả hip hop và game online đều là những hình thức giải trí quá mới mẻ so với những gì có trước đây và đặc biệt là những giá trị đã ăn sâu vào tâm thức của phần lớn người dân Việt.
Mới không đồng nghĩa với phá hoại các giá trị cũ.
Khi sử dụng hệ quy chiếu là những giá trị cũ thì Hip hop và game online đều không "chuẩn" nhưng không hề đi ngược và phản bác những giá trị đó. Thế nhưng, không phải ai cũng cố hiểu điều đó mà đều quy kết cho 2 loại hình giải trí này những "cái mác" không mấy tốt đẹp.
Một sự thật rằng mỗi khi nhắc đến hai hình thức giải trí trên cái đầu tiên mà các bậc phụ huynh nhớ đến là tệ nạn, ăn chơi, đua đòi. Điển hình, khi nhắc đến game online thường là "cày đêm" trong khi Hip hop lại không mấy được yêu thích do có những động tác "phản cảm".
Tệ nạn xuất hiện từ hip hop và game online?
Đáng buồn là nhiều người luôn mặc định hai hình thức giải trí này gắn liền với những tệ nạn và những vấn đề to lớn của xã hội. Cụ thể, khi nhắc đến hip hop, người ta (trừ những người yêu thích và biết) nhớ nhiều đến các tệ nạn và hình ảnh phản cảm của loại hình nghệ thuật này hơn là các giá trị nó đem lại.
Đóng góp cho cộng đồng của GO đang bị chối bỏ.
Tương tự vậy, nhắc đến game online người ta nhắc đến các vụ bỏ học, ăn cắp, thậm chí cả.... giết người vì game online chứ ít khi nhắc đến các hoạt động tình nguyện hay ủng hộ người nghèo và các tấm gương sáng của game online cho dù các hoạt động này không hề ít ỏi.
Ảnh hưởng xấu đến giới trẻ?
Đây đang là suy nghĩ của không ít cá nhân. Họ thường dựa vào những bài báo, thông tin xấu (thường được các báo "thích" hơn) để quy chụp giá trị cho 2 loại hình giải trí này.
Với hip hop, họ cho rằng những động tác của nó phá hoại giá trị đạo đức của xã hội !??? trong khi game online lại làm cho người ta quên đi cuộc sống và chỉ gây ra tệ nạn.
Nhắc tới game online là nhiều người nghĩ ngay đến cảnh tượng này.
Rõ ràng điều này là sai hoàn toàn. Hip hop mang đến cho người tập sức khỏe, sự dẻo dai là điều không thể chối cãi trong khi game online lại là một hình thức giải trí quá hấp dẫn với người chơi, nó tạo ra sự liên kết cộng đồng và những giá trị không thể có được ở những hình thức giải trí khác.
Đặc biệt, mỗi khi trẻ em (có chơi game online) gặp sa sút trong học tập hay có biểu hiện xấu, phụ huynh và xã hội liền quy chụp cho game online chứ không mấy ai nhận trách nhiệm về mình và về cách giáo dục con hoặc những vấn đề khác. Như thế có quá bất công cho game online?
Có tệ nạn hay không?
Xin trả lời rằng: Có. Không thể phủ nhận được những tệ nạn của người chơi game online cũng như một số trong cộng đồng hip hop. Tuy nhiên nó không phải là giá trị của cộng đồng như một số người lầm tưởng.
"Tiên trách kỷ, hậu trách nhân".
Thêm một điều nữa là những tệ nạn này là do các nhân chứ không phải là giá trị của toàn cộng đồng. Hãy nhớ, số lượng sinh viên vi phạm pháp luật hay có những biểu hiện không tốt là không hề nhỏ vậy có ai quy chụp là do các trường đại học !???
Trong thời điểm này khi mà hip hop đang có dấu hiệu được xã hội nhìn nhận lại thì game online lại đang đối mặt thực sự với những vấn đề đó. Hãy dành một cái nhìn tích cực hơn cho game online là tâm sự và nguyện vọng của nhiều game thủ.
Theo Gamek
Trần tình của nhân vật chính trong 'clip đánh hội đồng' "Em đánh thế đã ăn thua gì, vẫn nhẹ mà. Ở ngoài đời còn có những vụ đánh nhau ác liệt hơn thế", áo sơ mi kẻ, tóc ngắn Tường Vi ráo hoảnh khi nói về việc đánh nữ sinh Quỳnh Anh tại vườn hoa Pasteur (Hà Nội)./ Nhân chứng lên tiếng Chiều 15/3 tại trụ sở cơ quan điều tra Công an...