Hình ảnh vỡ đập kinh hoàng ở Brazil
Sự cố vỡ đập hồ chứa nước thải tại một khu mỏ quặng sắt ở Brazil đã khiến ít nhất 17 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích.
Sự cố vỡ đập hồ chứa nước thải tại khu mỏ quặng sắt thuộc sở hữu của tập đoàn Vale và BHP Billiton xảy ra vào ngày 6/11, khiến nước thải và lũ bùn tràn vào thị trấn Bento Rodrigues, Brazil.
Cây cối bao phủ bởi lớp bùn sau sự cố vỡ đập. Truyền thông địa phương dẫn lời giới chức ở thành phố Mariana cho hay có tới 80% diện tích Bento Rodrigues chìm trong bùn.
Người công nhân đang cố cứu một chú ngựa bị ngập sâu trong lớp bùn.
Quang cảnh thị trấn Bento Rodrigues ngày 6/11.
Video đang HOT
Chiếc ô tô buộc phải quay đầu vì con đường đã đã bị lớp bùn phong tỏa.
Lực lượng cứu hỏa địa phương xác nhận ít nhất đã có 17 người thiệt mạng, hơn 50 người bị thương và số người mất tích lên đến hơn 40 người sau thảm họa vỡ đập.
Lực lượng cứu hộ đang kéo một chú ngựa bị mắc kẹt trong bùng ở thị trấn Bento Rodrigues.
Khung cảnh tiêu điều ở thị trấn Bento Rodrigues.
Một gia đình phải sơ tán sau sự cố vỡ đập ngày 6/11.
Lũ bùn tràn ngập ở Mariana.
Nhiều tòa nhà bị bao phủ bởi lớp bùn dày.
Một chuyên gia thuộc Ủy ban Quản lý đập của Brazil cho hay đây “có thể là sự cố vỡ đập nghiêm trọng nhất trong lịch sử Brazil”.
Theo_Kiến Thức
Mexico: Nhà thờ 400 tuổi bỗng nổi lên từ hồ chứa nước
Các di tích của một nhà thờ do người Tây Ban Nha xây dựng đã nổi lên bất ngờ ở một hồ chứa nước phía Nam Mexico. Hiện tại, các ngư dân địa phương đang tận dụng những tàn tích này bằng cách vận chuyển du khách hiếu kỳ đến gần những bức tường để tham quan.
Nhà thờ do người Tây Ban Nha xây dựng từ thế kỷ 16, bị ngập sâu xuống lòng hồ từ năm 1966.
Được biết, nhà thờ này thuộc bang Chiapas, bị ngập sâu xuống lòng hồ từ năm 1966. Bây giờ, do hạn hán kéo dài, mực nước sụt giảm nghiêm trọng nên nhà thờ lại nổi lên trên mặt nước.
Công trình tôn giáo này có niên đại khoảng 400 năm tuổi, hiện tại không còn mái che, chỉ còn những bức tường cao tới 10m, dài 61m và khu vực sảnh rộng đến 14m.
Ngư dân địa phương đang tận dụng các tàn tích bằng cách chở du khách ra tham quan.
Kiến trúc sư Carlos Navarrete, người đã nghiên cứu và đưa ra báo cáo về việc xây dựng nhà thờ này cho biết: "Giáo hội đã bị bỏ hoang vào những năm 1773 đến 1776 do các tai vạ lớn."
Vụ việc có liên quan đến một nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Tây Ban Nha, cụ thể là Friar Bartolome de las Casas, người đã đến các địa phương Quechala trong giữa thế kỷ thứ 16 với một nhóm các nhà sư để xây dựng nhà thờ.
Nhà thờ vẫn được sử dụng trong thế kỷ 20 cho đến khi bị ngập sâu xuống dòng nước.
Bartolome de las Casas là Giám mục đầu tiên của Chiapas và người đi tiên phong trong việc hỗ trợ áp đặt chế độ thực dân và nô dịch tới người da đỏ bản địa ở khu vực này. Tuy nhiên, trong những năm sau đó, ông lại chuyển sang ủng hộ mạnh mẽ cho việc bãi bỏ chế độ nô lệ, cả tại Chiapas và tòa án Tây Ban Nha của vua Charles V.
Casas đã cố gắng để đưa ra dự thảo những luật lệ mới được thông qua năm 1542, giảm bớt rất nhiều những hà khắc của chế độ nô lệ ở Peru. Vua Charles đã phải nhượng bộ và loại bỏ một số trong những khía cạnh quan trọng nhất của pháp luật. Nhà thờ này vẫn được sử dụng trong thế kỷ 20.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Independen
Theo DSPL
Bí quyết để Singapore biến nước thải, nước biển thành nước uống Là một trong những quốc gia có mật độ đông dân nhất thế giới hiện nay, Singapore đã thực hiện nhiều biện pháp thần kỳ nhằm tái tạo nguồn nước sạch hằng ngày, theo Reuters. Vịnh Marina, khu vực thương mại của Singapore - Ảnh: Reuters Tư lưu trư tưng giot mưa... 50 năm trước, Singapore đã phải hạn chế dùng nước sạch....