Hình ảnh Quảng Ninh ‘lột xác’ sau 6 thập kỷ
Phố mỏ thành đô thị xanh, khách đến Quảng Ninh không còn mất cả ngày trời trên những tuyến độc đạo mà bằng đường cao tốc, bằng du thuyền và những chuyến bay…
Tỉnh Quảng Ninh chính thức thành lập ngày 30/10/1963, khi Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa quyết định hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành một đơn vị hành chính mới. Danh xưng “Quảng Ninh” do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ý đặt với ý nghĩa “một vùng đất lớn an bình”. Vùng Mỏ đã có nhiều đổi thay ngoạn mục, sau 60 năm xây dựng và phát triển, sau 36 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, nhất là trong hơn 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Quốc lộ 18A từng là tuyến “độc đạo” xuyên tỉnh và cũng nối Quảng Ninh với thủ đô Hà Nội trong thập kỷ. Nhiều người ví Quảng Ninh tựa như “ốc đảo” bởi đường xa, nhiều đoạn nhỏ hẹp, xuống cấp, có khi phải “ăn dầm nằm dề” vài ngày nếu tắc đường… Năm 2018, đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng và cầu Bạch Đằng khánh thành, nối liền với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thời gian từ Hà Nội tới Hạ Long chỉ còn khoảng 1,5 giờ.
Bờ vịnh Cửa Lục, TP Hạ Long nay đã có Cảng tàu khách quốc tế, nơi đón những chuyến tàu biển hiện đại từ khắp thế giới (ảnh dưới). Giao thông là một trong những “chìa khóa” tạo đột phá của Quảng Ninh, không chỉ đường bộ mà cả hàng không, đường biển. Trong khoảng nửa thập kỷ gần đây, những bãi sú vẹt mênh mông ở Vân Đồn đã trở thành Cảng hàng không quốc tế, Cảng tàu khách Ao Tiên nối liền các tuyến đảo xa…
Cầu Ba Chẽ hồi thập niên 90 (ảnh trên). Đây là 1 trong những cây cầu trên quốc lộ 18A dẫn ra các huyện miền núi, biên giới miền đông Quảng Ninh. Năm 2022, đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái khánh thành, hoàn thành tuyến cao tốc xuyên tỉnh Quảng Ninh dài 176km, mở cơ hội phát triển mới cho khu vực miền đông còn nhiều tiềm năng này. Tuyến cao tốc Vân Đồn – Móng Cái có 32 cây cầu, trong đó, Vân Tiên (ảnh dưới) là cây cầu vượt biển dài nhất của tỉnh.
Hai đầu cầu Ka Long tại trung tâm huyện Hải Ninh năm 1995 và thành phố Móng Cái năm 2023. Sau “mở cửa”, đô thị vùng biên nơi “đặt nét bút đầu tiên vẽ nên hình chữ S” liên tục có những bước phát triển, tiếp tục khẳng định vị thế hiện nay là một trong những cầu nối trực tiếp và quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác với ASEAN và Đông Bắc Á, nằm trên tuyến hành lang kinh tế liên vùng và quốc tế gồm Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long – Cửa khẩu Móng Cái – Cửa khẩu Đông Hưng – TP Phòng Thành Cảng (Trung Quốc).
Video đang HOT
Huyện Bình Liêu năm 2023 (ảnh dưới) có diện mạo khang trang, hiện đại hơn nhưng vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, những nếp nhà của người Tày, Dao, Sán Chỉ giữa núi rừng Đông Bắc (ảnh trên). Các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa của Quảng Ninh đều đổi thay qua từng năm. Hết năm 2022, Quảng Ninh cơ bản hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, về đích sớm chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Thu nhập bình quân đầu người vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo đạt hơn 52 triệu đồng/năm (2021).
Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi Bài Thơ cho thấy sự thay đổi toàn diện của đô thị Hạ Long sau hơn 30 năm. Những xóm thợ dưới chân núi, những đường tàu tải than, nhà máy sàng tuyển… đều không còn, nhường chỗ cho những khu đô thị mới, cung đường bao biển xanh mát với tầm nhìn bao quát vịnh Hạ Long. Tuy vậy, những cái tên gắn liền với lịch sử phố mỏ vẫn không hề mất đi: Cột 3, Cột 5, Cột 8…
“Bên kia Bãi Cháy” hiện nay (ảnh dưới), khi những chuyến phà ngang nối hai bờ thành phố, những chiếc thuyền câu nhỏ của ngư dân lấm tấm trên mặt vịnh chỉ còn lại trong ký ức nhiều người. Ngoài cầu Bãi Cháy khánh thành năm 2006, hiện Hạ Long đã có thêm 2 cây cầu bắc qua vịnh Cửa Lục và sẽ tiếp tục có thêm những cây cầu mới, liên thông với các tuyến đường cao tốc, đường bao biển, vừa đáp ứng nhu cầu giao thông, vừa phục vụ phát triển du lịch.
