Hình mẫu tiêm chủng của đảo Guam quay cuồng trước làn sóng COVID-19 mới
Từng được ca ngợi là một câu chuyện thành công về tiêm chủng, đảo Guam (Mỹ) đang phải chật vật đối phó với làn sóng COVID-19 mới.
Song các chuyên gia cho rằng tỉ lệ mắc bệnh sẽ còn cao hơn nếu không có vaccine bao phủ.
Dù có tỷ lệ tiêm chủng cao,đảo Guam vẫn ghi nhận số ca COVID-19 tăng đột biến. Ảnh: The Guardian
Theo trang The Guardian (Anh), đảo Guam từng là một trong những khu vực có chiến dịch tiêm chủng thành công nhất nước Mỹ, với gần 90% dân số đã tiêm đủ 2 mũi vaccine. Thậm chí, hòn đảo còn bắt đầu triển khai tiêm chủng cho khách du lịch theo chương trình nghỉ dưỡng vaccine “Air VnV”.
Tuy nhiên, khi làn sóng COVID-19 thứ ba ập đến, số lượng bệnh nhân nhập viện tăng mạnh với tỷ lệ tử vong hàng ngày cao nhất kể từ tháng 3/2020, các bệnh viện đã rơi vào tình trạng quá tải. Bên ngoài bệnh viện Guam Memorial, giới chức y tế đã phải dựng tạm lều bên ngoài khuôn viên để hỗ trợ điều trị cho một lượng lớn bệnh nhân. Cảnh tượng này khiến nhiều người dân trên đảo Guam vô cùng hoang mang.
Trong một đoạn video do chính phủ phát hành nhằm kêu gọi người dân tiêm chủng, Pauline Perez, một y tá tại bệnh viện cho biết: “Chúng tôi không còn chỗ, rất nhiều bệnh nhân COVID-19 đang phải chờ ở bên ngoài. Chúng tôi sử dụng lều y tế màu xanh cho bệnh nhân COVID-19 đã ổn định. Họ cần được bác sĩ kiểm tra nhưng không phải điều trị nữa”.
Ngay cả trước khi đại dịch bùng phát, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Guam đã rất mong manh. Các ca nhiễm biến thể Delta gia tăng đã đẩy hệ thống y tế đến bờ vực sụp đổ. Tuần trước, bệnh viện công đã phải tạm dừng các dịch vụ phẫu thuật tự nguyện để tập trung nguồn lực hạn chế của mình điều trị bệnh nhân COVID-19.
Mai Habib, người phát ngôn của bệnh viện cho biết: “Nhân sự là một vấn đề lớn. Đó là lý do tại sao chúng tôi phải tạm dừng các ca phẫu thuật tự nguyện để điều động thêm nhân viên hỗ trợ điều trị nhiều bệnh nhân hơn.”
Một người dân được tiêm vaccine tại Trung tâm Tiêm chủng UOG Fieldhouse, đảo Guam. Ảnh: The Guardian
Bệnh viện tư nhân Guam Regional Medical City cũng rơi vào tình trạng khó khăn tương tự. Bác sĩ Alexander Wielaard, Giám đốc y tế của bệnh viện nói: “Chúng tôi đang gặp khủng hoảng. Chúng tôi đã chứng kiến số lượng bệnh nhân tăng bất thường”.
Video đang HOT
Sau nhiều tháng ca mắc giảm đều, Guam bất ngờ chứng kiến gần 300 ca mắc chỉ trong vài ngày vào những tuần gần đây. Hòn đảo đã ghi nhận 14.705 trường hợp mắc COVID-19, chiếm 9% trong tổng số 160.000 dân, với 195 ca tử vong.
Bên cạnh đó, kết quả xét nghiệm COVID-19 trong 2 tháng qua đã cho thấy tỷ lệ đáng báo động về các ca nhiễm ở những người đã tiêm chủng (ca nhiễm vượt rào), với 554 trong tổng số 1.765 trường hợp mắc COVID-19 vào tháng 8. Các ca nhiễm vượt rào này chỉ chiếm 31% tổng số ca COVID-19, tỷ lệ cao nhất ở Mỹ và chiếm khoảng 40% số người nhập viện tại hòn đảo này.
Sự gia tăng các ca mắc COVID-19 tại hòn đảo có tỷ lệ tiêm chủng tới 90% đang khiến các chuyên gia bối rối. Cho đến nay, có tới 118.756 người từ 12 tuổi trở lên, chiếm 87,13% dân số của Guam, đã được tiêm chủng đầy đủ. Trong số này có 10.318 cư dân từ 12 đến 17 tuổi.
Tỷ lệ các ca nhiễm vượt rào cũng khiến người dân hoang mang. Dori Leomo, một cư dân ở làng Tamuning, cho biết: “Một trong những đồng nghiệp của tôi đã nhận được kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19. Tôi đã khóc sau khi biết tin. Đây là lần đầu tiên tôi cảm thấy lo lắng. Ngày hôm sau, tất cả mọi người tại nơi làm việc của tôi đều phải đi xét nghiệm. Cảm ơn Chúa, kết quả đã âm tính”.
