Hình ảnh rồng thiêng xuất hiện trong pháo hoa Đại lễ
Cùng với những màn pháo hoa, những cụm khói sáng kết thành hình ảnh rồng thiêng lơ lửng giữa làn ánh sáng dịu êm của Hồ Gươm trong đêm khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Tối qua (1/10), cùng với mọi nẻo đường Hà Nội, Hồ Gươm lung linh sắc màu và rộn rã với các hoạt động văn hóa nghệ thuật. Tại sân khấu đối diện với Tràng Tiền plaza là màn trình diễn hiphop của giới trẻ, chính giữa bưu điện thành phố là một màn hình lớn tường thuật trực tiếp các hoạt động quanh hồ, trên cầu Thê Húc là đêm hội áo dài, dưới tượng đài Lý Thái Tổ, phía sân khấu gần đài phun nước cũng có những chương trình ca múa nhạc….
19h, các tuyến phố hướng về Hồ Gươm lại đông nghẹt người, trên phố Đinh Tiên Hoàng, trục đường chính của ngày hội, chỉ dành cho người đi bộ nhưng luôn ở cảnh chen chúc.
Các tuyến đường hầu như không bị tắc, bởi &’đề phòng’ từ trước nên người đi chơi hội đã chọn các con đường rộng, hơi xa một chút nhưng &’an toàn’, hoặc gửi xe từ một khoảng cách xa rồi đi bộ vào trung tâm thành phố.
20h, những màn pháo hoa rực sáng trên Hồ Gươm, tiếp theo đó là pháo hoa phía tượng đài Lý Thái Tổ và cầu Thê Húc. Hàng vạn người có mặt tại đêm khai mạc reo hò thích thú, máy ảnh, máy điện thoại đua nhau chớp lấy những khoảnh khắc ý nghĩa này.
Đặc biệt, sau những màn pháo hoa lúc gần 21h, làn khói trắng đã hiển hiện nên hình ảnh hai rồng thiêng lơ lửng giữa mặt Hồ Gươm khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Chị Trần Minh Trang, nhà ở Bạch Mai cho biết: &’Gia đình tôi đi 6 người, 2 xe, để yên tâm thì gửi xe ở đường Trần Hưng Đạo, giá 40.000 đồng/xe. Giá đó thì đắt nhưng mình cũng chấp nhận thôi, chỉ có điều phải đi bộ từ rất xa mới lên đến Hồ Gươm. Lên chen chúc cũng vất vả nhưng 2 đứa con nhìn thấy pháo hoa thì thích lắm’.
Trong đêm khai mạc, khá nhiều bạn trẻ và em nhỏ đã bày tỏ niềm tự hào về một Hà Nội thanh bình mà linh thiêng của mình bằng những chiếc áo có biểu tượng của thành phố hoặc đeo những chiếc băng rôn nhỏ với dòng chữ I love Hà Nội.
22h, khi các hoạt động văn hóa nghệ thuật đã kết thúc, dòng người vẫn tiếp tục đổ về. 22h30, lượng người ra về khá đông trong khi hướng đi lên cũng không phải là ít. Tất cả, đều cố gắng, dù biết là sẽ vất vả, nhưng vẫn mong được chứng kiến vẻ đẹp của thành phố trong ngày lễ.
Hôm nay (2/10), trong khuôn khổ Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội, vào lúc 8h sẽ khai mạc Trưng bày hiện vật lịch sử 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại Trung tâm Hoàng thành Thăng Long, số 9 Hoàng Diệu và 19 Nguyễn Tri Phương, Ba Đình.
9h sẽ có lễ ra mắt tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến tại Thư viện Quốc gia, 31 Tràng Thi, Hoàn Kiếm. 14h công bố kết quả công trình nghiên cứu khoa học tổng quan về Hà Nội tại Nhà hát Lớn.
Buổi tối, lúc 20h: Biểu diễn các ca khúc chọn lọc mới chào mừng 1000 năm Thăng Long – Hà Nội tại sân khấu Vườn hoa đền Bà Kiệu, Hoàn Kiếm. Cùng thời điểm đó sẽ khai mạc Liên hoan Du lịch quốc tế Thăng Long – Hà Nội tại Khu du lịch Thiên đường Bảo Sơn, Hoài Đức.
