Hình thành mặt bằng lãi suất mới
Nhiều ý kiến cho rằng, một trong các lý do khiến lãi suất tăng là do thiếu thanh khoản cục bộ, một số ngân hàng nhỏ và yếu, do khan vốn đã nâng lãi suất cao, tác động đến mặt bằng chung của thị trường.
Các ngân hàng đang đua nhau tăng lãi suất huy động. Anh: Quôc Anh.
Tăng lãi suất huy động cuối năm
Nếu như các “ông lớn” ngân hàng BIDV, Viettinbank, Agribank… thông báo điều chỉnh lãi suất huy động tăng thêm từ 0,1% – 0,2%/năm cho người gửi tiền ở một số kỳ hạn khi gửi online, đưa mặt bằng lãi suất các kỳ hạn ngắn từ 1-3 tháng phổ biến xung quanh mức 4,3% – 4,5%/năm, rồi kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng khoảng 5,3% năm thì các ngân hàng nhỏ, đặc biệt là các NHTM CP lại tỏ ra mạnh tay hơn với vấn đề này.
Cụ thể tại ngân hàng BIDV, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng 4,3%/năm. Kỳ hạn 5 tháng 4,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 5,1% lên 5,3%/năm… Có ngân hàng còn tăng kỷ lục tới 1,4% (từ 7,2% lên 8,6%/năm) cho kỳ hạn 24 tháng.
Cuộc đua tăng lãi suất đã kéo dài từ tháng 7 đến nay và ngày càng lan rộng. Nhiều ngân hàng nhập cuộc điều chỉnh bảng biểu lãi suất huy động. Khối ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn cũng điều chỉnh lãi suất huy động tăng như Techcombank, ACB, HDBank, LienVietPostBank…
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế độc lập, có rất nhiều nguyên nhân khiến các ngân hàng tăng lãi suất: ngân hàng cạnh tranh thị phần huy động, huy động vốn đang thấp hơn tăng trưởng tín dụng, nhu cầu vốn cuối năm, áp lực đưa tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn xuống còn 40% vào đầu năm tới …
Cụ thể, hiện nay Ngân hàng Nhà nước vẫn cho phép các tổ chức tín dụng sử dụng tối đa 45% vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Nhưng từ ngày 1/1/2019, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn sẽ giảm về còn 40%. Chính vì vậy, nhiều ngân hàng cần tăng lãi suất huy động ở các kỳ hạn dài để đẩy mạnh huy động nguồn vốn dài hạn. Nghĩa là các ngân hàng phải chuẩn bị trước nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn.
Vẫn theo TS Nguyễn trí Hiếu, thời gian gần đây, đồng USD đang trong xu hướng tăng giá nên nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động để tránh việc khách hàng rút tiền đồng ra để đầu cơ vào đồng USD. Tức lãi suất tiền Việt phải đủ hấp dẫn để tránh tình trạng người gửi tiền rút tiền Việt ra để mua USD.
Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, một trong các lý do khiến lãi suất tăng là do thiếu thanh khoản cục bộ, một số ngân hàng nhỏ và yếu, do khan vốn đã dâng lãi suất cao, tác động đến mặt bằng chung của thị trường.
Tác động lên toàn thị trường
Video đang HOT
Tuy nhiên điều đáng lo ngại là khi mặt bằng lãi suất huy động mới được hình thành tác động đến lãi suất cho vay. Dấy lên lo ngại về chi phí vốn cho doanh nghiệp dịp cuối năm.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô vừa công bố, nhận định về diễn biến lãi suất thị trường trong thời gian tới, công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá có nhiều yếu tố rủi ro tác động đến chính sách điều hành lãi suất của ngân hàng. Đó là các rủi ro từ bên ngoài, chính sách tiền tệ ở các nước trên thế giới thắt chặt hơn đang trực tiếp gia tăng chi phí vay mượn trên quy mô toàn cầu sau thập kỷ nới lỏng. Tại Mỹ, từ đầu năm đến nay, Cục Dự trữ Liên bang (FED) liên tục tăng lãi suất, dự báo trong tháng 9 và 12 có thể sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Trong nước, lạm phát đang tiến gần đến mức mục tiêu, áp lực tăng giá chủ yếu đến từ các yếu tố thị trường như giá xăng dầu, lương thực và tỷ giá… Tất cả những yếu tố này gây áp lực lên điều hành lãi suất.
Đại diện một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực mỹ nghệ, sản xuất các sản phẩm mây tre cho rằng, ông không ngại không vay được vốn để sản xuất cuối năm nhưng quan trọng là lãi vay ở mức nào. Lãi vay mà 11 – 13%, thêm tiền nhân công lao động thì thu không bù nổi chi.
