Hình ảnh thực tế concept siêu xe điện MG Cyberster
MG Cyberster có khả năng tăng tốc 0-100 km/h dưới 3 giây và phạm vi di chuyển đạt 800 km khi sạc đầy pin.
MG vừa hé lộ ảnh thực tế của concept siêu xe điện Cyberster. Thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật của MG Cyberster sẽ được công bố tại Triển lãm Ôtô Thượng Hải 2021 diễn ra vào ngày 21/4 tới đây.
MG cho biết Cyberster có thiết kế lấy cảm hứng từ mẫu xe cổ điển MGB Roadster và được bổ sung nhiều chi tiết mang “hơi thở” tương lai. Mặt ca-lăng được tạo hình mềm mại, mở rộng hết phần đầu xe và có 2 hốc hút gió. Trong khi đó, đèn chiếu sáng là kiểu pop-up ẩn vào đầu xe.
Đuôi xe có điểm nhấn là cụm đèn hậu LED cách điệu từ cờ Anh quốc. Đi cùng đó là cánh lướt gió và bộ khuếch tán không khí dưới gầm, giúp tăng tính khí động học cho MG Cyberster khi vận hành.
Thân xe của mẫu coupe mui trần có các đường nét mềm mại. Hai bên được lắp chi tiết hướng gió, kết hợp với bộ mâm cách điệu dạng cánh quạt giúp tăng vẻ thể thao cho Cyberster.
Video đang HOT
Được phát triển trên nền tảng xe điện mới, MG cho biết Cyberster có khả năng tăng tốc 0-100 km/h chưa đến 3 giây. Khi sạc đầy pin, xe có thể di chuyển khoảng 800 km (500 dặm).
Khoang lái của MG Cyberster mang phong cách hiện đại với 2 vị trí ngồi tách biệt bởi cụm điều khiển trung tâm chữ T. Không có nút bấm vật lý, toàn bộ chức năng trên xe được tích hợp trong màn hình cảm ứng.
Vô-lăng được thiết kế trông giống như tay cầm của máy chơi game với 2 cụm nút điều hướng cảm ứng, đi cùng 2 lẫy chuyển số thể thao. Bảng đồng hồ tốc độ là loại kỹ thuật số hoàn toàn và được uốn cong theo không gian của bảng tablo.
3 mẫu siêu xe điện tăng tốc nhanh nhất thế giới
Các mẫu siêu xe điện tăng tốc nhanh nhất thế giới có giá từ 200.000 USD đến 3,5 triệu USD.
Ở giai đoạn đầu của kỷ nguyên xe điện, phương tiện này chỉ gây ấn tượng với việc không sử dụng động cơ đốt trong, thân thiện với môi trường. Lâu dần, các hãng xe tận dụng ưu điểm gọn nhẹ, không có độ trễ của động cơ điện để tạo ra những mẫu xe hiệu suất cao, không thua kém các mẫu siêu xe sử dụng động cơ đốt trong.
Tesla Roadster - 1,9 giây: Gần đây, CEO Elon Musk của Tesla thông báo hãng này đã hoàn thiện các công đoạn kỹ thuật của Roadster - siêu xe điện của hãng. Chiếc siêu xe 4 cửa được cung cấp sức mạnh bởi 3 động cơ điện cho ra mô-men xoắn lên đến 10.000 Nm trong khi công suất không được tiết lộ. Tuy nhiên, chắc chắn là công suất của Tesla Roadster sẽ lớn hơn 1.000 mã lực.
Đi kèm hệ dẫn động 4 bánh, Tesla Roadster có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 1,9 giây và tốc độ tối đa đạt 402 km/h. Hiệu suất của Tesla Roadster nhỉnh hơn cả "ông hoàng tốc độ" Bugatti Chiron Pur Sport dù mức giá thấp hơn khá nhiều - 200.000 USD.
Với gói pin 200 kWh, Tesla Roadster có thể di chuyển quãng đường tối đa lên đến 998 km trong một lần sạc. Theo kế hoạch ban đầu, Tesla chỉ sản xuất 1.000 chiếc Roadster.
Rimac C_Two - 1,85 giây: Được giới thiệu vào năm 2018, C_Two là mẫu hypercar thứ 2 của hãng Rimac, sau Concept One. Rimac C_Two sở hữu thiết kế không quá cực đoan hoặc mang hơi hướm của tương lai. Thay vào đó, siêu xe điện mang nhiều cảm hứng thiết kế từ các mẫu siêu xe thập niên 2000 như McLaren F1.
Thân và mui xe của C_Two được làm bằng sợi carbon với cấu trúc hấp thụ lực va chạm. Xe có kiểu dáng khí động học chủ động giúp tối ưu việc làm mát và khả năng giảm tốc khi cần. Hệ số lực cản của C_Two chỉ ở mức 0,28.
Theo công bố của Rimac, C_Two đạt mức công suất lên đến 1.914 mã lực, giúp xe dễ dàng chạm mốc 100 km/h sau chỉ 1,85 giây, tốc độ tối đa 415 km/h. Với gói pin 120 kWh, C_Two có phạm vi hoạt động tối đa 650 km. Bộ sạc nhanh giúp siêu xe sạc đến 80% dung lượng pin chỉ sau 30 phút. Rimac chỉ sản xuất 150 chiếc C_Two tại nhà máy Veliko Trgovisce ở Croatia.
Aspark Owl - 1,72 giây: Giới thiệu lần đầu vào năm 2017, Aspark Owl là hypercar chạy điện đầu tiên của Nhật Bản. Ngoài ra, Owl còn giữ vị trí mẫu xe điện tăng tốc nhanh nhất thế giới trong 4 năm liền. Cung cấp sức mạnh cho xe là 4 động cơ điện, sản sinh tổng công suất 1.985 mã lực, giúp tăng tốc 0-100 km/h trong 1,72 giây. Ở giai đoạn đầu, thời gian tăng tốc của Owl là 1,92 giây và được rút ngắn dần xuống đến 1,72 giây.
Với gói pin 64 kWh, Aspark Owl có phạm vi hoạt động 450 km cho mỗi lần sạc và tốc độ tối đa đạt được là 400 km/h. Aspark Owl mang kiểu dáng đậm chất hypercar với thân xe uốn lượn mềm mại, gầm hạ sát mặt đất, đầu xe có những đường gân nổi bật, cửa dạng cánh chim, hốc gió bên sườn cỡ lớn và cánh gió phía sau khổng lồ.
Khung gầm của Owl là dạng cấu trúc carbon monocoque được chế tạo từ sợi gia cường CFRP. Nhờ vậy, siêu xe Nhật có khối lượng khá thấp, chỉ khoảng 860 kg. Hãng siêu xe Nhật chỉ sản xuất 50 chiếc Owl với mức giá khoảng 3,5 triệu USD.
Bugatti trở thành thương hiệu con của Porsche Herbert Diess, giám đốc truyền thông của Volkswagen xác nhận rằng Bugatti sẽ được sản xuất bởi Porsche và hãng xe điện Rimac. Sau tuyên bố của giám đốc truyền thông Volkswagen, tập đoàn sẽ sáp nhập Bugatti vào phân nhánh của Porsche. Việc phát triển và sản xuất Bugatti sẽ do bộ phận nghiên cứu và phát triển của Porsche đảm nhiệm....