Điều không thay đổi qua thời gian, đó là vẻ đẹp của vịnh Hạ Long – “kỳ quan đất dựng giữa trời cao”. Năm 1994 và 2000, UNESCO đã công nhận vịnh Hạ Long là Di sản Thiên nhiên Thế giới về các giá trị Cảnh quan và Địa chất địa mạo. Tuy vậy, những con thuyền gỗ, những cánh buồm nâu ngày nào đã được thay thế bằng tàu khách hiện đại, đẳng cấp. Giai đoạn thập niên 1990-2000, du lịch bùng nổ, lượng khách du lịch quốc tế đến Hạ Long – Quảng Ninh mỗi năm tăng lên 80%.
Hình ảnh bãi biển Bãi Cháy cuối những năm 1990 (ảnh trên) gợi kỷ niệm của nhiều người khi tới đây du lịch vào mùa hè. Hiện nay (ảnh dưới), không chỉ bãi tắm mà Khu du lịch Bãi Cháy cũng được mở rộng với dịch vụ đa dạng, từ vui chơi, giải trí đến nghỉ dưỡng, ẩm thực… Năm 2023, Quảng Ninh đặt mục tiêu đón 15 triệu lượt khách, gấp 30 lần so với lượng khách năm 1995 (500.000 người).
Cụm công trình Bảo tàng – Thư viện Quảng Ninh được xây mới với thiết kế độc đáo “viên ngọc đen”, tạo thành điểm đến văn hóa – du lịch hấp dẫn bên bờ vịnh Hạ Long. Những công trình phục vụ an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… liên tục mọc lên, góp phần hoàn thiện bức tranh KT-XH đồng bộ phục vụ cho người dân, du khách.
Mở đầu bộ sách Địa chí Quảng Ninh, Giáo sư Vũ Khiêu viết: “Quảng Ninh có thể coi là một trong những mảnh đất kỳ lạ của hành tinh, một sản phẩm có một không hai, vừa là của tạo hóa, vừa là của chính con người. Dưới khoảng trời xanh tĩnh lặng, những đảo đá vừa uy nghi, trầm mặc, vừa mộng mơ, lãng mạn là những di sản văn hóa vật chất và tinh thần từ cuộc sống hiện thực của biết bao thế hệ con người, miệt mài trong lao động, đấu tranh để vươn tới những gì tốt đẹp nhất. Tất cả cứ lắng đọng lại cùng thời gian, trầm tích trong những lớp đất đá, cỏ cây, trời mây, sóng nước, mỗi góc phó, con đường, xóm thôn, bến bãi… làm lay động lòng người”. Những nhận định đó tiếp tục được khẳng định, chứng minh với diện mạo của Vùng Than, vùng đất nơi địa đầu Đông Bắc hôm nay.
Du lịch: Đừng chỉ dựa vào các mùa lễ!
Một năm có một mùa hè, mấy ngày nghỉ Tết và vài dịp lễ là mùa làm ăn của ngành du lịch.
Trong khi du khách có 52 dịp cuối tuần, 365 ngày để du lịch và làm việc. Làm gì để tăng sức hút các mùa du lịch, vượt qua mùa vụ để lên chuyên nghiệp? Câu hỏi cũ vẫn chờ lời đáp mới.
Biểu diễn flyboard trên kênh Nhiêu Lộc trong Lễ hội sông nước TPHCM lần thứ nhất năm 2023.Ảnh: N.K
Kỳ nghỉ lễ 2-9 vừa qua, thiên đường du lịch Phú Quốc lặp lại "kịch bản" vắng khách như dịp lễ 30-4 và 1-5 trước đó. Lượng khách đến đảo ngọc giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với nhiều trọng điểm du lịch khác.
Lý giải tình trạng này, chính quyền các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cho rằng, do thời tiết không thuận lợi, đi lại khó khăn, chi phí di chuyển cao, do hết mùa hè, sắp vào mùa tựu trường.
Cùng dịp lễ Quốc khánh, các thành phố không phải là trọng điểm du lịch, như TPHCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu lại "bội thu" khi thu hút hơn 3 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt hơn 6.638 tỉ đồng.
Nếu chỉ dựa vào mùa vụ
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Chính vì vậy mà yếu tố theo mùa, sự khác biệt giữa những không gian, sự thay đổi khí hậu, thời tiết, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực độc đáo giữa các điểm đến tạo nên sức hút du khách. Nhiều nơi còn tạo ra các lễ hội văn hóa, ẩm thực hay các sự kiện đông người, thi đấu thể thao để thu hút du khách và thành công hoặc phát triển du lịch tâm linh, thu hút khách hành hương, chiêm bái, tạo ra mùa du lịch.
Nhưng khai thác yếu tố mùa vụ, sự kiện, lễ hội để tạo ra không gian du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc thù khác hẳn với phụ thuộc vào mùa vụ. Nếu du lịch chỉ dựa vào mùa vụ, thì thời gian bị cắt khúc, không gian bị bó hẹp, phụ thuộc thời tiết và dễ nhàm chán.