Nhiều lời khuyên đã được đưa ra, rằng lãi suất có dấu hiệu tăng, những người vay vốn cần phải cẩn trọng. Một khi có ý định vay vốn cần xem xét lại nhu cầu đầu tư, lưu ý mức lãi suất mà ngân hàng dự kiến áp dụng, cũng như thời hạn vay là bao lâu.
Giới chuyên gia cũng phân tích, phía cơ quan quản lý là Ngân hàng Nhà nước đưa ra định hướng điều hành chính sách tiền tệ theo hướng thận trọng nhưng linh hoạt, chú trọng về chất lượng tín dụng hơn con số tăng trưởng, nắn dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Thế nhưng điều NHNN cần chú ý là cần căn cứ vào thực tế của lạm phát cũng như nhu cầu vốn của nền kinh tế để đưa ra thông điệp hợp lý.
Rõ ràng, với bối cảnh kinh tế trong nước đang chịu tác động khá mạnh từ những biến động của thị trường thế giới theo đà tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng như chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đặc biệt lạm phát trong nước có nguy cơ tăng cao thì ưu tiên hàng đầu của Chính phủ hiện nay vẫn là ổn định kinh tế vĩ mô. Do đó, nhiều khả năng chính sách tiền tệ sẽ được điều hành theo hướng thận trọng hơn.
Theo TS Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), để thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển năm 2018, chính sách tiền tệ cần được điều hành thận trọng, linh hoạt, kết hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng, kiểm soát chất lượng tín dụng.
T.Hằng
Theo daidoanket.vn
Lạm phát của Việt Nam được điều chỉnh tăng từ 3,7% lên 4,0%
Đây là nhận định của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại buổi họp báo cập nhật về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam diễn ra sáng nay. Tuy nhiên, ADB cũng cho rằng, kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu năm 2018, mặc dù có những thách thức trong và ngoài nước có thể tác động đến triển vọng tăng trưởng trong năm nay và năm sau.
Tăng trưởng kinh tế đạt trên tất cả các lĩnh vực
Cụ thể, trong bản cập nhật báo cáo kinh tế hàng đầu công bố thường niên, Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2018, ADB dự báo trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,9% cho năm 2018, thấp hơn so với mức 7,1% được dự báo trong tháng 4 do xuất khẩu, nông nghiệp, xây dựng và khai khoáng dự kiến giảm nhẹ trong nửa cuối năm. ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2019 của Việt Nam ở mức 6,8%.
Toàn cảnh buổi họp báo về tình hình kinh tế Việt Nam ( ảnh T.D)
Đáng nói, đầu tư tư nhân vẫn mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi tăng trưởng tín dụng cao và đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh (FDI). Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 15,7% trong sáu tháng đầu năm so với 14,4% của năm trước. Tăng trưởng mạnh trong xuất khẩu, tiêu dùng tư nhân trong nước và đầu tư bù đắp sự sụt giảm trong tiêu dùng của chính phủ và đầu tư công do các chính sách củng cố tài khoá.
Hầu hết các ngành kinh tế trọng yếu tiếp tục đạt kết quả vững chắc. Sản lượng nông nghiệp và các ngành kinh tế liên quan tăng trưởng 3,9% trong sáu tháng đầu năm nay, so với 2,7% trong nửa đầu năm 2017. Nhờ thời tiết thuận lợi và nhu cầu xuất khẩu mạnh, sản lượng nông nghiệp tăng 3,3%, so với mức tăng 2,1% của sáu tháng đầu năm 2017, đồng thời lâm nghiệp và thủy sản vẫn tăng trưởng vững.
Ông Eric Sidgwick, Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam cho hay: "Tăng trưởng kinh tế đạt được trên tất cả các lĩnh vực, với động lực là ngành sản xuất chế tạo tiếp tục mở rông, sản xuất nông nghiệp tăng cao, ngành dịch vụ ổn định , tiêu dùng trong nước được duy trì tốt, và đầu tư dồi dào của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và doanh nghiệp trong nước".
Cán cân thanh toán đã ghi nhận mức thặng dư ước tính bằng 8,4% GDP trong sáu tháng đầu năm nay, trong đó cả tài khoản vãng lai và tài khoản vốn đều thặng dư. Nhờ thặng dư thương mại hàng hóa trong nửa đầu năm, tài khoản vãng lai đạt mức thặng dư ước tính bằng 5,0% GDP, ngược lại với kết quả thâm hụt 1,1% trong cùng kỳ năm trước. Thặng dư thương mại đạt được nhờ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 17,0%, vượt xa mức tăng nhập khẩu 10,5%. Các mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng chính bao gồm điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác, hiện chiếm 31,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng so với mức 11,5% trong năm 2011...