Những hình ảnh trong đêm đầu tiên của Đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội:
Pháo hoa được bắn tại 3 điểm quanh khu vực Hồ Gươm
Video đang HOT
Hình ảnh rồng thiêng xuất hiện sau lượt bắn pháo hoa thứ 2 tại Hồ Gươm
Người dân Hà Nội rất thích thú với hình ảnh này
Màn trình diễn của ánh sáng càng khiến không khí xung quanh hồ trở nên sôi nổi
Tháp Rùa càng uy nghiêm hơn trong đêm linh thiêng
Pháo hoa từ phía tượng đài Lý Thái Tổ
Màn kết thúc muôn ngàn sắc hoa trên bầu trời Hà Nội
Trong đêm đầu tiên của 10 ngày Đại lễ, rất nhiều gia đình nhỏ nô nức đi chơi
Những chiếc băng rôn màu đỏ cùng quốc kỳ Việt Nam hiển hiện trên gương mặt các em nhỏ, các bạn xì tin như một cách thể hiện tình yêu đối với thành phố ngàn năm tuổi
Trong khi đó, Nhà hát Lớn thành phố cũng lung linh ngời sáng
22h, dòng người vẫn tấp nập ở trung tâm Thủ đô
Thủy Nguyên
Theo BĐVN
TPHCM rực rỡ mừng Đại lễ
Dù không phải là nơi diễn ra Đại lễ 1.000 năm Thăng Long nhưng trên các đường phố TPHCM những ngày này, đèn hoa, cờ, biểu ngữ, rồng thiêng Thăng Long cũng vô cùng rực rỡ; lòng người cũng vô cùng náo nức.
Dạo quanh các tuyến đường Lê Lợi, Đồng Khởi (quận 1) những chùm đèn với các màu chủ đạo là vàng, xanh và đỏ đã làm cho cả khu phố trở nên lộng lẫy. Những biểu tượng ông sao năm cánh nhấp nháy khiến người đi trên đường cảm thấy như đang ở trên một bầu trời đầy sao.
Trước tượng đài Bác, hình ảnh cờ Tổ quốc và cờ Đảng được làm từ các ánh đèn vàng và đỏ trang nghiêm và hoành tráng.
Chị Hoàng Thị Phụng, quê ở Bình Định vào thăm con đang học tại TPHCM tâm sự, lần nào vào đây tôi cũng ghé thăm tượng đài Bác nhưng đợt này tôi thấy khu vực tượng đài thật đẹp. Các bạn trẻ ai cũng thích ra đây vừa để dạo chơi vừa chụp hình kỷ niệm.
Không chỉ ngắm các chùm đèn với nhiều biểu tượng, nhiều bạn trẻ đã tìm đến khu triển lãm mang chủ đề 65 năm - Nam Bộ thành đồng trước Nhà hát lớn thành phố để tìm hiểu về một thời đã qua của người dân phương Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh đường phố TPHCM rực rỡ đón chào Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Băng rôn chào mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội
Biểu tượng ngôi sao năm cánh xen kẽ các chùm đèn chiếu sáng làm các tuyến đường rực rỡ
Các con đường Lê Lợi, Đồng Khởi... được trang trí đèn sao năm cánh rực rỡ
Các tòa nhà lớn cũng treo các khẩu hiệu chào mừng
Cờ Đảng rực sáng
Cổng trước của triển lãm mang chủ đề 65 năm Nam bộ thành đồng
Hình ảnh Bác Hồ đặt trang trọng tại Nhà bát lớn thành phố
Khu vực tượng đài Bác
Rồng thiêng biểu tượng 1000 năm Thăng Long trên đất TPHCM
Theo Dantri
Chuyện nữ sinh Hà thành phục vụ khách VIP Công việc chính của các bạn được ví như "sỹ quan liên lạc", tức tháp tùng các đoàn khách mời quốc tế đến tham dự các sự kiện trong dịp đại lễ. Cùng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Doãn Thị Phương Anh, Lớp Anh 5, Thương mại quốc tế K46 và Bùi Thị Hồng Nhung Anh 12 Kinh tế đối...