Các nước có ngành du lịch phát triển, bên cạnh khai thác tính mùa vụ của du lịch, họ luôn chủ động tạo ra các sản phẩm du lịch không phụ thuộc mùa vụ mà ngày nào trong năm du khách đều có thể hưởng thụ, có những điểm nhấn cuối tuần, chứ không phụ thuộc vào các ngày lễ. Các sản phẩm du lịch hấp dẫn được đầu tư không phụ thuộc mùa vụ du lịch sẽ góp phần tăng thời gian du lịch trong năm, co giãn các áp lực tập trung đông người.
Du lịch cũng không hẳn là đi chơi mà còn là công việc của du khách. Vì vậy mà nhiều nơi đã đầu tư phát triển sản phẩm du lịch MICE (Meeting-Incentive-Conference-Exhibition) kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng và sự kiện. Trong khi loại hình du lịch này còn rất yếu kém ở hầu hết các địa phương. Nhiều hãng du lịch than phiền, khó tổ chức những tour dịch lịch quy mô lớn dù thiếu cơ sở vật chất hay không gian ngoài trời, phụ thuộc yếu tố mùa vụ du lịch.
Nghệ thuật tích hợp du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, các bên liên quan (stakeholders) theo không gian, thời gian. Nên hoạch định chính sách phát triển du lịch, kinh doanh du lịch là một nghệ thuật tích hợp. Làm gì để du lịch thoát khỏi ăn xổi, ở thì, sức ì dựa vào mùa vụ? Làm gì để du lịch thực sự là ngành kinh tế tổng hợp, trở thành gói du lịch tích hợp đa giá trị kinh tế, văn hóa, môi trường? Bài toán cũ vẫn chưa có lời giải mới.
Chuỗi giá trị du lịch không thể "gói" trong không gian hành chính của một tỉnh do tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao của nó. Việc liên kết vùng phát triển du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối, lợi thế so sánh và bổ khuyết cho nhau giữa các địa phương về tài nguyên du lịch, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch; tăng cường năng lực cạnh tranh không chỉ đối với du lịch toàn vùng mà còn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến địa bàn liên kết nói chung với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng chủ thể liên kết nói riêng.
Cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết không gian du lịch, sản phẩm du lịch an toàn cần sự hợp tác, chia sẻ, khai thác hiệu quả hơn tài nguyên du lịch của từng địa phương mang lại hiệu quả tốt hơn, an toàn hơn. Thay đổi cách làm để du lịch hấp dẫn hơn bằng làm mới sản phẩm du lịch, các tour, tuyến, điểm đến hấp dẫn, nhưng lâu dài là tập trung tháo điểm nghẽn hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, chứ không chỉ dựa vào tính mùa vụ, hay khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên mà thiếu sự đầu tư, tôn tạo và phát huy tương xứng.
Trở lại câu chuyện của Phú Quốc và các địa phương thất thu "mùa du lịch" lễ Quốc khánh vừa qua. Thay vì đổ lỗi cho ông trời, thời tiết, giá vé máy bao cao, thì chính quyền, cơ quan quản lý và người làm du lịch phải thật sự cầu thị, lắng nghe để làm mới mình, tạo sự khác biệt. Cần thay chiếc áo mới và gương mặt mới, tấm lòng hiếu khách hơn là tự xưng đẳng cấp. Cần dọn rác du lịch chặt chém, ăn xổi ở thì bằng các sản phẩm du lịch có chất lượng. Thoát du lịch mùa vụ, xây dựng ngành du lịch mưu cầu văn hóa tận tâm, thân thiện. Khách không bỏ Phú Quốc vì giá cao hơn nơi khác, mà vì chưa xứng đồng tiền, bát gạo. Phú Quốc hãy nhìn lợi thế so sánh để cạnh tranh với Pattaya, Phuket, Bali, Kualar Lumpur, Singapore... để lập trình lại "hệ điều hành mới". Cần một chiến dịch quảng bá ra quốc tế một cách bài bản, giúp ngành du lịch của hòn đảo này hồi phục thực sự.
Nhìn rộng ra, ngành du lịch cần sớm ứng dụng công nghệ, phân tích dữ liệu để tìm hiểu sâu về thị hiếu, tâm lý, sở thích du khách. Hiểu khách, nắm được thị hiếu của khách là cơ sở quan trọng để chủ động tung ra các sản phẩm mới, phù hợp mà không cần chờ mùa vụ, phục vụ tốt nhất trải nghiệm của du khách, tăng tỷ lệ khách trở lại vùng này trên những cung đường giao thông rộng mở.
(*) Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL
Ngắm biển xanh, cát trắng và vẻ đẹp nguyên sơ ở huyện đảo đẹp bậc nhất Việt Nam Cô Tô (Quảng Ninh) là một trong 12 huyện đảo đẹp nhất Việt Nam, nơi đây có những bãi biển dài, cát trắng mịn, nước biển xanh ngắt và không khí trong lành. Huyện đảo Cô Tô nằm ở phía đông của tỉnh Quảng Ninh, cách đất liền khoảng 60 km về phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ. Cô Tô có khoảng 74...