Hình ảnh tuyệt đẹp về niềm vui trẻ thơ
Bất kể ở đâu, trong hoàn cảnh nào, trẻ em luôn có cách để tìm thấy niềm vui. Trí tưởng tượng kỳ diệu khiến tuổi thơ luôn có những khoảnh khắc thần tiên tuyệt đẹp.
Các nhà giáo dục đang ngày càng lo sợ sự phát triển của công nghệ sẽ lấy đi những niềm vui hồn nhiên của trẻ, khiến trẻ đánh mất sợi dây kết nối với thế giới thiên nhiên, với những hoạt động làm giàu tính sáng tạo.
Có những điều mà một ứng dụng cho trẻ em dù được thiết kế thông minh đến mấy cũng không thể sánh bằng một ngày chơi đùa, lấm lem đất cát hoặc đơn giản là chạy theo, đuổi bắt những chú bướm trên một cánh đồng cỏ.
Những đứa trẻ trong những bức hình dưới đây trông thật hạnh phúc với những trò chơi giản dị của riêng các em:
Hai em bé người dân tộc ở vùng núi phía Bắc Việt Nam.
Hai cậu bé chăn trâu người Indonesia.
Cùng nhau tắm mát.
Những em bé Indonesia chơi cà kheo.
Tắm mưa.
Một em bé người Nga đang ngồi câu cá với chiếc cần tí hon.
Hai người bạn nhỏ.
Một trò chơi khó gọi tên của những em nhỏ ở Burkina Faso.
Video đang HOT
Những chú tiểu người Myanmar cũng rất ham mê đá bóng.
Chiếc thùng phi này đem lại niềm vui cho những cậu bé người Tajikistan không khác nào một bể bơi khổng lồ.
Xe đua tự chế của hai cậu bé người Ấn Độ.
Lễ hội mùa xuân ở Ấn Độ.
Một món đồ chơi tự tạo.
Không có bóng, những em bé người Ghana chuyển sang đá thùng các-tông.
Hai cô bé người Estonia đang trượt tuyết.
Hai cậu bé người Thái Lan ngồi câu cá trong trưa nắng hè.
Những chú tiểu người Thái Lan.
Tuổi thơ “ngất ngưởng” trên lưng trâu.
Những em bé ở Nam Phi.
Một cỗ xe tự chế.
Trẻ em Peru đá bóng trong “biển vàng”.
Những cậu bé thổ dân người Ethiopia đi cà kheo.
Những trẻ em người Ý háo hức trước sự diệu kỳ của bong bóng lấp lánh khổng lồ.
Một khoảnh khắc đẹp của trẻ em Israel.
Hai em bé người Mỹ.
Trẻ em Indonesia.
“Vầy nước” là sở thích chung của trẻ em.
“Rồng rắn” qua cầu.
Thiết bị công nghệ hiện đại đến mấy cũng khó lòng đem lại niềm vui sảng khoái như thế này.
Những cậu bé người Uganda.
Trẻ em ở Romania.
Một cậu bé Nga.
Bích Ngọc
Theo Dantri/ Bored Panda
Sợ lao động khổ sai, thuyền viên Thái Lan nhảy xuống biển
Nghe bạn thuyền kể câu chuyện kinh hoàng, một thuyền viên người Thái Lan ôm can nhựa nhảy xuống biển bỏ trốn, may mắn được ngư dân Việt Nam cứu sống.
Thuyền viên Tha Quăn Chăm Ba Thon
Chiều 26/6, trung tá Nguyễn Quốc Doanh, Đồn trưởng Đồn biên phòng Sông Đốc (tỉnh Cà Mau) cho biết sức khỏe của thuyền viên Tha Quăn Chăm Ba Thon (người Thái Lan) hiện khá tốt. Phía Đồn biên phòng Sông Đốc đang làm các thủ tục để sớm hỗ trợ Tha Quăn Chăm Ba Thon trở về nước, đoàn tụ cùng gia đình.
Trước đó, qua thông dịch viên, Tha Quăn Chăm Ba Thon cho biết, anh có vợ và 2 con ở quê nhà (xã Xỉ Buông Luôn, huyện Xỉ Buông Luông, tỉnh Nóng Buông Lâm Phu, Thái Lan). Do gia cảnh khó khăn nên anh làm thuê cho một tàu cá của Thái Lan.
Sau 10 ngày ra khơi, tàu cá đến khu vực biển chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia để khai thác cá. Tại đây, anh nghe bạn cùng tàu tiết lộ "cả nhóm đã bị bán xuống tàu, nếu ai không chịu làm cật lực sẽ bị thuyền trưởng bắn chết rồi quăng xuống biển cho cá ăn thịt" (?). Quá hoảng sợ khi nghe câu chuyện này, lợi dụng lúc thuyền trưởng mất cảnh giác, Ba Thon ôm theo can nhựa nhảy xuống biển với hy vọng "sống sót để còn gặp mặt vợ con".
Sau gần một ngày lên đênh trên biển, chiều 20/6 vừa qua, Tha Quăn Chăm Ba Thon may mắn được tàu cá Kim Ngân cứu vớt. Sau đó Tha Quăn Chăm Ba Thon được tàu cá này chuyển sang tàu cá BT 93167 TS do anh Nguyễn Văn Tuấn (27 tuổi, huyện Ba Tri, Bến Tre) làm thuyền trưởng để hỗ trợ đưa vào bờ.
Ngay khi tiếp nhận, thuyền trưởng Tuấn cho tàu đi vào đất liền bàn giao thuyền viên người Thái Lan cho Đồn biên phòng Sông Đốc.
Trung tá Nguyễn Quốc Doanh cho biết, ngoài việc chăm sóc nhân đạo, cán bộ Đồn biên phòng Sông Đốc xác minh, làm rõ rõ danh tính cũng như gia cảnh ngặt nghèo của Tha Quăn Chăm Ba Thon.
Theo Khampha
Trung Quốc cho thấy họ đang thiếu trách nhiệm Ông Renato De Catro một học giả thuộc Đại học De la Salle của Philippines, tại buổi trao đổi với báo giới trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế: "Hoàng Sa-Trường Sa: Sự thật lịch sử" diễn ra tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 19 đến 21-6-2014, đã phân tích khía cạnh sức mạnh của công luận quốc tế trong vụ việc...