Hình dạng ngón tay nói lên tính cách của bạn
Đầu ngón tay rộng, loe ra: Bạn thích sự độc đáo và xem thường sự rập khuôn theo thói quen máy móc.
Theo Realsimple, mỗi ngón tay có ý nghĩa riêng, phác họa tính cách và sở trường của một con người. Mỗi người có một ngón tay “mạnh” và những ngón “yếu” cho thấy bạn giỏi và yếu ở lĩnh vực nào. Ngón tay mạnh sẽ là ngón tay đặc biệt của bạn, đôi khi nó thể hiện cả đặc điểm tính cách bạn.
Ảnh minh họa: RS.
Sau đây là đặc tính được ấn định tương ứng với mỗi ngón tay:
Ngón tay cái: Dẫn đến thành công.
Ngón trỏ: Quyền lực, sức mạnh, tầm nhìn và sự ảnh hưởng.
Ngón giữa: Trách nhiệm, hiệu quả, an toàn, sự phát triển và sự khôn ngoan.
Ngón nhẫn: Sự sáng tạo, tính thể hiện bản thân, và sự mong mỏi được chú ý, được nổi bật.
Ngón út: Phong cách, giỏi giao tiếp.
Làm sao biết ngón tay nào của mình “mạnh” và ngón tay nào “yếu”?
Video đang HOT
Hãy quan sát: Ngón tay nào uốn cong, vẹo, nghiêng về phía ngón tay khác, hoặc cong về phía trước, hoặc có chỗ nào đó không được bình thường thì là ngón yếu. Còn nếu ngón tay thẳng, dài đó là ngón mạnh.
Hình dáng của đầu ngón tay cho biết điều gì?
Đầu ngón tay tròn: Bạn mong muốn sự hòa hợp, tránh xung đột bất hòa.
Đầu ngón tay vuông: Bạn thích mọi thứ rõ ràng, không mơ hồ.
Đầu ngón tay rộng, loe ra: Bạn thích sự độc đáo và xem thường sự rập khuôn theo thói quen máy móc.
Đầu ngón tay nhọn: Bạn lảng tránh thực tế thích theo đuổi những thứ bất thường và huyền bí.
Bạn biết gì qua khoảng cách giữa các ngón tay?
Đặt tay bạn một cách tự nhiên lên mặt phẳng, hoặc giữ chúng thoải mái trong không trung:
- Nếu khoảng cách giữa các ngón tay của bạn rộng thì có nghĩa bạn là người độc lập, cởi mở để có những khám phá mới.
- Nếu chúng khít nhau, bạn là người thận trọng, rất cẩn thận, và khép kín.
- Nếu ngón giữa và ngón đeo nhẫn cách xa nhau, bạn là người không dễ dàng gì bị ảnh hưởng bởi dư luận.
- Nếu chúng gần nhau, bạn có xu hướng bị ảnh hưởng của xã hội và khá là nguyên tắc.
Đối với ngón út và ngón nhẫn, nếu khoảng cách giữa chúng rộng là dấu hiệu cho thấy bạn hay né tránh những chuyện quan trọng. Còn nếu khoảng cách trung bình (so sánh với bạn bè người thân của mình), điều đó có nghĩa bạn là người có suy nghĩ độc lập.
Theo VNE
Hút mỡ: Những điều chưa biết
Hút mỡ là phương pháp phổ biến từ những năm 60 của thế kỷ XX, thực hiện bằng cách đưa ống hút vào vùng mỡ xác định lấy ra khối mỡ dư.
Ảnh minh họa: internet
Mục đích là phục hồi vòng 2 sau sinh, lấy lại độ thon gọn và săn chắc; lấy bớt mỡ thừa sau mang thai; khắc phục tình trạng da chảy xệ, rạn nứt; tạo nguồn nguyên liệu cho cải thiện các vết nhăn, nám, khuyết xương, sẹo lõm; nguồn nguyên liệu thay thế cho chất làm đầy; nguồn tạo ra tế bào gốc nhanh và nhiều nhất so với tế bào máu cuống rốn, tủy xương...