Khi vẫn còn một số người do dự tiêm chủng, các chuyên gia cảnh báo rằng vaccine đang hoạt động rất tốt trong ngăn chặn các ca nhập viện và tử vong. Nếu những người đã tiêm chủng phải nhập viện, thời gian điều trị của họ ngắn hơn nhiều và bệnh cũng ít nghiêm trọng hơn những người chưa tiêm vaccine.
“Hầu hết những bệnh nhân COVID-19 phải điều trị lâu hơn đều chưa tiêm chủng. Thời gian nằm viện của những người được chủng ngừa trung bình khoảng 2 ngày. Họ chủ yếu là trẻ vị thành niên và sử dụng ít nguồn lực của bệnh viện hơn những người chưa được tiêm chủng”, Tiến sĩ Nathan Berg, người đứng đầu nhóm cố vấn y khoa của thống đốc đảo Guam, cho biết.
Bác sĩ Nathaniel Berg. Ảnh: The Guardian
Các chuyên gia cũng đã đưa ra một số nguyên nhân khiến làn sóng dịch COVID-19 thứ 3 xuất hiện trên đảo.
“Lý do kiến tỷ lệ mắc bệnh tăng cao có thể liên quan đến văn hóa gia đình gần gũi nhau. Bên cạnh đó, tỷ lệ người có bệnh nền cao cũng có thể làm suy yếu hệ miễn dịch,” một bác sĩ trên đảo cho biết. Ngoài ra, các chuyên gia cũng nhận định rằng việc sớm dỡ bỏ các hạn chế là nguyên nhân một phần dẫn đến sự gia tăng các trường hợp mắc COVID-19. Khi dỡ bỏ biện pháp giãn cách xã hội, nhiều người dân trên đảo đã tụ tập tại các đám cưới, đám tang và họ có niềm tin rằng Guam có thể sớm trở lại cuộc sống bình thường dù biến thể Delta tấn công hòn đảo.
Bác sĩ Peter Lombard, một thành viên của nhóm cố vấn y khoa, cho rằng tỷ lệ các ca nhiễm vượt rào cao là do hiệu quả của vaccine giảm dần sau 6 tháng kể từ khi được tiêm chủng.
“Nhìn vào việc phân phối vaccine và số lượng lớn vaccine được cung cấp cho Guam, tôi nghĩ rằng nguyên nhân dịch bệnh tái bùng phát là do có nhiều người dân được tiêm chủng sớm. Hiệu quả của vaccine do vậy đã suy giảm sớm hơn những khu vực khác”, ông nói.
Cả hai bác sĩ Lombard và Berg cũng đồng ý rằng Guam đã được hưởng lợi lớn nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Nếu không có chiến dịch tiêm chủng, số trường hợp nhiễm virus trên đảo sẽ tồi tệ hơn gấp 3 lần.
“Bất chấp sự gia tăng các ca mắc COVID-19 gần đây, nếu nhìn vào tỷ lệ tử vong trong dân số, chúng tôi nhận thấy mình vẫn đang làm tốt và đó là một thành tựu”, ông Berg nói.
Trung Quốc thiết kế siêu vũ khí điện từ có thể vươn tới Guam
Chuyên gia Trung Quốc thiết kế một loại vũ khí siêu vượt âm tầm bắn 3.000 km, có thể bay tới Guam và tạo sóng xung điện từ hủy diệt.
Nhóm chuyên gia tại Học viện Công nghệ Bệ phóng di động Trung Quốc ở Bắc Kinh nêu ý tưởng phát triển một loại vũ khí siêu vượt âm có thể tạo xung điện từ với tầm bắn 3.000 km, tương đương khoảng cách từ bờ biển phía đông Trung Quốc tới đảo Guam của Mỹ.
Mẫu vũ khí siêu vượt âm này có thể đạt tốc độ tối đa Mach 6 (nhanh gấp 6 lần vận tốc âm thanh) và hoàn thành quãng đường 3.000 km trong 25 phút. Khi tới nơi, nó sẽ tạo xung điện từ cường độ cao có khả năng phá hủy toàn bộ hệ thống liên lạc và lưới điện trong vùng ảnh hưởng, song không đe dọa sinh mạng con người.
"Sóng điện từ cực mạnh sẽ đốt cháy các thiết bị điện tử quan trọng thuộc mạng lưới thông tin của đối phương trong bán kính hai km", chuyên gia Sun Zheng và các đồng nghiệp cho biết trong bài viết được đăng trên tạp chí Công nghệ Tên lửa Chiến thuật xuất bản trong tháng 9.
Khí tài có thể là tên lửa siêu vượt âm DF-17 trong một cuộc diễn tập của quân đội Trung Quốc ngày 2/1. Ảnh: CCTV .