Không những vậy, chương trình củng cố tài khoá của chính phủ tiếp tục tiến triển trong nửa đầu năm nay. Thu ngân sách tăng 15,7% trong 6 tháng đầu năm, đạt mức tương đương 28,7% trên GDP. Trong khi đó, chi tiêu tăng ở mức thấp hơn là 11,4%, một phần nhờ vào sự hợp lý hóa chi tiêu, mặc dù vẫn thấp hơn so với kế hoạch ban đầu. Ngân sách đạt được thặng dư bằng 0,1% GDP trong nửa đầu năm nay, ngược lại với kết quả thâm hụt gần 1,0% một năm trước đó. Nỗ lực kiềm chế thâm hụt ngân sách đã giúp giảm tỷ lệ nợ công so với GDP xuống còn 58,5% vào cuối tháng 6 năm 2018 so với 63.7% vào đầu năm 2017.
Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong hệ thống ngân hàng giảm xuống 2,1% vào cuối tháng 6 năm 2018, so với mức 2,5% vào đầu năm 2017 do các ngân hàng đẩy mạnh giải quyết nợ xấu thông qua thu hồi nợ và bán tài sản thế chấp... Việc xử lý nợ xấu đã nhận được động lực mới nhờ việc cải cách hành lang pháp lý có hiệu lực trong năm 2017, tạo thuận lợi cho việc xử lý tài sản thế chấp và tái cấu trúc tài sản xấu.
Theo đánh giá của ADB, thặng dư thương mại đạt được nhờ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa 17,0% ( ảnh minh họa: T.D)
Về triển vọng kinh tế của Việt Nam, báo cáo của ADB nhận định, nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt trong ngắn hạn nhờ nhu cầu trong nước tiếp tục mạnh...
Vẫn còn nhiều áp lực
Song bên cạnh đó vẫn còn những áp lực như: Mặc dù tốc độ tăng trưởng đã được điều chỉnh giảm trong năm nay, áp lực lạm phát có khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Tiền đồng đã yếu đi kể từ tháng 7 và có thể tiếp tục bị áp lực khi lãi suất của Mỹ tăng và đồng đô la mạnh lên. Nếu đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá so với đồng đô la thì có thể gây thêm áp lực lên tiền đồng, làm tăng lạm phát... Dự báo lạm phát được điều chỉnh tăng từ 3,7% lên 4,0% cho năm 2018 và từ 4,0% lên 4,5% cho năm 2019.
Cũng theo ADB, trong bối cảnh phức tạp của môi trường kinh tế vĩ mô mới nổi lên, Việt Nam đang thận trọng triển khai các chính sách tài khoá và tiền tệ để duy trì sự ổn định đồng thời vẫn hỗ trợ tăng trưởng. Chính sách tài khóa tiếp tục tập trung vào việc mở rộng cơ sở thuế và tăng cường công tác quản lý thuế.
Mặc dù Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã giữ nguyên lãi suất chính sách nhưng vẫn áp dụng những biện pháp khác để ổn định tỷ giá, cụ thể là bán USD cho các ngân hàng thương mại trong tháng 7 và tháng 8. Lãi suất tín phiếu ngân hàng nhà nước phát hành kể từ cuối tháng 7 cũng đã được điều chỉnh tăng, đẩy lãi suất thị trường tiền tệ liên ngân hàng lên. Trong tương lai, NHNN dự định sẽ theo đuổi một cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn với mục tiêu cuối cùng là dần dần chuyển đổi khuôn khổ chính sách tiền tệ từ tập trung vào ổn định tỷ giá và mục tiêu tín dụng-tiền tệ sang mục tiêu lạm phát. Dựa trên các biện pháp được tiến hành gần đây và định hướng chính sách trong tương lai, cần xem xét việc áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt hơn trong thời gian trước mắt để kiềm chế lạm phát.
Hơn nữa, rủi ro đối với triển vọng kinh tế có xu hướng gia tăng. Nếu căng thẳng thương mại leo thang trên toàn thế giới gây tác động đáng kể đến thương mại toàn cầu và phá vỡ mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng toàn cầu, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam sẽ bị tác động xấu. Những diễn biến như vậy không chỉ ảnh hưởng đến triển vọng xuất khẩu mà còn kìm hãm FDI. Tình hình biến động gia tăng trên thị trường tài chính quốc tế cũng là một rủi ro tiêu cực khác.
Minh Nhật
Theo baovephapluat.vn
Chứng khoán chiều 24/9: Phiên thứ 3 liên tiếp VN-Index đóng cửa trên 1.000 điểm Mặt bằng điểm số của VN-Index cho đến phiên chiều nay không nhiều thay đổi do các mã trụ không có thêm các diễn biến đột biến. Do vậy, các mã vốn hóa trung bình vẫn tiếp tục giằng co và cơ hội chỉ xuất hiện tại một số cổ phiếu cá biệt. VN-Index phiên 24/9. (Bloomberg) VN-Index đã có được phiên thứ...