Hình hài của tình yêu
Người ta nói, cha mẹ nào mà chẳng yêu thương con. Nhưng, hình hài của tình yêu như thế nào không phải ai cũng biết.
Kết quả là biết bao cha mẹ đã lầm đường lạc lối trong mê cung của yêu thương.
Mẹ tôi kể, bà ngoại là một người phụ nữ chiều con tới mức, dù gia đình thuần nông, mẹ tôi 17 tuổi vẫn chưa biết làm gì ngoài chăm em. Bà mất khi mới hơn 40, để lại 5 đứa con, mẹ tôi lớn nhất 17 tuổi, dì út tôi 7 tuổi, không ai biết làm nông nghiệp. Cô ruột của mẹ tôi khi ấy thay chị dâu dạy cháu, cầm tay chỉ việc cho mẹ tôi từ trồng trọt cấy hái, thu hoạch, đi chợ, làm mắm, nấu cơm.
Năm chị em nhà mẹ tôi đùm bọc nhau lớn lên, lấy vợ lấy chồng sinh con đẻ cái, rồi bằng cách nào đó đều nối tiếp truyền thống chiều con của bà ngoại tôi như thể thói quen từ tâm thức. Mẹ tôi sinh ra tôi, các cậu các dì tôi sinh ra 5 cô con gái nữa. Sáu chị em họ tôi đều được bao bọc, yêu chiều, được đầu tư cho học hành dù cha mẹ không dư dả gì. Câu cửa miệng của mẹ tôi, dì tôi và các cậu tôi là “bố/mẹ yêu con”. Mặc dầu vậy, chúng tôi không ai hư hỏng, chơi bời. Đứa nào cũng học hành chỉn chu, tự lập, chủ động trong cuộc sống, ít khi làm cha mẹ lo lắng phiền não về mình.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Có thể do duyên lành đã mang chúng tôi tới với cha mẹ mình vì mối nợ ân tình từ kiếp trước. Hoặc cũng có thể do được yêu thương quá mà chúng tôi không bao giờ nỡ để cha mẹ phải rơi nước mắt vì chúng tôi.
Tình yêu ấy như bó đuốc soi đường cho chúng tôi đi, như ngọn hải đăng sừng sững vững chãi bên bờ biển để chúng tôi hướng về, như bóng cây thâm trầm để chúng tôi nép mình trú ẩn sau những giông bão cuộc đời. Cứ mỗi khi chúng tôi vấp ngã, người mà chúng tôi nghĩ đến chính là cha mẹ của mình. Bởi chúng tôi biết, dù mình đúng hay sai, cha mẹ vẫn dang rộng vòng tay vỗ về an ủi, thậm chí bênh vực và thiên vị chúng tôi theo cách vô lý nhất.
Công việc khiến tôi tiếp xúc và tham vấn với nhiều người chịu tổn thương từ gia đình. Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau: người bị bạo hành thể xác, người bị kiểm soát áp đặt, người bị bao bọc đến nghẹt thở… Nhưng, họ luôn có một điểm chung là không được cha mẹ nói lời yêu thương.
Tôi từng đứng giữa ngã tư của mê cung dạy con. Đủ thứ phương pháp Nhật, Mỹ, Trung, Do Thái, kỷ luật không nước mắt lẫn đệ tử quy. Các phương pháp đối chọi nhau, thậm chí đả kích nhau, nhưng chung quy lại thì cùng bám vào một chiếc mỏ neo mang tên yêu thương. Nhưng giữa yêu thương và biểu hiện yêu thương luôn là một khoảng cách. Cha mẹ nào chẳng yêu thương con, nhưng bày tỏ tình yêu ấy như thế nào thì không ít cha mẹ hoang mang. Và rất nhiều người đã lạc lối, sai đường, để lại những vết sẹo không bao giờ có thể chữa lành trong tâm trí con trẻ.
Mẹ tôi và các anh chị em của mình chưa từng tiếp cận bất kỳ phương pháp dạy con nào. Họ dạy chúng tôi bằng bản năng của tình yêu, thứ tình yêu mà bà ngoại tôi đã dành cho các con từ lúc hoài thai tới ngày bà đoản mệnh.
Tôi thường ngẫm nghĩ, phải chăng vì cha mẹ của chúng tôi đã được yêu thương đầy đủ nên họ cũng biết cách yêu thương đầy đủ con cái của mình mà chẳng cần phải dụng công? Cũng nhờ tình yêu của họ mà chúng tôi biết được hình hài của yêu thương. Yêu thương thực ra đơn giản vô cùng, đó là thấu hiểu và ở bên. Khi có thấu hiểu và ở bên, kỷ luật hay chiều chuộng chỉ đơn thuần là công cụ phụ trợ mà thôi.
Bất lực khi không thể cứu cô ruột khỏi người chồng tệ
Cô tôi là con út trong gia đình thuần nông, nhà nghèo nên cô không học cao mà lấy chồng khi ngoài 20 tuổi.