Không giống tên lửa đạn đạo, vũ khí xung điện từ siêu vượt âm sẽ bay trong khí quyển để né các hệ thống cánh bảo sớm trong không gian, đồng thời có công nghệ tàng hình chủ động để tránh bị radar phát hiện.
Nhóm nghiên cứu nhận định các loại vũ khí xung điện từ sơ khai dùng đầu đạn hạt nhân để tạo ra sóng xung điện, song điều này hạn chế ứng dụng của chúng. Vũ khí xung điện từ siêu vượt âm sẽ mang đầu đạn nổ thông thường thay vì hạt nhân.
Khi đầu đạn kích nổ, xung lực sẽ nén một nam châm tích điện được gọi là "máy phát điện nén từ thông", có vai trò chuyển đổi năng lượng từ vụ nổ thành các đợt sóng xung điện ngắn cực mạnh.
Một số nước từng phát triển bom xung điện từ dùng đầu đạn thông thường, nhưng chúng thường nặng và cồng kềnh do phải có đủ pin để tích trữ năng lượng cho đợt phát sóng xung điện. Loại bom này thường được thả từ máy bay.
Các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết không quân nước này năm 2017 từng cân nhắc sử dụng một tên lửa hành trình lớn mang đầu đạn xung điện từ để làm tê liệt các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Tuy nhiên, kế hoạch này không được triển khai, một phần do Mỹ lo ngại Triều Tiên có thể phát hiện tên lửa đang bay tới và tung đòn trả đũa hạt nhân.
Nhóm của Sun cho hay vũ khí xung điện từ siêu vượt âm có lợi thế là đối phương không thể phát hiện nó trên đường bay. Khi một vật thể di chuyển với vận tốc cao trong khí quyển, các phân tử không khí bị nhiệt độ cao ion hóa và tạo thành lớp plasma mỏng trên bề mặt vật thể. Lớp plasma này có thể hấp thụ được phần nào tín hiệu radar, giúp tên lửa trở nên tàng hình.
Để đạt được khả năng tàng hình toàn diện, vũ khí xung điện từ siêu vượt âm do nhóm nghiên cứu của Sun thiết kế sẽ chuyển đổi nhiệt độ bên ngoài, thường hơn 1.000C, thành điện năng để cung cấp năng lượng cho các máy phát plasma ở những khu vực khác nhau trong thân tên lửa.
Tên lửa siêu vượt âm DF-17 trong lễ duyệt binh tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10/2019. Ảnh: PLA .
Một chuyên gia trong lĩnh vực siêu vượt âm ở Nam Kinh cho biết ý tưởng này có thể khả thi, do công nghệ chuyển đổi nhiệt để tạo plasma được ứng dụng cho việc giảm lực cản hoặc kiểm soát đường bay cho các phương tiện siêu vượt âm.
Nhóm nghiên cứu của Sun cho biết để có trọng lượng nhẹ nhằm đạt khả năng di chuyển với vận tốc siêu vượt âm, vũ khí xung điện từ do họ thiết kế sẽ không mang bất cứ loại pin nào. Thay vào đó, vũ khí sẽ sử dụng siêu tụ điện với khả năng tích tụ năng lượng gấp 20 lần so với pin. Các tụ điện này sẽ được sạc khi vũ khí đang bay bằng máy chuyển đổi nhiệt thành điện.
"Siêu tụ điện có thể giải phóng 95% năng lượng trong 10 giây, phù hợp với việc phóng điện tức thời để gây thiệt hại bằng xung điện từ", nhóm nghiên cứu cho biết. "Vũ khí xung điện từ tàng hình chủ động chủ yếu vận hành trên cơ sở tái tạo năng lượng và phù hợp với xu thế phát triển hiện tại của chiến tranh chớp nhoáng, đối đầu mạnh và hủy hoại toàn phần hệ thống thông tin đối phương".
Vũ khí xung điện từ siêu vượt âm vẫn còn ở giai đoạn khái niệm. Tuy nhiên, nhóm chuyên gia của Sun tin rằng với các thiết bị và công nghệ thử nghiệm liên tục xuất hiện, vũ khí xung điện từ siêu vượt âm có thể đóng vai trò cơ bản trong các hệ thống vũ khí thế hệ tiếp theo của Trung Quốc.
Oanh tạc cơ B-52 trở lại Ấn Độ Dương Thái Bình Dương làm nhiệm vụ 'răn đe' Căn cứ Không quân Andersen cho biết 4 máy bay B-52 trở lại căn cứ ở Guam hôm 28/1 nhằm thực hiện nhiệm vụ răn đe trong khu vực. Căn cứ Không quân Andersen cho biết 4 máy bay ném bom B-52 Stratofortress của Mỹ đã trở lại Guam sau 3 năm vắng bóng, nhằm thực hiện các nhiệm vụ răn đe ở...