Hình phạt cho hành vi đua xe trái phép
Bạn đọc hỏi: Trong thời gian gần đây, tôi thấy tại một số địa phương vẫn xảy ra tình trạng các đối tượng tổ chức đua xe, lạng lách đánh võng dẫn đến tâm lý hoang mang, lo sợ của người tham gia giao thông. Tôi xin hỏi, khung hình phạt dành cho hành vi này ra sao? Ngô Mạnh Tuyên ( Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Có rất nhiều khung hình phạt nghiêm khắc dành cho hành vi đua xe trái phép (Ảnh minh họa)
Luật sư trả lời:
Điều 266 Bộ luật Hình sự 2017 quy định rất rõ về tội đua xe trái phép, như sau:
1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 1 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
đ) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
Video đang HOT
e) Tham gia cá cược;
g) Chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông hoặc người có trách nhiệm giải tán cuộc đua xe trái phép;
h) Tại nơi tập trung đông dân cư;
i) Tháo dỡ thiết bị an toàn khỏi phương tiện đua;
k) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:
a) Làm chết 2 người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Làm chết 3 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.
Trường hợp bạn nêu khá chung chung, chưa rõ tình huống cụ thể. Cơ quan pháp luật địa phương sẽ dựa vào quy định trên đây để có chế tài xử phạt nghiêm khắc đối với từng hành vi vi phạm.
Luật sư, Ths. Lê Ngọc Ngọc Hoàng (Trưởng Văn phòng Luật sư Long Tâm; Địa chỉ: Số 4N2 Khu dự án nhà Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội)
Theo anninhthudo
Đánh ghen, bị xử lý như thế nào?
Bạn đọc hỏi: Chị G bạn tôi làm cùng công ty với anh Đ (đã có gia đình). Do tính chất công việc, nên hai người thường đi làm về muộn, dẫn đến vợ anh Đ hiểu lầm, nhiều lần gọi điện thoại đe dọa bạn tôi.
Nghiêm trọng nhất là chị ta cho người đến tận nhà cắt tóc chị G, chửi bới thô tục, tung tin chị G là gái mại dâm và quay clip đánh ghen, đăng lên mạng xã hội Facebook. Xin hỏi luật sư, với hành vi trên, vợ anh Đ có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hoàng Thúy An (Hải Dương)
Đánh ghen, làm nhục người khác hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự
Luật sư trả lời:
Hành vi của vợ anh Đ (tạm gọi là chị A) có dấu hiệu vi phạm pháp luật và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về "Tội làm nhục người khác", quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015.
Tội làm nhục người khác có thể bằng lời nói như sỉ nhục, chửi bới thóa mạ, ... nhằm hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại. Cũng có thể bằng hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông, để bêu rếu đối phương.
"Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:
a) Phạm tội 2 lần trở lên;
b) Đối với 2 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm".
Căn cứ vào quy định trên thì chị A đã đủ cấu thành phạm vào tội làm nhục người khác, nên hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luật sư, Ths.Lê Ngọc Ngọc Hoàng (Trưởng Văn phòng Luật sư Long Tâm; Địa chỉ: Số 4N2 Khu dự án nhà Xuân La, phường Xuân La, quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội)
Theo anninhthudo
Tranh chấp đất tại Phú Quốc, Kiên Giang: Cần được đánh giá khách quan Nhiều năm qua, ông Nghiêm Văn Cư (sinh năm 1930, ngụ ấp Đá Chồng, xã Bãi Thơm, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) liên tục khiếu nại về việc thửa đất ông khai phá được cấp "sổ đỏ" cho người khác. Theo ông Cư, từ năm 1975, gia đình ông đến ấp Đá Chồng khai khẩn thửa đất diện tích khoảng 33.000m2, rồi...