Tuy nhiên, đi cùng tiến trình hút mỡ là một quy trình bắt buộc mà người đi thực hiện cần biết, gồm:
1. Khám và giải thích cho bệnh nhân rõ: hút mỡ khác với giảm cân, vì:
Có hai vùng mỡ trong cơ thể: mỡ dưới da và mỡ bao quanh các tạng (mỡ sa), mỡ sa có khối lượng gấp ba lần mỡ dưới da.
- Hút mỡ: là lấy đi phần mỡ thừa ở dưới da vùng bụng, đùi, lưng, cánh tay nhằm tái lập hình dáng cơ thể, chứ không lấy mỡ quanh các tạng.
- Giảm cân: là phẫu thuật can thiệp làm teo nhỏ dạ dày hoặc tăng thể tích dạ dày giả tạo, tạo cảm giác no.
Như vậy, cần giải thích cho bệnh nhân mục đích của hút mỡ là chỉ tạo hình dáng thon thả trở lại chocân đối.
2. Mỡ hút ra có thể lưu trữ qua ngân hàng mô. Việc nuôi cấy này có thể phục vụ cho chính bệnh nhânvề sau.
3. KHÔNG nên hút mỡ quá nhiều trong một lần mà NÊN hút nhiều lần.
4. Thực hiện xét nghiệm nhằm xác định: bệnh nhân đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật hút mỡ: chức năng gan, thận, tim, phổi, các bệnh nhiễm trùng. Nếu có những bệnh này dễ biến chứng về sau như chảy máu, tắc mạch do mỡ, ngưng tim, suyhô hấp...
5. Phẫu thuật bắt buộc tiến hành tại bệnh viện có phòng mổ có thể:
Gây tê - tiền mê: có lợi hơn gây mê, bởi vì cơ không bị nhão nên việc hút mỡ không xuyên qua cơ, hạn chế tai biến.
Gây mê: dễ tắc mạch. Bác sĩ chọn phương pháp này vì nó làm bệnh nhân không cảm giác đau, dễ làm nhưng đẩy nguy cơ về phía bệnh nhân nhiều hơn.
Khối lượng mỡ hút ra không quá 1/25 đến 1/30 trọng lượng cơ thể. Nếu vượt quá sẽ gây rối loạn điện giải (natri, kali, canxi...) dẫn đến khó thở, tức ngực, dẫn đến triệu chứng tim, phổi, cân bằng toan-kiềm nội gây tử vong.
6. Nếu kết hợp với bơm mỡ thì mỡ thừa được hút ra phải được xử lý qua máy ly tâm lạnh, quay với tốc độ 2.500 - 3.500 vòng/một phút.
Mỡ khi muốn chuyển lên làm đầy cho ngực, mông thì mỗi bên nhận không vượt quá 80ml mỡ hạt. Nếu nhận hơn số lượng sẽ gây hoại tử, dẫn đến nhiễm trùng, vón cục...
Tuy nhiên, dù có những xét nghiệm kỹ lưỡng vẫn có những nguy cơ như chảy máu, tắc mạch do mỡ, nhiễm trùng, rối loạn... có khả năng dẫn đến tử vong, vì thế buộc phải thực hiện ở bệnh viện mới có phương tiện hồi sức cấp cứu.
Theo Alobacsi
Siêu máy bay Dreamliner bị lở một mảng thân khi đang bay Một chiếc Boeing 787 của hãng hàng không Ấn Độ vừa gặp một trục trặc hiếm có khi hạ cánh với một tấm chắn lớn ở dưới bụng bị rơi mất trong lúc bay. Dù khoảng trống...to như chiếc giường trên thân, các phi công không hề hay biết sau khi hạ cánh. Theo tờ Thời báo Ấn Độ, vụ việc xảy ra...