Cô không xinh đẹp nhưng ưa nhìn, nhanh nhẹn, ngoan ngoãn, biết cách đối xử. Chú lao động chân tay, hồi mới cưới nghe ông bà tôi kể thì chú cũng chu đáo, yêu chiều vợ. Tôi thường ngủ cùng cô những khi chú đi làm xa nhà, khi đó tôi mới 5, 6 tuổi. Tôi vẫn đi bộ cùng cô đến bưu điện xã để nghe chú gọi về, đường rải đá dăm, đôi dép quá khổ thi thoảng trượt khỏi chân mà tôi vẫn háo hức.
Một lần, năm tôi lớp 7 đã chứng kiến những điều chưa từng thấy khi đến nhà cô lấy đồ. Cô ngồi co ro ở góc bếp, không điện, chỉ có ánh trăng hè rọi qua khung cửa, vừa khóc vừa lau nước mắt, hai tay ôm lấy đôi chân. Dáng vẻ ấy in hằn trong tôi suốt những năm tháng sau này, mỗi lần nghĩ đến lại đau tái lòng. Chúng tôi ở đó mà chú vẫn nhảy vào tát cô, ấn đầu xuống đất kèm những lời chửi rủa thô tục, ném hết đồ xuống ao. Tôi xót xa, vừa khóc vừa chửi chú. Chú định lao vào đánh tôi nhưng may có người ngăn cản. Kể từ đó là chuỗi ký ức đau buồn về gia đình cô mà tôi luôn là người chứng kiến.
Người ta nói "nhìn mặt mà bắt hình dong", chú không ưa nhìn, tướng không tốt đẹp. Bố và anh trai của chú thường xuyên đánh vợ, có khi đánh gãy tay, còn sứt đầu mẻ trán hay thâm tím là chuyện bình thường. Không biết bệnh vũ phu này có phải do gen di truyền? Khi chú trở về quê làm ăn, nhận được nhiều việc hơn, nhà cửa khang trang đẹp đẽ, kinh tế đi lên; có điều tính xấu xa, vũ phu ngày càng thể hiện. Trong cách giao tiếp với người ngoài thì chú rất bình thường, hầu như không bao giờ mâu thuẫn với ai, trái lại còn được đánh giá cao về sự nhanh nhẹn.
Trước đây, mâu thuẫn to hay nhỏ trong nhà cô đều giấu, sợ ông bà lo lắng và xấu hổ với hàng xóm. Chú chửi cô suốt ngày đêm, đi làm cùng nhau cũng chửi, ăn cơm hay khi ngủ cũng vậy, uống rượu xong cũng chửi và không uống rượu cũng thế. Chú chửi đến khi nào buồn ngủ thì thôi, mà nửa đêm tỉnh ngủ lại tiếp tục. Nếu cô nói lại sẽ bị coi là cãi và chú lại đánh. Còn cô không nói lại thì chú cho rằng khinh không trả lời, cũng bị đánh. Dẫu biết vợ chồng có khi "cơm không lành, canh không ngọt" nhưng đây toàn lý do trên trời dưới đất, không thể hiểu nổi, như chú không thích ai là về nhà chửi, nhiều thành quen miệng, đánh nhiều thành quen tay. Có khi cô bị tát rách cả miệng, mẹ tôi phải chở đi nằm viện mấy ngày.
Mỗi năm cô bị đánh đôi ba trận to, tức là phải chạy thoát thân, bỏ đi vài ngày, nếu không có thể bỏ mạng. Những lần đó, tôi đều kêu cô viết đơn ly dị, để con lại và đi làm ăn xa, "hổ dữ không ăn thịt con". Vậy mà có lần chú tuyên bố nếu cô không về thì hai đứa con sẽ chết, chú mua can xăng 5 lít và mang quần áo cùng con cột giữa sân. Vậy là việc bỏ đi xa của cô chẳng bao giờ thành.
Còn rất nhiều chuyện tôi không thể viết ra, nói chung là kinh khủng. Giữa thời hiện đại như này, nhắm mắt lại tôi cũng không tưởng tượng được người thân của mình bị hành hạ đến mức "thừa sống thiếu chết" như vậy. Cô sống bây giờ cũng để mong con khôn lớn, có nơi có chốn chứ thiết gì phần đời còn lại đâu. Đã 2/3 cuộc đời trôi đi không hạnh phúc, bị đòn roi, những ám ảnh sợ hãi mỗi khi bước về ngôi nhà đó, giờ chỉ mong phần đời còn lại được sống yên ổn nhưng với tình trạng này rất khó.
Biết tin cô bị đánh lòng tôi đau như cắt, có những đêm day dứt thương cô không thể ngủ được. Tôi đã lên mạng, tìm hiểu về căn bệnh đa nhân cách, đi hỏi bác sĩ tâm lý hay cả bác sĩ tâm thần, định bụng nghĩ cách để đưa chú đi khám mà không có cách nào cả. Tôi bất lực khi không thể cứu cô và các em. Mong quý độc giả chia sẻ cùng tôi.
Thu nhập năm gần 50 tỷ mà thường nghĩ đến cái chết Tôi 27 tuổi, là nữ. Những ngày gần đây tôi thường nghĩ nhiều hơn đến cái chết như một sự giải thoát cho chính mình, cho sự yếu đuối, lừa dối của bản thân. Tôi sinh ra trong gia đình thuần nông. Quê tôi rất nghèo, đại học là một điều xa xỉ đối với những đứa trẻ ngày ấy. Bố mẹ mất...